550 câu hỏi trắc nghiệm Thương mại quốc tế
tracnghiem.net chia sẻ 550 câu trắc nghiệm Thương mại quốc tế có đáp án đi kèm dành cho các bạn sinh viên khối ngành Thương mại, giúp các bạn có thêm tư liệu tham khảo, ôn tập và hệ thống kiến thức chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ câu hỏi bao gồm các vấn đề liên quan về thương mại như: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, marketing quốc tế, quản trị tài chính quốc tế... Để việc ôn tập trở nên dễ dàng hơn, các bạn có thể ôn tập theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Ngoài ra còn có mục "Thi thử" giúp các bạn có thể hệ thống được tất cả các kiến thức đã được ôn tập trước đó. Nhanh tay cùng nhau tham khảo bộ trắc nghiệm "Siêu Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong các chủ thể sau, đâu là chủ thể kinh tế quốc tế?
A. Hàn Quốc
B. Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân
C. Tập đoàn Microsoft
D. Cả A và C
-
Câu 2:
Quan hệ kinh tế quốc tế chịu sự điều tiết của?
A. Các quy luật kinh tế
B. Sự chuyển đổi giữa các loại đồng tiền
C. Kim ngạch xuất nhập khẩu
D. Cả A và C
-
Câu 3:
Thương mại quốc tế bao gồm?
A. Xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình và vô hình
B. Gia công quốc tế và xuất khẩu tại chỗ
C. Tái xuất khẩu và chuyển khẩu
D. Tất cả các hoạt động trên
-
Câu 4:
Hai xu hướng cơ bản trong chính sách thương mại quốc tế là?
A. Tự do hoá thương mại và tăng cường nhập khẩu hàng hoá
B. Bảo hộ mậu dịch và tăng cường xuất khẩu hàng hoá
C. Tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch
D. Tất cả các yếu tố trên
-
Câu 5:
Thuế quan nhập khẩu làm cho?
A. Tăng giá nội địa của hàng nhập khẩu
B. Tăng mức tiêu dùng trong nước
C. Giảm giá nội địa của hàng nhập khẩu
D. Cả A và B
-
Câu 6:
Đầu tư quốc tế là một hình thức di chuyển quốc tế về?
A. Tiền
B. Sức lao động quốc tế
C. Tư bản
D. Tất cả các yếu tố trên
-
Câu 7:
FDI vào Việt Nam góp phần?
A. Bổ sung nguồn vốn trong nước
B. Tiếp nhận công nghệ tiên tiến
C. Khai thác có hiệu quả những lợi thế của đất nước về tài nguyên, môi trường
D. Tất cả các yếu tố trên
-
Câu 8:
Đối với nước xuất khẩu vốn, đầu tư quốc tế góp phần?
A. Giải quyết khó khăn về mặt kinh tế
B. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; Bành trướng sức mạnh về kinh tế
C. Xây dựng thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định
D. Cả A và C
-
Câu 9:
Nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế?
A. Chế độ nước ưu đãi nhất
B. Ngang bằng dân tộc
C. Tương hỗ
D. Tất cả các nguyên tắc trên
-
Câu 10:
Tỉ giá một đồng tiền tăng lên ngay cả khi sức mua của nó giảm sút vì tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào?
A. Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia; Mức chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia
B. Mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân giữa các nước
C. Những kỳ vọng về tỷ giá hối đoái
D. Không đáp án nào đúng
-
Câu 11:
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng hối đoái?
A. Do chiến tranh thế giới thứ nhất
B. Do khủng hoảng kinh tế thế giới
C. Do nước Anh không còn đủ khả năng kiểm soát dòng vận động của các nguồn vốn ngắn hạn
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 12:
Sự thay đổi vào dao động thường xuyên của tỉ giá hối đoái gây rủi ro với?
A. Chỉ các nhà xuất nhập khẩu
B. Các ngân hàng
C. Các nhà đầu tư; Các cá nhân
D. Tất cả các câu trên
-
Câu 13:
Loại nghiệp vụ ngoại hối phối hợp giũa hai nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao dịch ngay có kỳ hạn là?
A. Nghiệp vụ ngoại hối
B. Nghiệp vụ ngoại hối giao sau
C. Nghiệp vụ ngoại hối có quyền chọn
D. Cả 3 nghiệp vụ trên
-
Câu 14:
Tỷ giá hối đoái giảm giữa đồng Việt Nam và USD khi?
