550 câu hỏi trắc nghiệm Thương mại quốc tế
tracnghiem.net chia sẻ 550 câu trắc nghiệm Thương mại quốc tế có đáp án đi kèm dành cho các bạn sinh viên khối ngành Thương mại, giúp các bạn có thêm tư liệu tham khảo, ôn tập và hệ thống kiến thức chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ câu hỏi bao gồm các vấn đề liên quan về thương mại như: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, marketing quốc tế, quản trị tài chính quốc tế... Để việc ôn tập trở nên dễ dàng hơn, các bạn có thể ôn tập theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Ngoài ra còn có mục "Thi thử" giúp các bạn có thể hệ thống được tất cả các kiến thức đã được ôn tập trước đó. Nhanh tay cùng nhau tham khảo bộ trắc nghiệm "Siêu Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo Luật TMQT, WTO là gì và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ra sao?
A. Là tổ chức quốc tế được thành lập năm 1970 để nhất thể hoá pháp luật thương mại quốc tế; Không trực tiếp giải quyết tranh chấp mà đưa ra các công cụ, phương thức cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp theo Luật lệ của WTO
B. Là tổ chức thương mại thế giới; Được thành lập theo Hiệp định Marrakesh năm 1994; Giải quyết mọi tranh chấp giữa các thành viên WTO phát sinh từ các Hiệp định của WTO theo Luật lệ của WTO
C. Là một trung tâm quốc tế được thành lập theo Quyết định của Liên hợp quốc năm 1970; Không trực tiếp giải quyết tranh chấp mà đưa ra các công cụ, phương thức cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp theo Luật lệ của WTO
D. Là tổ chức thương mại thế giới; Được thành lập theo Hiệp định Marrakesh năm 2000; Giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế được các thành viên WTO lựa chọn gửi đến
-
Câu 2:
Theo Luật TMQT, UNCITRAL là gì và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ra sao?
A. Là Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế được thành lập năm 1966 để tiếp tục hài hòa hóa và nhất thể hóa tiến bộ pháp luật thương mại quốc tế; Không trực tiếp giải quyết tranh chấp mà đưa ra các công cụ, phương thức cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp theo Luật lệ của UNCITRAL
B. Là một thiết chế độc lập của Liên hợp quốc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế; Được thành lập theo Công ước UNCITRAL năm 1965; Trực tiếp giải quyết tranh chấp theo Luật lệ của UNCITRAL
C. Là môt trung tâm quốc tế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế được thành lập theo Quy định của Liên hợp quốc năm 1970; Không trực tiếp giải quyết tranh chấp mà đưa ra các công cụ, phương thức cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp theo Luật lệ của UNCITRAL
D. Là một tổ chức quốc tế liên quốc gia giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế; Được thành lập theo Công ước năm 1965; Trực tiếp giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế theo Luật lệ của UNCITRAL
-
Câu 3:
Theo Luật TMQT, ICSID là gì và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ra sao?
A. Là một thiết chế quốc tế độc lập giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế; Được thành lập theo Công ước ICSID năm 1965; Trực tiếp giải quyết tranh chấp mà theo Luật lệ của ICSID
B. Là một trung tâm quốc tế giải quyết tranh chấp đầu tư được thành lập theo Công ước ICSID năm 1965; Không chỉ trực tiếp giải quyết tranh chấp mà đưa ra các công cụ, phương thức cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp theo Luật lệ của ICSID
C. Là một tổ chức quốc tế liên quốc gia giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế; Được thành lập theo Công ước ICSID năm 1965; Trực tiếp giải quyết tranh chấp theo Luật lệ ICSID
D. Là một thiết chế quốc tế độc lập giải quyết tranh chấp đầu tư của Tập đoàn Ngân hàng thế giới; Được thành lập theo Công ước ICSID năm 1965; Khoogn trực tiếp giải quyết tranh chấp mà đưa ra các công cụ, phương thức cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp theo Luật lệ của ICSID
-
Câu 4:
Theo luật TMQT, phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài quốc tế được thực hiện trên cơ sở pháp lý nào?
