480 Câu trắc nghiệm môn Quản lý dự án đầu tư
Bộ 480 câu trắc nghiệm môn Quản lý dự án đầu tư (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về thiết lập dự án đầu tư, lựa chọn dự án đầu tư, quản lý thời gian thực hiện dự án, ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hãy tìm câu sai sau đây:
A. Đầu tư xây dựng cơ bản là để xây dựng nhà xưởng
B. Đầu tư xây dựng cơ bản là để mua sắm máy móc, thiết bị
C. Đầu tư xây dựng cơ bản là để mua sắm công cụ, dụng cụ…phục vụ sản xuất
D. Đầu tư xây dựng cơ bản là để mua bản quyền, bí quyết công nghệ
-
Câu 2:
Hãy tìm câu đúng sau đây:
A. Đầu tư vào tài sản lưu động là để xây dựng nhà xưởng
B. Đầu tư vào tài sản lưu động là để mua sắm máy móc, thiết bị
C. Đầu tư vào tài sản lưu động là để xây dựng cơ sở hạ tầng
D. Đầu tư vào tài sản lưu động là để mua sắm nguyên, nhiên vật liệu …phục vụ sản xuất
-
Câu 3:
FDI (Foreign Direct Investment) là phương thức đầu tư:
A. Trực tiếp
B. Gián tiếp
C. Cho vay
D. Viện trợ
-
Câu 4:
ODA (Official Development Assistance) là phương thức đầu tư:
A. Trực tiếp
B. Gián tiếp
C. Vừa có trực tiếp vừa có gián tiếp
D. Trung gian
-
Câu 5:
ODA và FDI khác nhau ở phương thức đầu tư:
A. ODA là đầu tư trực tiếp
B. FDI là đầu tư gián tiếp
C. FDI là cho vay
D. ODA là vốn hỗ trợ phát triển chính thức
-
Câu 6:
Hoạt động đầu tư trên thị trường OTC, là:
A. Hoạt động đầu tư trực tiếp
B. Hoạt động đầu tư gián tiếp
C. Hoạt động cho vay
D. Hoạt động gửi tiền tiết kiệm
-
Câu 7:
Phân loại đầu tư theo chức năng quản trị vốn đầu tư, có:
A. 2 hình thức
B. 3 hình thức
C. 4 hình thức
D. 5 hình thức
-
Câu 8:
Phân loại đầu tư theo nguồn vốn, có mấy hình thức:
A. 1 hình thức
B. 2 hình thức
C. 3 hình thức
D. 4 hình thức
-
Câu 9:
Phân loại đầu tư theo nội dung kinh tế, có bao nhiêu hình thức:
A. 2 hình thức
B. 3 hình thức
C. 4 hình thức
D. 5 hình thức
-
Câu 10:
Phân loại đầu tư theo mục tiêu đầu tư, có mấy hình thức:
A. 2 hình thức
B. 3 hình thức
C. 4 hình thức
D. 5 hình thức
-
Câu 11:
Trong đầu tư xây dựng cơ bản, theo luật đầu tư của nước ta, có:
A. 3 hình thức
B. 4 hình thức
C. 5 hình thức
D. 6 hình thức
-
Câu 12:
BCC là hình thức đầu tư trong xây dựng cơ bản nhằm mục đích hợp tác kinh doanh, mà:
A. Phải thành lập pháp nhân mới
B. Không phải thành lập pháp nhân mới
C. Tùy yêu cầu của các bên hợp tác
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 13:
BOT là hình thức đầu tư trong xây dựng cơ bản, gồm:
A. Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh
B. Xây dựng-Chuyển giao
C. Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao
D. Kinh doanh-Chuyển giao-Xây dựng
-
Câu 14:
BTO là hình thức đầu tư trong xây dựng cơ bản, gồm:
A. Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh
B. Xây dựng-Chuyển giao
C. Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao
D. Kinh doanh-Chuyển giao-Xây dựng
-
Câu 15:
BT là hình thức đầu tư trong xây dựng cơ bản, gồm:
A. Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh
B. Xây dựng-Chuyển giao
C. Xây dựng -Kinh doanh-Chuyển giao