A. Người Việt Nam thích hàng nhập khẩu từ Mỹ hơn
B. Người Mỹ thích hàng nhập khẩu từ Việt Nam hơn; Thu nhập quốc dân của Mỹ tăng so với người Việt Nam
C. Lãi suất của Việt Nam giảm, lãi suất Mỹ tăng
D. Cả A và C
-
Câu 15:
Các nước đang phát triển nên sử dụng chế độ tỉ giá?
A. Tỷ giá hối đoái thả nổi tự do
B. Tỷ giá hối đoái cố định
C. Tỷ giá thả nổi có quản lý
D. Kết hợp các chế độ tỷ giá trên giữa đồng Việt Nam và USD
-
Câu 16:
Để duy trì mức tỷ giá hối đoái cố định thấp hơn mức tỷ giá cân bằng?
A. NHNN phải bán ra một lượng ngoại tệ thiếu hụt tương ứng mỗi ngày
B. NHNN phải mua vào 1 lượng ngoại tệ thiếu hụt tương ứng mỗi ngày
C. Nhà nước mở rộng hạn ngạch cho hàng nhập khẩu từ Mỹ
D. Cả A và C
-
Câu 17:
Dựa trên sự chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối để thu hút lợi nhuận là?
A. Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá
B. Hoạt động đầu cơ ngoại hối
C. Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối có kỳ hạn
D. Nghiệp vụ hoán đổi
-
Câu 18:
Lạm phát của Việt Nam tăng so với Mỹ đồng thời tốc độ tăng trưởng của Việt Nam cũng tăng so với Mỹ làm?
A. Tỷ giá giữa hai đồng tiền tăng
B. Tỷ giá giữa hai đồng tiền giảm
C. Tỷ giá giữa hai đồng tiền không thay đổi
D. Không xác định được vì còn tuỳ mức độ tăng lạm phát và tăng trưởng của Việt Nam so với Mỹ
-
Câu 19:
Các biện pháp của chính phủ nhằm giảm giá hàng hoá?
A. Mở rộng hạn ngạch
B. Giảm thuế nhập khẩu
C. Tăng tỉ giá hối đoái
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 20:
Hạn ngạch có tác hại nhiều hơn thuế vì?
A. Hạn ngạch không đem lại nguồn thu cho ngân sách
B. Hạn ngạch mang tính chất cứng nhắc
C. Hạn ngạch cho biết trước số lượng hàng nhập khẩu
D. Hạn ngạch có thể biến nhà sản xuất trong nước thành một nhà độc quyền
-
Câu 21:
Hạn chế xuất khẩu là hàng rào mậu dịch phi thuế quan vì?
A. Hạn chế xuất khẩu các nguồn tài nguyên trong nước
B. Tăng lượng cung hàng trong nước mà không cần nhập khẩu
C. Là biện pháp quốc gia xuất khẩu hạn chế lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách tự nguyện
D. Cả A và C
-
Câu 22:
Nước ngoài quyết định trợ cấp xuất khẩu cho mặt hàng D thì?
A. Giá mặt hàng D trong nước tăng lên
B. Nước nhập khẩu mặt hàng D được hường mức giá thấp hơn giá trị thực của hàng D
C. Nhà sản xuất thu lợi từ chính phần trợ cấp của nước ngoài
D. Cả 3 điều trên
-
Câu 23:
Các xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới?
A. Khu vực hoá- toàn cầu hoá
B. Sự bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ
C. Sự phát triển của vòng cung Châu Á-Thái Bình Dương
D. Cả 3 điều trên
-
Câu 24:
Sự thành công của lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith là?
A. Trong trao đổi quốc tế trên cơ sở lợi thế tuyệt đối sẽ làm cho tổng sản phẩm thế giới tăng lên và các nguồn lực được sử dụng một cách có hiệu quả
B. Lý thuyết giải thích được nếu một quốc gia bị bất lợi trong việc sản xuất cả hai mặt hàng thì không nên tham gia vào thương mại quốc tế
C. Những ngành có lợi thế trong trao đổi thương mại quốc tế sẽ có xu hướng được tăng cường mở rộng và ngược lại
D. Cả A và C
-
Câu 25:
Cả thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu đều sẽ?
A. Làm giảm “lượng cầu quá mức” đối với hàng có thể nhập khẩu và giảm” lượng cung quá mức” trong nước đối với hàng có thể xuất khẩu
B. Làm tăng “lượng cầu quá mức” đối với hàng có thể nhập khẩu và tăng” lượng cung quá mức” trong nước đối với hàng có thể xuất khẩu
C. Làm giảm “lượng cung quá mức” đối với hàng có thể nhập khẩu và tăng” lượng cung quá mức”trong nước đối với hàng có thể xuất khẩu
D. Tất cả đều sai