200 câu trắc nghiệm Kỹ thuật môi trường
Chia sẻ hơn 200 câu hỏi ôn thi trắc nghiệm môn Kỹ thuật môi trường có đáp án dành cho các bạn sinh viên các khối ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong quá trình hấp phụ vật liệu thường được sử dụng:
A. Dung môi benzene
B. Than hoạt tính
C. Vôi
D. Hạt nhựa
-
Câu 2:
Trong các thiết bị hấp phụ thường dùng các van:
A. Van cánh bướm
B. Van tấm chắn, Van đĩa
C. Van đĩa
D. Van cánh bướm.Van tấm chắn, Van đĩa
-
Câu 3:
Trong các thiết bị hấp phụ khi có nhiệt độ cao để đóng mở tiện lợi dùng van:
A. Van cánh bướm
B. Van tấm chắn
C. Van đĩa
D. Van tấm chắn, Van đĩa
-
Câu 4:
Những chất hấp phụ được sử dụng rộng rãi trong nước và thế giới là:
A. Than hoạt tính
B. Silicagen, Aliumogen
C. Silicagen, Aliumogen,than hoạt tính
D. Silicagen, Aliumogen, than hoạt tính, zeolit
-
Câu 5:
Sự hấp phụ là gì?
A. Sự hấp phụ là quá trình thu hút chọn lọc một hay là một số thành phần của hổn hợp khí bằng chất hấp thu thể dịch
B. Sự hấp phụ là quá trình thu hút chọn lọc một hay là một số thành phần của hổn hợp khí hoặc dung dịch bằng vật thể rắn
C. Sự hấp phụ là quá trình thu hút chọn lọc một hay là một số thành phần của hổn hợp khí
D. Sự hấp phụ là quá trình thu hút chọn lọc một hay là một số thành phần của dung dịch bằng vật thể rắn
-
Câu 6:
Hãy xác định độ cao khu vực truyền khối của lớp zeolit đứng yên loại NaA cho: dg=0.002m; H=0.26(cm); f=0.5m/s; Ts=190 phút; Tb=110 phút:
A. 138 cm
B. 13.8 cm
C. 140 cm
D. 14 cm
-
Câu 7:
Xác định lượng than hoạt tính cần thiết cung cấp cho 1 thiết bị hấp phụ gián đoạn dùng để hấp phụ hơi xăng hỗn hợp với không khí. Nồng độ đầu của xăng là Co=0.02 kg/m3 . Lưu lượng của hỗn hợp hơi khí là Q =3450 m3 /h. Thời gian nhã, sấy và làm nguội chất hấp phụ là t= 1.45h. Cho biết hoạt tính động lực học của than đối với xăng là a1= 70% (khối lượng), hoạt tính còn lại sau khi nhã là a2 = 8% (khối lượng):
A. 1800 Kg
B. 1612 Kg
C. 1520 Kg
D. 2200 Kg
-
Câu 8:
Xác định đường kính của thiết bị hấp phụ hơi xăng hỗn hợp với không khí bằng than hoạt tính. Biết rằng lượng than hoạt tình cho một mẻ là 0,182 m3 , chiều cao của lớp than là: H = 0,7m:
A. 0,83 m
B. 0,45 m
C. 0,58 m
D. 0,69 m
-
Câu 9:
Điều kiện nào sau đây không áp dụng mô hình Gauss:
A. Tốc độ gió và chế độ rối không thay đổi theo thời gian và không gian
B. Tải lượng thải ổn định, khu vực bằng phẳng
C. Chất ô nhiễm có tính trơ
D. Vận tốc gió bằng không
-
Câu 10:
Vận tốc khí trong ống khói tối thiểu là bao nhiêu:
A. 1m/s
B. 2m/s
C. 3m/s
D. 4m/s
-
Câu 11:
Yếu tố nào không ảnh hưởng tới quá trình khuyếch tán khí:
A. Hiệu nhiệt độ giữa khí quyển và khí thải
B. Vận tốc gió
C. Điều kiện thải
D. Áp suất khí quyển
-
Câu 12:
Có mấy cấp độ ổn định khí quyển:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 13:
Trong các thành phần của nhiên liệu chất không cháy được là:
A. Cacbon
B. Hydro
C. Nitơ
D. Lưu huỳnh
-
Câu 14:
Khói trong thấy được có cỡ hạt bụi từ:
A. 0.05 – 0.1 µm
B. 0.1 – 0.2 µm
C. 0.2 – 0.3 µm
D. 0.3 – 0.5 µm
-
Câu 15:
Quá trình khuếch tán chất ô nhiễm trong không khí không xảy ra theo hướng:
A. Quá trình chuyển động thảng đứng của một bộ phận không khí
B. Chuyển động ngang của khí quyển (gió)
C. Nghịch nhiệt
D. Quá trình giãn nở hoặc nén ép đoạn nhiệt của khí quyển
-
Câu 16:
Quá trình đốt cháy nhiên liệu ( than đá, xăng dầu) không hoàn toàn ít sinh ra chất độc hại nào:
A. Oxit Nitơ ( NOx)
B. Hydro Sulfua ( H2S)
C. Sulfua dioxit ( SO2)
D. Cacbon dioxit ( CO2)
-
Câu 17:
Giới hạn cho phép của khí SO2 đối với cơ sở sản xuất sau khi ban hành TCVN 5939 – 1995 là:
A. 300 mg/m3
B. 400 mg/m3
C. 500 mg/m3
D. 600 mg/m3
-
Câu 18:
Thứ tự lắp đặt các thiết bị trong các hệ thống xử lý khí thải lò đốt là:
A. TB Xyclon – TB hấp thụ - ống khói - quạt hút
B. TB Xyclon - quạt hút – TB hấp thụ - ống khói
C. TB hấp thụ - quạt hút – TB Xyclon - ống khói
D. TB Xyclon – TB hấp thụ - quạt hút - ống khói
-
Câu 19:
Chiều cao của luồng khói phụt ra khỏi miệng ống khói không do tác động:
A. Vận tốc của luồng khói
B. Vận tốc gió m
C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa luồng khói và nhiệt độ môi trường xung quanh
D. Sự giản nỡ của không khí
-
Câu 20:
Nguyên nhân gây ra độ rối của khí quyển do:
A. Sự đối lưu nhiệt và cơ học
B. Do địa hình
C. Do gió
D. Do áp suất khí quyển