A. Thỏa thuận trọng tài hợp pháp giữa các bên tranh chấp, Các điều ước quốc tế liên quan; Luật lệ về giải quyết tranh chấp của các quốc gia liên quan; Các hợp đồng thương mại quốc tế liên quan có quy định chọn cơ chế này
B. Các điều ước quốc tế liên quan; Luật lệ của các quốc gia liên quan cho phép chọn cơ chế này; Các hợp đồng thương mại quốc tế liên quan có quy định về vấn đề này
C. Thỏa thuận trọng tài hợp pháp giữa các bên tranh chấp, Luật lệ của các tổ chức quốc tế có quy định cụ thể chọn cơ chế này; Luật lệ của các quốc gia liên quan; Các hợp đồng thương mại quốc tế liên quan có quy định về vấn đề này
D. Các điều ước quốc tế liên quan; Luật lệ giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của các tổ chức quốc tế liên quan; Các hợp đồng thương mại quốc tế liên quan có quy định về vấn đề này.
-
Câu 5:
Trong luật TMQT, phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án quốc gia được thực hiện trên cơ sở pháp lý nào?
A. Các điều ước quốc tế liên quan có quy định chọn cơ chế đó; Luật lệ về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của các quốc gia liên quan. Các hợp đồng thương mại quốc tế liên quan có quy định về vấn đề này
B. Các điều ước quốc tế liên quan có quy định chọn cơ chế đó; Luật lệ về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của các quốc gia cụ thể nếu các bên thỏa thuận lựa chọn và Tòa án quốc gia cụ thể đó có thẩm quyền; Các hợp đồng thương mại quốc tế liên quan có quy định về vấn đề này
C. Luật lệ về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế có quy định liên quan; Luật lệ về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của các quốc gia liên quan; Các hợp đồng thương mại quốc tế liên quan có quy định về vấn đề này
D. Các điều ước quốc tế liên quan có quy định chọn cơ chế đó; Luật lệ về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của các tổ chức quốc tế liên quan; Các hợp đồng thương mại quốc tế liên quan có quy định về vấn đề này
-
Câu 6:
Hãy điền vào chỗ trống trong câu sau bằng lựa chọn đúng: “Theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP thì “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành …”
A. Toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”
B. Một số quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác
C. Một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác
D. Một phần quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”
-
Câu 7:
Hãy chỉ ra yếu tố không phải lợi thế của Internet khi hỗ trợ các giao dịch về bất động sản!
A. Xem sản phẩm qua mạng, tiết kiệm thời gian
B. Sắp xếp các sản phẩm theo thuộc tính để đánh giá nhanh hơn
C. Thông tin chi tiết về sản phẩm
D. Dịch vụ qua mạng hạn chế nhu cầu đến tận nơi để xem
-
Câu 8:
Công ty XXX bán nhiều loại sản phẩm thông qua Website của mình. Họ đang sử dụng mô hình kinh doanh nào?
A. Đấu giá trực tuyến
B. Bán hàng tự chọn
C. Marketing liên kết
D. Bán lẻ trực tuyến
-
Câu 9:
Hãy điền vào chỗ trống trong câu sau bằng lựa chọn đúng: “Lợi thế khi xây dựng một website thương mại điện tử so với việc tham gia vào một sàn giao dịch thương mại điện tử là…”
A. Chi phí khi xây dựng website thấp hơn nhiều so với tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử
B. Khi đăng tải sản phẩm, các công cụ tìm kiếm sẽ liệt kê website lên trước đối thủ cạnh tranh
C. Khách hàng có thể tham khảo thông tin doanh nghiệp tại một không gian với tên miền riêng
D. Giúp người bán hàng không phải lo lắng về các yếu tố kỹ thuật
-
Câu 10:
Hãy điền vào chỗ trống trong câu sau bằng lựa chọn đúng: “Website cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó…”
A. là website kinh doanh thương mại
B. là website đấu giá thí điểm
C. là website kinh doanh dịch vụ
D. là website đấu giá trực tuyến
-
Câu 11:
Hãy chỉ ra phương án đúng cho câu kết luận sau đây: "Tính chất phát triển của thương mại quốc tế trong thời đại ngày nay là: ....”
A. Cạnh tranh gay gắt hơn nhưng không phức tạp do đã có các quy tắc thương mại quốc tế điều chỉnh
B. Cạnh tranh bớt gay găt hơn do liên doanh và sáp nhập các công ty đa quốc gia trở nên phổ biến hơn
C. Đơn giản hơn do môi trường thương mại thông thoáng, minh bạch hơn do khồng còn tình trạng bảo hộ mậu dịch va phân biệt đối xử
D. Phức tạp hơn do sự hợp tác đa phương trở nên đa dạng hơn, liên kết trong sản xuất kinh doanh chặt chẽ hơn nhưng cạnh tranh cũng khốc liệt hơn
-
Câu 12:
Hầu hêt các quốc gia trên thế giới đều có áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch. Luận điêm các quôc gia đưa ra để bảo vệ tình trạng này là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Sự khác nhau về nguồn lực sản xuất và trình độ phát triển không đồng đều giữa các quốc gia
B. Việc áp dụng thuế quan tối ưu, nâng cao tỷ lệ mậu dịch nhằm tối đa hóa lợi ích cục bộ của quốc gia
C. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế
D. Sự trả đũa (bằng thuế quan lẫn các biện pháp phi thuế quan) dây chuyền giữa các quốc gia
-
Câu 13:
Người thay mặt chủ sở hữu hoặc người vay vốn nhưng trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đe thực hiện hoạt động đầu tư có được gọi là chủ đầu tư hay không?
