480 Câu trắc nghiệm môn Quản lý dự án đầu tư
Bộ 480 câu trắc nghiệm môn Quản lý dự án đầu tư (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về thiết lập dự án đầu tư, lựa chọn dự án đầu tư, quản lý thời gian thực hiện dự án, ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phần nghiên cứu một số nội dung chính của dự án khả thi, gồm:
A. 3 nội dung
B. 4 nội dung
C. 5 nội dung
D. 6 nội dung
-
Câu 2:
Nghiên cứu thị trường trong dự án khả thi nhằm để trả lời câu hỏi:
A. Sản xuất cái gì, cho ai và sản xuất bao nhiêu?
B. Sản xuất bằng cách nào?
C. Địa điểm sản xuất ở đâu?
D. Tất cả các câu trên đều đúng?
-
Câu 3:
Nghiên cứu thị trường trong dự án khả thi, gồm có:
A. 4 phần
B. 5 phần
C. 6 phần
D. 4 phần
-
Câu 4:
Dự báo cầu trong nghiên cứu thị trường của dự án có nhiều phương pháp, nhưng trong môn học đã trình bày:
A. 2 phương pháp
B. 3 phương pháp
C. 4 phương pháp
D. 5 phương pháp
-
Câu 5:
Dự báo cầu trong nghiên cứu thị trường của dự án có phương pháp “mô hình toán và ngoại suy thống kê”. Phương pháp này có:
A. 2 cách
B. 3 cách
C. 4 cách
D. 5 cách
-
Câu 6:
Mô hình dự báo cầu: \({y_{(n + L)}} = {y_n} + L\overline \sigma \) là cách dự báo:
A. Bằng lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân
B. Bằng tốc độ phát triển bình quân
C. Bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất
D. Bằng hệ số co giãn
-
Câu 7:
Mô hình dự báo cầu: \({y_{(n + L)}} = {y_n}{(\overline t )^L}\) là cách dự báo: (Chọn phương án đúng)
A. Bằng lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân
B. Bằng tốc độ phát triển bình quân
C. Bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất
D. Bằng hệ số co giãn
-
Câu 8:
Có mức cầu của một loại hàng hoá qua 5 năm như sau:
Năm 1 2 3 4 5 Mức cầu (SP) 100 198 300 399 499 Với mức cầu như vậy, nên áp dụng cách dự báo nào sau đây:
A. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân
B. Tốc độ phát triển bình quân
C. Phương pháp bình phương nhỏ nhất
D. Hệ số co giãn
-
Câu 9:
Cách dự báo bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, được tiến hành qua:
A. 2 bước
B. 3 bước
C. 4 bước
D. 5 bước
-
Câu 10:
Hệ phương trình chuẩn tắc dùng trong dự báo: \(\left\{ \begin{array}{l} \sum {y = n{a_0} + {a_1}\sum t } \\ \sum {yt = {a_0}\sum t + {a_1}\sum {{t^2}} } \end{array} \right.\). Được dùng để tính a0 và a1 của phương trình:
A. Đường thẳng
B. Parabol
C. Hypecbol
D. Logarit
-
Câu 11:
Hệ phương trình chuẩn tắc dùng trong dự báo: \(\left\{ \begin{array}{l} \sum {y = n{a_0} + {a_1}\sum t + {a_2}\sum {{t^2}} } \\ \sum {yt = {a_0}\sum t + {a_1}\sum {{t^2} + {a_2}\sum {{t^3}} } } \\ \sum {y{t^2} = {a_0}\sum {{t^2}} + {a_1}\sum {{t^3} + {a_2}\sum {{t^4}} } } \end{array} \right.\). Được dùng để tính:
A. y, yt và yt2 của phương trình Parabol
B. a0, a1 và a2 của phương trình Parabol
C. t, t2, t3 và t4 của phương trình Parabol
D. Tất cả câu trên
-
Câu 12:
Có bảng tính toán các đại lượng của phương trình đường thẳng dùng dự báo như sau:
Phương trình đường thẳng dùng dự báo dạng tổng quát là: yt = a0+ a1t và hệ phương trình chuẩn tắc là: \(\left\{ \begin{array}{l} \sum {y = n{a_0} + {a_1}\sum t } \\ \sum {yt = {a_0}\sum t + {a_1}\sum {{t^2}} } \end{array} \right.\)
Vậy hệ số a0 bằng:
A. 0,14
B. 2,84
C. 1,48
D. 4,28
-
Câu 13:
Có bảng tính toán các đại lượng của phương trình đường thẳng dùng dự báo như sau:
Phương trình đường thẳng dùng dự báo dạng tổng quát là: yt = a0+ a1t và hệ phương trình chuẩn tắc là: \(\left\{ \begin{array}{l} \sum {y = n{a_0} + {a_1}\sum t } \\ \sum {yt = {a_0}\sum t + {a_1}\sum {{t^2}} } \end{array} \right.\)
Vậy hệ số a1 bằng:
A. 4,28
B. 2,84
C. 1,48
D. 0,14
-
Câu 14:
Có bảng tính toán các đại lượng của phương trình đường thẳng dùng dự báo như sau:
