550 câu hỏi trắc nghiệm Thương mại quốc tế
tracnghiem.net chia sẻ 550 câu trắc nghiệm Thương mại quốc tế có đáp án đi kèm dành cho các bạn sinh viên khối ngành Thương mại, giúp các bạn có thêm tư liệu tham khảo, ôn tập và hệ thống kiến thức chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ câu hỏi bao gồm các vấn đề liên quan về thương mại như: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, marketing quốc tế, quản trị tài chính quốc tế... Để việc ôn tập trở nên dễ dàng hơn, các bạn có thể ôn tập theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Ngoài ra còn có mục "Thi thử" giúp các bạn có thể hệ thống được tất cả các kiến thức đã được ôn tập trước đó. Nhanh tay cùng nhau tham khảo bộ trắc nghiệm "Siêu Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Từ đầu thập niên 1990s toàn cầu hóa phát triển với tốc độ nhanh. Động lực chính của toàn cầu hóa trong thời đại ngày nay là:
A. Sự phát triển của kinh tế tri thức
B. Sự sụt giảm mạnh chi phí thông tin liên lạc
C. Sự sụt giảm mạnh chi phí sản xuất
D. Sự sụt giảm mạnh chi phí lưu thông phân phối hàng hóa
-
Câu 2:
Nội dung kinh tế của toàn cầu hóa có hai mặt toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa sản xuất:
A. Tự do hóa tài chính và đầu tư tạo nên làn sóng toàn cầu hóa sản xuất; điều đó tất yếu dẫn đến làn sóng toàn cầu hóa thị trường (trong môi trường tự do hóa thương mại)
B. Tự do hóa thương mại tạo nên làn sóng toàn cầu hóa thị trường; điều đó tất yếu dẫn đến làn sóng toàn cầu hóa sản xuất (trong môi trường tự do hóa tài chính và đầu tư)
C. Các làn sóng toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa sản xuất diễn ra đồng thời với nhau
D. Toàn cầu hóa tài chính dẫn đến toàn cầu hóa đầu tư
-
Câu 3:
Khu vực hóa là xu hướng hợp tác nhằm thuận lợi hóa môi trường kinh tế trong phạm vi hẹp hơn so với toàn cầu hóa. Nó rộ lên trong giai đoạn toàn cầu hóa bị gián đoạn và nay vẫn phát triển mạnh, do:
A. Các hình thức hợp tác khu vực phát triển hợp lý hơn, không còn mâu thuẫn với toàn cầu hóa
B. Các hình thức hợp tác khu vực phát triển hợp lý hơn, có thể thay thế từng phần cho toàn cầu hóa
C. Các hình thức hợp tác khu vực phát triển hợp lý hơn, là sự bổ sung cho toàn cầu hóa
D. Các hình thức hợp tác khu vực phát triển hợp lý hơn, có thể thay thế từng phần cho toàn cầu hóa
-
Câu 4:
Trong thực tế, khu vực hóa được chấp nhận tồn tại đan xen với toàn cầu hóa (WTO coi các hiệp định thương mại khu vực như là một ngoại lệ đặc biệt tại Điều 24, Hiệp định GATT 1994) bởi vì:
A. Các tổ chức thương mại khu vực được coi là thành phần của WTO
B. Khu vực hóa giúp các quốc gia đang và kém phát triển tiếp cận toàn cầu hóa vững chắc hơn
C. Khu vực hóa góp phần khắc phục nhược điểm của toàn cầu hóa
D. Các hình thức hợp tác khu vực hợp lý hơn, có thể thay cho toàn cầu hóa
-
Câu 5:
Cách thức điều hòa mâu thuẫn giữa khu vực hóa với toàn cầu hóa:
A. Các quốc gia nên theo đuổi mục tiêu toàn cầu hóa , sau đó mới tham gia vào khu vực hóa và thực hiện cải cách, minh bạch hóa chính sách thương mại và đầu tư theo các chuẩn mực quốc tế
B. Đẩy mạnh cải cách kinh tế, kết hợp thực hiện minh bạch hóa chính sách thương mại và đầu tư theo các chuẩn mực quốc tế
