300+ Câu trắc nghiệm môn Cơ học đất
Chọn lọc hơn 300+ Câu trắc nghiệm môn Cơ học đất có đáp án được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về tính chất vật lý của đất, cơ học của đất, phân bố ứng suất trong đất, biến dạng lún của nền, sức chịu tải của đất nền, ổn định của mái đất... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Dựa vào chỉ số nào sau đây để xác định tên đất dính:
A. Hệ số rỗng
B. Chỉ số dẻo
C. Độ ẩm giới hạn nhão
D. Độ sệt
-
Câu 2:
Dựa vào chỉ số nào sau đây để xác định trạng thái của đất dính:
A. Hệ số rỗng
B. Chỉ số dẻo
C. Độ ẩm giới hạn nhão
D. Độ sệt.
-
Câu 3:
Trong các loại đất sau, đất nào thuộc loại đất dính.
A. Đất cát pha.
B. Đất cát bột.
C. Đất cát thô.
D. Đất cát sỏi
-
Câu 4:
Đất sét pha có độ sệt IL= 0,45 thuộc trạng thái nào:
A. Cứng
B. Dẻo mềm
C. Dẻo cứng
D. Nửa cứng.
-
Câu 5:
Đất dính có chỉ số dẻo IP = 15% có tên là gì:
A. Sét
B. Cát pha
C. Sét pha
D. Cát hạt vừa.
-
Câu 6:
Trạng thái nào sau đây của đất thuộc trạng thái của đất rời:
A. Cứng
B. Chặt vừa
C. Nhão
D. Dẻo
-
Câu 7:
Tính chất đầm chặt của đất phụ thuộc vào những yếu tố nào:
A. Cấp phối hạt
B. Độ ẩm
C. Công đầm chặt
D. Cả ba yếu tố trên.
-
Câu 8:
Kích thước,và hình dạng hạt đất ảnh hưởng đáng kể đến tính chất cơ lý của:
A. Đất rời
B. Đất dính
C. Đất rời và đất dính
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
-
Câu 9:
Đất sét có đặc tính gì:
A. Dẻo
B. Dính
C. Rời rạc
D. A và B
-
Câu 10:
Để xác định giới hạn nhão (WL) của đất dính ta dùng thí nghiệm nào sau đây:
A. Chỏm cầu Casagrande
B. Về giun đất
C. Chùy xuyên Vaxiliev
D. A và C.
-
Câu 11:
Giới hạn nhão khi thí nghiệm bằng dụng cụ Casagrande là độ ẩm tương ứng với số lần quay bằng:
A. 20 lần
B. 25 lần
C. 30 lần
D. 35 lần
-
Câu 12:
Để xác định giới hạn dẻo (WP) ta dùng thí nghiệm nào sau đây:
A. Casagrande
B. Vê giun đất.
C. Chùy xuyên Vaxiliev
D. Cả ba ý trên
-
Câu 13:
Các độ ẩm giới hạn của đất dính được dùng để làm gì:
A. Xác định tên của đất
B. Xác định trạng thái của đất dính
C. Xác định tên đất rời
D. A và B.
-
Câu 14:
Đất cuội sỏi, đất cát có đặc tính:
A. Không dính
B. Không dẻo
C. Rời rạc
D. Cả ba ý trên
-
Câu 15:
Để xác định trọng lượng riêng của một loại đất người ta dùng phương pháp nào sau đây:
A. Phương pháp dao vòng
B. Phương pháp bọc Parafin
C. Phương pháp nón cát
D. Cả ba ý trên
-
Câu 16:
Để xác định trọng lượng riêng của đất dính hạt mịn người ta nên dùng phương pháp nào sau đây:
A. Phương pháp dao vòng
B. Phương pháp bọc Parafin
C. Phương pháp nón cát
D. Cả ba ý trên
-
Câu 17:
Để xác định trọng lượng riêng của đất dính có lẫn hạt sỏi sạn, người ta nên dùng phương pháp nào sau đây:
A. Phương pháp dao vòng
B. Phương pháp bọc Parafin
C. Phương pháp nón cát
D. Cả ba ý trên
-
Câu 18:
Để xác định trọng lượng riêng của đất rời người ta nên dùng phương pháp nào sau đây:
A. Phương pháp dao vòng
B. Phương pháp bọc Parafin
C. Phương pháp nón cát
D. Cả ba ý trên
-
Câu 19:
Kết quả đầm chặt được xem là đạt yêu cầu khi:
A. Đỉnh đường Proctor nằm dưới đường bão hòa Sr=0,8
B. Đỉnh đường Proctor nằm trên đường bão hòa Sr=0,8
C. Đỉnh đường Proctor nằm trên đường bão hòa Sr=1
D. Đỉnh đường Proctor nằm giữa 2 đường đường bão hòa Sr=0,8 và Sr=1
-
Câu 20:
Để xác định độ ẩm giới hạn nhão từ thí nghiệm Casagrande, người ta phải thực hiện ít nhất với bao nhiêu độ ẩm khác nhau:
A. Một
B. Ba
C. Năm
D. Bẩy
-
Câu 21:
Khi xác định độ ẩm giới hạn dẻo bằng phương pháp vê giun đất, thì các dây đất như thế nào thì đất được coi là có độ ẩm giới hạn dẻo.
A. Dây đất có đường kính ≈ 3mm, và không có vết nứt
B. Dây đất có đường kính ≈ 3mm, và có vết nứt với khoảng cách khoảng 10mm
C. Dây đất có đường kính > 3mm, và có vết nứt
D. Cả ba ý trên
-
Câu 22:
Chỉ tiêu vật lý nào sau đây có thể xác định trực tiếp từ thí nghiệm:
A. Trọng lượng riêng đẩy nổi
B. Hệ số rỗng
C. Độ ẩm
D. Cả ba ý trên
-
Câu 23:
Chỉ tiêu vật lý nào sau đây có thể xác định trực tiếp từ thí nghiệm:
A. Trọng lượng riêng tự nhiên
B. Tỷ trọng hạt
C. Độ ẩm
D. Cả ba ý trên
-
Câu 24:
Tại sao khi gia tăng độ ẩm thì thể tích của đất dính tăng lên:
A. Do khi tăng độ ẩm làm tăng lượng nước trong lỗ rỗng
B. Do khi gia tăng độ ẩm thì dẫn đến gia tăng chiều dày lớp nước liên kết bề mặt làm đẩy các hạt đất ra xa nhau
C. Do sự tăng thể tích nước có trong đất
D. Cả ba ý trên
-
Câu 25:
Thành phần khoáng vật ảnh hưởng đáng kể đến tính chất cơ lý của loại đất nào:
A. Đất rời
B. Đất dính
C. Đất rời và đất dính
D. Cả ba ý trên