Phương trình đường thẳng dùng dự báo dạng tổng quát là: yt = a0+ a1t và hệ phương trình chuẩn tắc là: \(\left\{ \begin{array}{l} \sum {y = n{a_0} + {a_1}\sum t } \\ \sum {yt = {a_0}\sum t + {a_1}\sum {{t^2}} } \end{array} \right.\)
Vậy phương trình dự báo là:
A. yt = 2,84+0,14t
B. yt = 0,14+2,84t
C. yt = 4,28+1,48t
D. yt = 1,48+4,28t
-
Câu 15:
Khả năng chiếm lĩnh thị trường của dự án tính được:
A. Bằng cách lấy công suất thiết kế của dự án chia cho thị trường mục tiêu
B. Bằng cách lấy công suất lý thuyết của dự án chia cho thị trường mục tiêu
C. Bằng cách lấy công suất thực tế của dự án chia cho thị trường mục tiêu
D. Bằng cách lấy công suất hòa vốn của dự án chia cho thị trường mục tiêu
-
Câu 16:
Chi phí nghiên cứu kỹ thuật thường chiếm:
A. 60% kinh phí nghiên cứu khả thi
B. 70% kinh phí nghiên cứu khả thi
C. 80% kinh phí nghiên cứu khả thi
D. 90% kinh phí nghiên cứu khả thi
-
Câu 17:
Chi phí nghiên cứu kỹ thuật thường chiếm bao nhiêu phần trăm:
A. 1-2% tổng chi phí nghiên cứu của dự án
B. 1-3% tổng chi phí nghiên cứu của dự án
C. 1-4% tổng chi phí nghiên cứu của dự án
D. 1-5% tổng chi phí nghiên cứu của dự án
-
Câu 18:
Nghiên cứu nội dung kỹ thuật của dự án khả thi với mục đích chính là xác định:
A. Kỹ thuật và Quy trình sản xuất
B. Địa điểm thực hiện dự án
C. Sản xuất với công suất nào?
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 19:
Xây dựng nhà máy gần thị trường tiêu thụ, khi:
A. Nhà máy sử dụng một lượng lớn nguồn tài nguyên
B. Sản phẩm của nhà máy dễ hư hỏng
C. Nguyên liệu sản xuất của nhà máy phải nhập từ nước ngoài
D. Khan hiếm nguồn lao động
-
Câu 20:
Nếu nguyên liệu sản xuất của nhà máy là nguyên liệu ngoại nhập. Vậy thì địa điểm xây dựng nhà máy, trước hết phải:
A. Gần khu dân cư
B. Gần thị trường tiêu thụ
C. Gần sân bay, bến cảng
D. Gần trường học
-
Câu 21:
Cách thức mua công nghệ và kỹ thuật cho dự án là:
A. Thuê mướn
B. Mua đứt
C. Liên doanh liên kết với các nhà cung cấp kỹ thuật
D. Tất cả các câu đều đúng
-
Câu 22:
Công suất dự án, có mấy loại:
A. 3 loại
B. 4 loại
C. 5 loại
D. 6 loại
-
Câu 23:
Căn cứ lựa chọn công nghệ cho dự án là:
A. Đặc tính kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm dự án
B. Vốn đầu tư và trình độ tiếp nhận kỹ thuật sản xuất của người lao động
C. Nguyên liệu và năng lượng sử dụng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 24:
Công suất mà dự án có thể thực hiện được trong điều kiện sản xuất bình thường; tức máy móc không bị gián đoạn vì những lý do không được dự tính trước (thường lấy 300 ngày/năm, 1-1,5 ca/ngày, 8h/ca) là:
A. Công suất lý thuyết
B. Công suất thiết kế
C. Công suất thực tế
D. Công suất kinh tế tối thiểu
-
Câu 25:
Công suất lớn nhất, đạt được trong điều kiện sản xuất lý tưởng, máy móc, thiết bị chạy 24h/ngày, 365 ngày/năm, là:
A. Công suất lý thuyết
B. Công suất thiết kế
C. Công suất thực tế
D. Công suất kinh tế tối thiểu
-
Câu 26:
Công suất dự án đạt được trong điều kiện sản xuất thực tế. Thường năm sản xuất thứ 1 bằng khoảng 50%, ở năm thứ 2 là 75% và ở năm sản xuất thứ 3 là 90% công suất thiết kế. Đó là:
A. Công suất lý thuyết
B. Công suất thiết kế
C. Công suất thực tế
D. Công suất kinh tế tối thiểu
-
Câu 27:
Công suất hòa vốn là:
A. Công suất lý thuyết
B. Công suất thiết kế
C. Công suất thực tế
D. Công suất kinh tế tối thiểu
-
Câu 28:
Công suất của dự án:
A. Không nhỏ hơn công suất kinh tế tối thiểu
B. Lấy theo công suất thực tế
C. Không lớn hơn công suất lý thuyết
D. Tất cả các câu đều đúng
-
Câu 29:
Lịch trình thực hiện dự án, có thể được lập bằng:
A. Sơ đồ GANTT và Sơ đồ mạng (PERT)
B. Sơ đồ VENN
C. Lịch thời vụ
D. Lịch hoạt động
-
Câu 30:
Một dự án đầu tư có thể có các nguồn vốn sau:
A. Vốn tự có
B. Vốn vay
C. Vốn ngân sách
D. Tất cả các câu trên đều đúng