C. Các quốc gia nên tập trung vào mục tiêu của khu vực hóa, sau đó mới tham gia vào toàn cầu hóa, minh bạch hóa chính sách thương mại và đầu tư theo các chuẩn mực quốc tế
D. Các quốc gia nên theo đuổi song song các mục tiêu của khu vực hóa và toàn cầu hóa, đẩy mạnh cải cách, minh bạch hóa chính sách thương mại và đầu tư theo các chuẩn mực quốc tế
-
Câu 6:
Hình thức liên minh thuế quan có những đặc điểm như sau:
A. Hàng rào thuế quan nội bộ rất thấp; hàng rào thuế quan thống nhất để áp dụng với bên ngoài liên minh cao hơn rất nhiều
B. Hàng rào mậu dịch nội bộ rất thấp; hàng rào thuế quan thống nhất để áp dụng với bên ngoài liên minh cao hơn rất nhiều
C. Hàng rào thuế quan nội bộ rất thấp; hàng rào mậu dịch thống nhất để áp dụng với các nước bên ngoài liên minh cao hơn rất nhiều
D. Hàng rào mậu dịch nội bộ rất thấp; hàng rào mậu dịch thống nhất để áp dụng với các nước bên ngoài liên minh cao hơn rất nhiều
-
Câu 7:
Hình thức khu mậu dịch tự do (Free Trade Area – F.T.A) có những đặc điểm như sau:
A. Hàng rào mậu dịch nội bộ rất thấp; hàng rào thuế quan thống nhất để áp dụng với các nước ngoài khu vực cao hơn rất nhiều
B. Hàng rào thuế quan nội bộ rất thấp; hàng rào thuế quan thống nhất để áp dụng với các nước ngoài khu vực cao hơn rất nhiều
C. Hàng rào mậu dịch nội bộ rất thấp; các thành viên được giữ độc lập chính sách thương mại đối với bên ngoài khu vực
D. Hàng rào thuế quan nội bộ rất thấp; các thành viên không cần thống nhất hàng rào thuế quan áp dụng với các nước ngoài khu vực
-
Câu 8:
Hiệp định thương mại đa phương (Multilateral Trade Agreement – MTA) có nội dung hợp tác chủ yếu là:
A. Giảm thuế quan và kiểm soát, loại trừ các hàng rào thuế quan trên phạm vi toàn cầu
B. Khai thông môi trường thương mại toàn cầu, có đề cập đến quan hệ đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
C. Phối hợp kiểm soát các quan hệ thương mại và đầu tư toàn cầu
D. Phối hợp kiểm soát các quan hệ thương mại, đầu tư và tài chính toàn cầu
-
Câu 9:
Bên cạnh Đại hội đồng còn có hai cơ quan quan trọng khác do Đại hội đồng cử ra để điều chỉnh và duy trì luật chơi công bằng trong hệ thống WTO, đó là:
A. Cơ quan xét xử và cơ quan phúc thẩm
B. Cơ quan xét xử và cơ quan rà soát chính sách thương mại
C. Cơ quan giải quyết tranh chấp và Cơ quan rà soát chính sách thương mại
D. Cơ quan phúc thẩm và cơ quan rà soát chính sách thương mại
-
Câu 10:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hàng chuyển khẩu:
A. Phải làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu
B. Không phải làm thủ tục hải quan
C. Phải làm thủ tục nhập, không phải làm thủ tục xuất khẩu
D. Phải làm thủ tục xuất, không phải làm thủ tục nhập khẩu
-
Câu 11:
Cặp qui chế không phân biệt đối xử (MFN, NT) chưa mang lại bình đẳng thực sự, bởi vì:
A. Cặp qui chế MFN – NT mới chỉ tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng về mặt giá cả, chưa bao hàm sự bình đẳng trong cạnh tranh về chất lượng sản phẩm
B. Cặp qui chế MFN – NT được vận dụng như nhau cho 2 quốc gia chưa ngang nhau về trình độ công nghiệp hóa và năng lực cạnh tranh
C. Các thành viên cũ vẫn phân biệt đối sử với các thành viên mới
