300 câu trắc nghiệm Kế toán công
Mời các bạn cùng tham khảo "Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán công - có đáp án" do tracnghiem.net chia sẻ, bao gồm những nội dung chính như: Tổ chức công tác kế toán công, chuẩn mực kế toán công quốc tế, Kế toán ngân sách và nghiệp vụ kho bạc Nhà nước, Kế toán hành chính sự nghiệp.... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Nhanh tay và đừng bỏ lỡ bộ trắc nghiệm độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi phát hiện có sai lầm trong sổ đối chiếu do trung tâm kiểm soát gửi tới ngân hàng B phải làm gì?
A. Viết công văn hỏi lại trung tâm
B. Lập bảng kê liên hàng sai lầm theo số liệu của trung tâm và kèm công văn gửi đi
C. Lập bảng kê chứng từ hạch toán vào tài khoản liên hàng sai lầm và gửi thư tra soát tới trung tâm
D. Lập bảng kê liên hàng sai lầm làm chứng từ hạch toán vào tài khoản liên hàng sai lầm. Gửi bản kê cho Trung tâm kiểm soát
-
Câu 2:
Khi nhận được lệnh chuyển Nợ (chuyển điện tử) uỷ quyền, nhưng ngân hàng B không nhận được hợp đồng, thì ngân hàng B hạch toán như thế nào?
A. Nợ TK người phải nhận Nợ | Có TK người thụ hưởng
B. Nợ TK người phải nhận Nợ | Có TK 5112 chuyển tiền đến
C. Nợ TK 5112 chyển tiền đến | Có TK người phải nhận Nợ
D. Hạch toán Nợ TK 5113 chờ xử lý | Có TK 5112 chuyển tiền đến và báo cho khách hàng đến nhận nợ
-
Câu 3:
Trong chuyển tiền điện tử, trung tâm thanh toán đối chiếu với các ngân hàng B bằng loại sổ đối chiếu nào?
A. Đối chiếu với các ngân hàng B qua mạng vi tính theo sổ đối chiếu liên hàng khi trung tâm thanh toán truyền lệnh đi ngân hàng B
B. Đối chiếu với các ngân hàng B sau khi đối chiếu với các ngân hàng A theo giấy báo chuyển tiền cảu ngân hàng A chuyển tới trung tâm thanh toán
C. Thông qua việc hạch toán tại trung tâm khi nhận được lệnh đến và truyền lệnh đi để đối chiếu tự động theo chương trình máy tính
D. Đối chiếu số liệu ngân hàng A và ngân hàng B theo mẫu số tài khoản kế toán chuyển tiền
-
Câu 4:
Sau khi nhận được lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền (qua chuyển tiền điện tử) nhưng trên tài khoản của người phải nhận nợ không có tiền, thì ngân hàng B phải làm gì?
A. Hạch toán cho người phải nhận Nợ
B. Hạch toán Nợ TK tiền gửi người phải nhận Nợ, Có TK 5112
C. Hạch toán Nợ TK 5113 chờ xử lý, Có TK 5112 và báo cho khách hàng nộp tiền để thanh toán
D. Hạch toán vào các TK thích hợp, chuyển điện đi trung tâm thanh toán
-
Câu 5:
Chuyển tiền điện tử liên ngân hàng cùng hệ thống được thực hiện trong phạm vi nào?
A. Thanh toán giữa các doanh nghiệp có sử dụng vi tính nối mạng với ngân hàng
B. Thanh toán giữa các ngân hàng khác hệ thống có nối mạng vi tính với nhau và nối mạng vi tính với ngân hàng Nhà nước
C. Thanh toán giữa các ngân hàng cùng hệ thống nhưng khác địa phương có nối mạng vi tính với nhau và với trung tâm thanh toán
D. Thanh toán giữa các ngân hàng cùng tỉnh, cùng thành phố có nối mạng vi tính với nhau và với ngân hàng Nhà nước
-
Câu 6:
Một khách hàng đưa đến ngân hàng 4 liên ủy nhiệm chi yêu cầu ngân hàng trích TK để trả tiền cho đối tác có TK ở tỉnh B, theo phương thức chuyển tiền điện tử ngân hàng sử dụng ủy nhiệm chi đó như thế nào?