A. Không, vì không sở hữu vốn
B. Không, đươc gọi là người quản lý dự án
C. Không, được gọi là người làm thuê cho chủ đầu tư
D. Có, vẫn được gọi là chủ đầu tư
-
Câu 14:
Trong quá trình tự do hóa thương mại, các quốc gia đang phát triển được ưu tiên khi mở cửa thị trường để hội nhập kinh tế quốc tế, về cơ bản, ưu tiên đó là gì?
A. Với cùng một đích đến về mức độ mở cửa thị trường, lộ trình mở cửa của các quốc gia đang phát triên dài hơn với khẩu độ mở cửa rộng hơn so với các quốc gia công nghiệp phát triển
B. Các quốc gia đang phát triển có khẩu độ mở cửa rộng hơn nhưng lộ trình thưc hiên ngắn hơn so với các quốc gia phát triển
C. Tại một thời điểm nhất định, khẩu độ mở cửa thị trường của các quốc gia đang phát triên hẹp hơn, thời gian thực hiện ngắn hơn so với các quốc gia công nghiệp phát triể
D. Các quốc gia đang phát triển có lộ trình thực hiện mở cửa dài hơn và độ mở cửa hẹp hơn so với các quốc gia phát triển
-
Câu 15:
Chính sách tự do hóa tm đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, trong đó lợi ích cơ bản nhất là gì?
A. Loại bỏ bớt tình trạng phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế
B. Người tiêu dùng trên toàn thế giới được sử dụng hàng hóa tốt hơn với giá rẻ hơn
C. Các quốc gia đang phát triển nhanh chóng bắt kịp trình độ của các quốc gia công nghiệp phát triển
D. Đẩy mạnh phát triển TMQT, kéo theo sự di chuyển nguồn lực kinh tế hợp lý trên thế giới, tang lợi ích kt cho từng quốc gia và toàn thế giới
-
Câu 16:
Các tập đoàn thẻ tín dụng quốc tế như Master Card, Visa, American Express mở rộng đại lý phat hành và thanh toán thẻ với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đây là ví dụ về hình thức đầu tư nước ngoài nào?
A. Cấp giấy phép nhượng quyền
B. Họp tác liên danh
C. Thành lập công ty liên doanh
D. Thành lập công ty liên doanh
-
Câu 17:
Trong thời kì đầu hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia đang phát triển thường chứ ỵ nhiều hơn việc ban hành luật và tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trực tiêp nước ngoài (FDI) so với vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI). Nguyên nhân cho hiện tượng này là gì?
A. FDI chuyển giao vốn, công nghệ, phương pháp quản lý và có tính chất ổn định dài hạn; trong khi FPI chỉ chuyển giao vốn và không ổn định bằng
B. FDI đễ quản lý hơn so với FPI
C. Tuy nguồn lực đầu tư của hai hình thức ngang nhau, nhưng FDI ổn định dài hạn so vơi FPI
D. Nguồn đầu tư FDI dồi dào hơn so với FPI
-
Câu 18:
Đối với các quốc gia đang phát triển, yêu cầu quan trọng hàng đầu khi hoạch định chiến lược thu hút đầu tư của quốc gia là gì?
A. Định hướng phân luồng đầu tư phù hợp với yêu cầu của các ngành chế tạo
B. Định hướng phân luồng đầu tư phù hợp với yêu cầu của các ngành nông, lâm, thủy sản
C. Định hướng phân luồng đầu tư phù họp với yêu cầu của các ngành và vùng ưu tiên phát triển
D. Định hướng phân luồng đầu tư phù hợp với yêu cầu của các ngành sản xuất hàng xuất khẩu
-
Câu 19:
Đông lực chính của toàn cầu hóa trong thời đại ngày nay là gì?