D. WTO vẫn công nhận các thỏa thuận khu vực
-
Câu 12:
Sau khi gia nhập WTO năm 2007, thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam là:
A. Doanh nghiệp nội địa (đa số có qui mô vừa và nhỏ) yếu thế trong cuộc cạnh tranh quốc tế ngay trên “sân nhà”
B. Lệ thuộc kinh tế vào các cường quốc, mất dần tự chủ về chính trị
C. Doanh nghiệp nội địa không giữ được nhân tài trước sức hút mạnh của khu vực đầu tư nước ngoài
D. Giảm thuế nhập khẩu dẫn đến giảm mạnh nguồn thu ngân sách nhà nước
-
Câu 13:
Sự trả đũa thuế quan sẽ dẫn tới:
A. Thúc đẩy mậu dịch quốc tế phát triển
B. Triệt tiêu mậu dịch quốc tế
C. Làm tăng tổng phúc lợi của nước lớn
D. Làm tăng tổng phúc lợi cho nước nhỏ
-
Câu 14:
Một trong các điều kiện để hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan theo CEPT là:
A. Các sản phẩm phải có hàm lượng ít nhất 20% do ASEAN gia công, chế tạo
B. Các sản phẩm phải có hàm lượng ít nhất 30% do ASEAN gia công, chế tạo
C. Các sản phẩm phải có hàm lượng ít nhất 35% do ASEAN gia công, chế tạo
D. Các sản phẩm phải có hàm lượng ít nhất 40% do ASEAN gia công, chế tạo
-
Câu 15:
Tác hại lớn nhất của chính sách bảo hộ mậu dịch đối với các quốc gia đang phát triển là:
A. Môi trường thương mai quốc tế kém thuận lợi, khó thực hiện lợi thế so sánh
B. Các doanh nghiệp được bảo hộ kỹ sẽ phản ứng trì trệ với vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh
C. Người tiêu dung chịu nhiều thiệt hại, lẩn quẩn trong vòng nghèo đói
D. Tăng trưởng kinh tế kém bền vững, phúc lợi quốc gia ngày càng giảm
-
Câu 16:
Mức thuế trần của các mặt hàng nhất định mà một quốc gia cam kết với các thành viên khác trong cùng một tổ chức thương mại quốc tế (ví dụ WTO) là mức tối đa về thuế suất nhập khẩu các mặt hàng đó:
A. Về sau chỉ được áp dụng từ mức cam kết trở xuống
B. Về sau chỉ được áp dụng từ mức cam kết trở xuống, nhưng có thể thương lượng lại để nâng lên
C. Về sau phải áp dụng đúng mức đã cam kết
D. Về sau phải áp dụng đúng mức đã cam kết, nhưng có thể thương lượng lại để nâng lên
-
Câu 17:
Nhiệm vụ cơ bản của chính sách đầu tư quốc tế là điều chỉnh các dòng chảy đầu tư vào và ra khỏi biên giới quốc gia phù hợp với chính sách kinh tế mở, nhằm:
A. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực kinh tế quốc tế phục vụ phát triển kinh tế trong nước
B. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia
C. Tự do hóa tài khoản vốn
D. Thích nghi với làn sóng toàn cầu hóa sản xuất
-
Câu 18:
Tác dụng cơ bản nhất của đầu tư quốc tế đối với việc phát triển thương mại quốc tế là:
A. Tạo điều kiện mở rộng thị trường thế giới mạnh mẽ
B. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của tất cả các quốc gia có liên quan
C. Nâng cao khả năng cạnh tranh của tất cả các doanh nghiệp có liên quan
D. Nâng cao khả năng cạnh tranh của tất cả các quốc gia có liên quan
-
Câu 19:
Hình thức Liên minh thuế quan (Custom Union) trong hợp tác khu vực thường dẫn tới sự chuyển hướng mậu dịch. Nguyên nhân cơ bản là do:
A. Thuế quan áp dụng cho các nước trong liên hiệp thấp hơn rất nhiều so với các nước bên ngoài
B. Mặt hàng nào giữa các thành viên có thể cung cấp cho nhau thì cấm nhập khẩu từ bên ngoài