A. Đánh máy lại ủy nhiệm chi, lưu vào máy, sau đó truyền đi trung tâm thanh toán toàn bộ nội dung ủy nhiệm chi
B. Căn cứ các dữ liệu trên ủy nhiệm chi nhập vào máy tính theo mẫu lệnh thanh toán, sau đó truyền đi trung tâm thanh toán
C. Nhập các dữ liệu theo nội dung ủy nhiệm chi sau đó truyền đi tỉnh B
D. Truyền qua mạng vi tính cho tỉnh B toàn bộ nội dung ủy nhiệm chi
-
Câu 7:
Khi ngân hàng B nhận được các chứng từ chuyển tiền từ ngân hàng A gửi tới gồm các liên ủy nhiệm chi, một giấy báo Có liên hàng, ngân hàng B phải làm những gì với những chứng từ đó theo phương thức đối chiếu phân tán?
A. 1 liên giấy báo Có liên hàng để ghi Nợ TK liên hàng đến, 1 liên ủy nhiệm chi ghi Có người thụ hưởng, 1 liên ủy nhiệm chi để báo Có người thụ hưởng
B. 1 liên ủy nhiệm chi ghi Nợ TK liên hàng đến, 1 liên ủy nhiệm chi ghi Có người thụ hưởng, 1 liên ủy nhiệm chi báo Có người thụ hưởng
C. 1 liên giấy báo Có liên hàng ghi Nợ TK liên hàng đến, 1 liên giấy báo Có liên hàng để báo Có người thụ hưởng, 1 liên ủy nhiệm chi lưu
D. 1 liên giấy báo Có liên hàng ghi Nợ TK liên hàng đến, 1 liên giấy báo Có liên hàng để gửi trung tâm kiểm soát, 1 liên ủy nhiệm chi ghi Có người thụ hưởng
-
Câu 8:
Khi ngân hàng A nhận 4 liên ủy nhiệm chi của doanh nghiệp X gửi tới, để thanh toán tiền cho doanh nghiệp Y có tài khoản tại ngân hàng B. Ngân hàng A và ngân hàng B đều tham gia thanh toán bù trừ. Ngân hàng A sử dụng 4 liên ủy nhiệm chi như thế nào?
A. 1 liên ủy nhiệm chi ghi Nợ tài khoản của doanh nghiệp X, 1 liên báo Nợ doanh nghiệp X, 2 liên gửi ngân hàng B kèm bảng kê thanh toán bù trừ
B. 1 liên ủy nhiệm chi ghi Nợ tài khoản của doanh nghiệp X, 1 liên báo Nợ, 2 liên gửi ngân hàng B
C. 1 liên ủy nhiệm chi ghi Nợ tài khoản của doanh nghiệp X, 3 liên gửi ngân hàng B
D. 1 liên ủy nhiệm chi ghi Nợ tài khoản của doanh nghiệp X, 1 liên báo Nợ doanh nghiệp X, 1 liên báo Có doanh nghiệp Y, 1 liên gửi ngân hàng B kèm bảng kê thanh toán bù trừ
-
Câu 9:
Xuất kho vật liệu dùng cho hoạt động thường xuyên: 20.000
A. Nợ TK 661.2: 20.000Có TK 152: 20.000
B. Nợ TK 662: 20.000Có TK 152: 20.000
C. Nợ TK 661: 20.000Có TK 153: 20.000
D. Nợ TK 631: 20.000Có TK 152: 20.000
-
Câu 10:
Chi phí thanh lý TSCĐ trả bằng tiền mặt 4.000
A. Nợ TK 511.8: 4.000Có TK 111: 4.000
B. Nợ TK 661: 4.000Có TK 111: 4.000
C. Nợ TK 461: 4.000Có TK 111: 4.000
D. Nợ TK 331.8: 4.000Có TK 111: 4.000
-