A. Sự phát triển của kinh tế tri thức
B. Sự sụt giảm mạnh chi phí thông tin liên lạc
C. Sự sụt giảm mạnh chi phí sản xuất
D. Sự sụt giảm mạnh chi phí lưu thông phân phối hàng hoá
-
Câu 20:
Thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu là hai công cụ Nhà nước sử dụng để điều chỉnh Chính sách Thương mại quốc tế. Sự khác nhau giữa chúng là gì?
A. Trong trường hợp có sự gia tăng về cầu, việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu có lợi cho người tiêu dùng, còn việc áp dụng thuế nhập khẩu có lợi cho người sản xuất
B. Thuế quan tạo ra sức mạnh độc quyền của một bộ phận doanh nghiệp
C. Hạn ngạch nhập khẩu thể hiện tính minh bạch và không phân biệt đối xử cao hơn so với thuế nhập khẩu
D. Tính bảo hộ của hạn ngạch nhập khẩu cao hơn rất nhiều số với thuế nhập khẩu
-
Câu 21:
Xu hướng khu vực hoá vẫn tiếp tục phát triển trong giai đoạn toàn cầu hóa bị gián đoạn. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?
A. Các hình thức hợp tác khu vực phát triển hợp lý hơn, có thể thay thế từng phần cho toàn cầu hóa
B. Các hình thức hợp tác khu vực phát triển hợp lý hơn, không còn mâu thuẫn với toàn cầu hóa
C. Các hình thức hợp tác khu vực phát triển hợp lý hơn, là sự bổ sung cho toàn cầu hóa
D. Các hình thức hợp tác khu vực phát triển hợp lý hơn, giảm thiểu mâu thuẫn với toàn càu hóa
-
Câu 22:
Ý nào sau đây không đúng về toàn cầu hoá?
A. Làm cho mọi mặt đời sống con người an toàn hơn trước những biên động của xã hội
B. Thị trường thế giới trơ nên thong nhất cả về hàng hoá và dịch vụ mà đặc biệt là vốn, sức lao động, khoa học - công nghệ
C. Các nền kinh tế đang và kém phát triển có thể đứng trước các nguy cơ về tác động của các cuộc khủng hoảng kỉnh tế
D. Quá trình toàn cầu hoá có thể là “cái bẫy” ỉàm khoảng cách về trình độ phát triển, khoảng cách về giàu nghèo ngày càng xa ra
-
Câu 23:
Hình thức Liên minh thuế quan (Custom Union - CU) trong hợp tác khu vực thường dẫn tới sự chuyển hướng mậu dịch. Hiện tượng chuyển hướng mậu dịch này là do nguyên nhân nào gây ra?
A. Các nước thành viên được áp dụng chính sách sản xuất thay thế nhập khẩu
B. Các nước thành viên được độc lập, tự chủ trong việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan với các nước ngoài khu vực
C. Mặt hàng nào giữa các thành viên có thể cung cấp cho nhau thì cấm nhập khẩu từ bên ngoài
D. Thuế quan áp dụng cho các nước trong liên minh thấp hơn rất nhiều so với các nước bên ngoài
-
Câu 24:
Liên minh thuế quan (Custom Union - CU) là một trong những hình thức liên kết giữa các quốc gia. Hình thức này có đặc điểm nào sau đây?
A. Hàng rào mậu dịch nội bộ rất thấp; hàng rào mậu dịch thống nhất để áp dụng cỏc nước bên ngoài liên minh cao hơn rat nhiều
B. Hàng rào mậu dịch nội bộ rất thấp; hàng rào thuế quan thống nhất để áp dụng với bên ngoài liên minh cao hơn rất nhiều
C. Hàng rào thuế quan nội bộ rất thấp; hàng rào thuế quan thống nhất để áp dụng với bên ngoài liên minh cao hơn rất nhiều
D. Hàng rào thuế quan nội bộ rất thấp; hàng rào mậu dịch thống nhất để áp dụng với các nước bên ngoài liên minh cao hơn rất nhiều
-
Câu 25:
Hình thức hợp nhất kinh tế nào có những đặc điểm sau đây?
- Các quốc gia trong liên kết xây dựng chung một chính sách, quy trình, thủ tục Hải quan thống nhất áp dụng chung cho cả liên kết.
- Xây dựng biểu thuế quan thông nhât áp dụng trong hoạt động thương mại với các quốc gia bôn ngoài liên kết.
- Tiến tởi xây dựng chính sách ngoại thương thống nhât mà môi quôc gia thanh viên phải tuân thủ
A. Liên minh kinh tế
B. Liên minh thuế quan
C. Khu vực mậu dịch tự do
D. Thị trường chung