C. Các nước thành viên được độc lập, tự chủ trong việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan với các nước ngoài khu vực
D. Các nước thành viên được áp dụng chính sách sản xuất thay thế nhập khẩu
-
Câu 20:
Công cụ thực hiện AFTA (ASEAN Free Trade Area) là Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff – CEPT) được ký kết năm 1992, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1993, nhằm đạt đến mực tiêu:
A. Loại bỏ hết hàng rào mậu dịch sau lộ trình 15 năm
B. Giảm thuế suất còn 5% và loại bỏ toàn bộ các biện pháp phi thuế quan sau lộ trình 10 năm
C. Giảm thuế suất còn từ 0 – 5% và loại bỏ toàn bộ các biện pháp phi thuế quan sau lộ trình 10 năm
D. Giảm thuế suất còn từ 0 – 5% và loại bỏ toàn bộ các biện pháp phi thuế quan sau lộ trình 10 năm kể từ khi bắt đầu thực hiện AFTA của từng thành viên
-
Câu 21:
Tổ chức thương mại đa phương tiêu biểu trên thế giới trong hơn nửa thế kỷ qua là hệ thống GATT/WTO, so với các tổ chức liên minh khu vực thì:
A. Quan hệ hợp tác lỏng lẻo và kém hiệu quả hơn
B. Quan hệ hợp tác chặt chẽ và hiệu quả hơn
C. Nội dung hợp tác ít hơn, nhưng không gian hợp tác bao trùm toàn cầu, tập hợp hầu hết các nền kinh tế lớn nhất thế giới, nên tính chất phức tạp cao hơn hẳn
D. Nội dung hợp tác quan trọng không kém, lại tập hợp tất cả các nền kinh tế lớn nhất thế giới, nên tính chất phức tạp cao hơn hẳn
-
Câu 22:
Hiệp định nào được áp dụng trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN?
A. Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
B. Hiệp định về Cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung
C. Hiệp định về Xóa bỏ hàng rào phi thuế có hiệu lực chung
D. Hiệp định chung về Mậu dịch và Thuế quan
-
Câu 23:
Tính chất quan hệ tương hỗ (Reciprocity) của cặp qui chế MFN và NT có nghĩa là:
A. Quan hệ hai chiều, bên nhận ưu đãi có nghĩa vụ cấp ưu đãi tương đương trở lại cho bên kia
B. Quan hệ hai chiều, bên nhận ưu đãi có nghĩa vụ cấp ưu đãi tương thích trở lại cho bên kia
C. Quan hệ hai chiều, bên nhận ưu đãi MFN có nghĩa vụ cấp ưu đãi NT trở lại cho bên kia, và ngược lại
D. Quan hệ hai chiều, bên nhận ưu dãi NT có nghĩa vụ cấp ưu đãi MFN trở lại cho bên kia, và ngược lại
-
Câu 24:
Hạn ngạch (Quota) hàng hóa mà chính phủ cho phép các doanh nghiệp xuất hay nhập khẩu một loại hàng hóa nhất định trong một năm là chỉ tiêu giới hạn trên:
A. Bắt buộc phải thực hiện dưới mức đó
B. Không được phép xuất hay nhập khẩu nhiều hơn mức đó
C. Vẫn được phép xuất hay nhập khẩu nhiều hơn nhưng phải nộp thuế nhiều hơn
D. Vẫn được phép xuất hay nhập khẩu nhiều hơn nhưng phải nộp thuế nhiều hơn trên số lượng vượt giới hạn
-
Câu 25:
Quy định hàm lượng nội địa của sản phẩm (Local Content Requirements) có thể được áp dụng để:
A. Buộc các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường sử dụng nguyên liệu, linh kiện chế tạo tại địa phương
B. Hạn chế mức bán hàng của nước ngoài vào thị trường nội địa
C. Buộc các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường sử dụng nguyên liệu, linh kiện chế tạo tại địa phương; Hạn chế mức bán hàng của nước ngoài vào thị trường nội địa
D. Khuyến khích bán hàng vào thị trường nội địa