Câu 11:
Tính hao mòn trong năm 210.000 trong đó hao mòn phục vụ hoạt động sự nghiệp 180.000, phục vụ chương trình dự án 3.000
A. Nợ TK 466: 3.000Có TK 214: 3.000
B. Nợ TK 461: 180.000Có TK 214: 180.000
C. Nợ TK 462: 3.000Có TK 214: 3.000
D. Nợ TK 466: 210.000Có TK214: 210.000
-
Câu 12:
BHXH phải trả cho viên chức theo chế độ:
A. Nợ TK 332.: 8.000Có TK 334: 8.000
B. Nợ TK 332.2: 8.000Có TK 334: 8.000
C. Nợ TK 331.8: 8.000Có TK 334: 8.000
D. Nợ TK 334: 8.000Có TK 332.1: 8.000
-
Câu 13:
Khấu trừ 5% BHXH, 1% BHYT trên tiền lương phải trả trong tháng là 40.000
A. Nợ TK 334: 2.400Có TK 332: 2.400
B. Nợ TK 332: 2.400Có TK 334: 2.400
C. Nợ TK 332: 2.400Có TK 111: 2.400
D. Nợ TK 334: 2.400Có TK 312: 2.400
-
Câu 14:
Số chi học bổng sinh viên: 80.000 được ghi chi hoạt động:
A. Nợ TK 661: 80.000Có TK 335: 80.000
B. Nợ TK 661: 80.000Có TK 334: 80.000
C. Nợ TK 335: 80.000Có TK 661: 80.000
D. Nợ TK 662: 80.000Có TK 335: 80.000
-
Câu 15:
Chi tạm ứng cho dự án đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ 80.000
A. Nợ TK 312: 80.000Có TK 111: 80.000
B. Nợ TK 141: 80.000Có TK 111: 80.000
C. Nợ TK 662: 80.000Có TK 461: 80.000
D. Nợ TK 321: 80.000Có TK 111: 80.000
-
Câu 16:
Thu sự nghiệp từ học phí của sinh viên bằng tiền mặt 250.000
A. Nợ TK 111: 250.000Có TK 461: 250.000
B. Nợ TK 111: 250.000Có TK 511.8: 250.000
C. Nợ TK 111: 250.000Có TK 462: 250.000
D. Nợ TK 111: 250.000Có TK 311: 250.000
-
Câu 17:
Việc phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp vao sổ kế toán được thực hiện:
A. Mỗi năm 1 lần vào tháng 12
B. Hàng tháng
C. Hàng quý
D. Không trường hợp nào đúng
-
Câu 18:
Thanh toán tiền tạm ứng công tác phí chi hoạt động thường xuyên 8.000
A. Nợ TK 661: 8.000Có TK 312: 8.000
B. Nợ TK 461: 8.000Có TK 312: 8.000
C. Nợ TK 334: 8.000Có TK 312: 8.000
D. Nợ TK 662: 8.000Có TK 312: 8.000
-
Câu 19:
Cuối kỳ kế toán năm phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ do ngân sách cấp dùng cho hoạt động sự nghiệp vào:
A. Bên nợ TK nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (466)
B. Bên nợ TK chi hoạt động SXKD (631)
C. Bên nợ TK hao mòn TSCĐ (214)
D. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 20:
Hoàn tạm ứng số chi thực tế theo chứng từ cho dự án 90.000
A. Nợ TK 662: 90.000Có TK 312: 90.000
B. Nợ TK 661: 90.000Có TK 312: 90.000
C. Nợ TK 662: 90.000Có TK 312: 90.000
D. Nợ TK 462: 90.000Có TK 312: 90.000