D. Kinh doanh-Chuyển giao-Xây dựng
-
Câu 16:
Sau khi ký hợp đồng với Nhà nước, nhà đầu tư xây dựng sân bay trong 5 năm và được khai thác trong 50 năm tiếp theo. Hết 50 năm chuyển sân bay cho Nhà nước khai thác. Đó là hình thức đầu tư xây dựng cơ bản:
A. BCC
B. BTO
C. BOT
D. BT
-
Câu 17:
(…) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam; Chính phủ giành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. Hãy điền vào dấu (…) của câu trên, một trong 4 hình thức đầu tư xây dựng cơ bản sau đây:
A. BCC
B. BTO
C. BOT
D. BT
-
Câu 18:
(…) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân. Hãy điền vào dấu (…) của câu trên, một trong 4 hình thức đầu tư xây dựng cơ bản sau đây:
A. BCC
B. BTO
C. BOT
D. BT
-
Câu 19:
Phân loại dự án thành dự án nhóm A, B, C là căn cứ vào:
A. Hình thức đầu tư
B. Loại hình doanh nghiệp
C. Tổng mức đầu tư
D. Loại ngành nghề kinh doanh
-
Câu 20:
Luật đầu tư của Việt Nam ban hành ngày 12 tháng 12, năm:
A. 2003
B. 2004
C. 2005
D. 2006
-
Câu 21:
Yêu cầu của một dự án đầu tư là:
A. Tính khoa học và Tính thực tiễn
B. Tính pháp lý
C. Tính chuẩn mực
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 22:
Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư, có:
A. 2 giai đoạn
B. 3 giai đoạn
C. 4 giai đoạn
D. 5 giai đoạn
-
Câu 23:
Giai đoạn Tiền đầu tư của các giai đoạn hình thành và thực hiện một dự án đầu tư, có:
A. 3 bước
B. 4 bước
C. 5 bước
D. 6 bước
-
Câu 24:
Mục đích của bước nghiên cứu cơ hội đầu tư, là:
A. Chọn ra những cơ hội có triển vọng và phù hợp với chủ đầu tư
B. Làm căn cứ để vay tiền
C. Làm căn cứ để kêu gọi góp vốn cổ phần
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 25:
Kết quả của bước nghiên cứu cơ hội đầu tư là báo cáo kinh tế - kỹ thuật về các cơ hội đầu tư, bao gồm:
A. 3 nội dung chính
B. 4 nội dung chính
C. 5 nội dung chính
D. 6 nội dung chính
-
Câu 26:
Đánh giá hậu dự án là giai đoạn, thứ:
A. Nhất trong các giai đoạn hình thành và thực hiện một dự án
B. Hai trong các giai đoạn hình thành và thực hiện một dự án
C. Ba trong các giai đoạn hình thành và thực hiện một dự án
D. Tư trong các giai đoạn hình thành và thực hiện một dự án
-
Câu 27:
Dự án tiền khả thi và dự án khả thi đối với những dự án đầu tư có quy mô lớn:
A. Giống nhau về bố cục và độ tin cậy của dữ liệu
B. Khác nhau về bố cục và độ tin cậy của dữ liệu
C. Giống nhau về bố cục nhưng khác nhau về độ tin cậy của dữ liệu
D. Khác nhau về bố cục nhưng giống nhau về độ tin cậy của dữ liệu
-
Câu 28:
Bố cục của một dự án khả thi, có:
A. 5 phần
B. 6 phần
C. 7 phần
D. 8 phần
-
Câu 29:
Trình bày sự cần thiết phải đầu tư trong dự án khả thi là phải trình bày:
A. Các căn cứ pháp lý khẳng định sự cần thiết phải đầu tư
B. Các căn cứ thực tiễn khẳng định sự cần thiết phải đầu tư
C. Các căn cứ pháp lý và thực tiễn khẳng định sự cần thiết phải đầu tư
D. Các căn cứ pháp lý, thực tiễn và khoa học khẳng định sự cần thiết phải đầu tư
-
Câu 30:
Phần tóm tắt được trình bày trong bố cục của một dự án khả thi, gồm:
A. 12 nội dung
B. 13 nội dung
C. 14 nội dung
D. 15 nội dung