200 câu trắc nghiệm Kỹ thuật môi trường
Chia sẻ hơn 200 câu hỏi ôn thi trắc nghiệm môn Kỹ thuật môi trường có đáp án dành cho các bạn sinh viên các khối ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn phương án đúng:Trong trường hợp nào dưới đây trường hợp nào bất buộc chúng ta phải tiến hành quá trình nhả sau khi hấp thụ để thu các cấu tử và dung môi riêng
A. Thu hồi các cấu tử quý,tách hỗn hợp thành cấu tử riêng
B. Làm sạch khí
C. Xử lý khí độc
D. Tạo thành sản phẩm cuối cùng
-
Câu 2:
Benzen được hấp thu trong một tháp hấp thu hoạt động ngược chiều. Lưu lượng hổn hợp khí đi vào tháp là 4500m3 /h ở áp suất 760mmHg nhiệt độ là 300C. Hàm lượng hơi Benzen trong hổn hợp là 4% (theo thể tích). Tháp hấp thu được 85% lượng benzen. Dung môi tái sinh vào tháp hấp thu có nồng độ 0.0015 kmolbenzen/kmol dung môi.đường cân bằng là Y* = 0.2X với Y*, X là tỷ số. Xác định lượng dung môi tối thiểu:
A. Ltrmin = 59.95 Kmol/h
B. Ltrmin = 39.95 Kmol/h
C. Ltrmin = 49.95 Kmol/h
D. Ltrmin = 29.95 Kmol/h
-
Câu 3:
Khí CO2 được hấp thu từ hỗn hợp khí ở 30oC, 1,2at bằng dung môi là nước tinh khiết trong một tháp mâm hai pha chuyển ngược chiều. Nồng độ CO2 được giảm từ 4% còn lại 1,4%theo thể tích. Lượng pha khí đi vào tháp là 52m3 /h. Vậy lượng khí trơ chiếm bao nhiêu (%), lượng khí hấp thụ chiếm bao nhiêu (%):
A. Gtr = 96%; Ght= 4%
B. Gtr = 4%; Ght= 96%
C. Gtr = 1,4%; Ght= 98,6%
D. Gtr = 98,6%; Ght= 1,4%
-
Câu 4:
Tháp mâm được sử dụng để hấp thụ hơi benzen trong dòng khí bằng một dung môi không bay hơi. Hỗn hợp khí đi vào ở đáy tháp có lưu lượng là 820m3 /h, tháp làm việc ở áp suất 800mmHg và nhiệt độ là 27oC. Xác định lượng hỗn hợp khí:
A. Ghh = 25.1kmol/h
B. Ghh = 35.1kmol/h
C. Ghh = 45.1kmol/h
D. Ghh = 55.1kmol/h
-
Câu 5:
Tính lượng vôi tôi cần dùng trong tháp đệm dung dịch sữa vôi cần để khử 17,5 lít khí SO2 ở (đktc):
A. 43.74 g
B. 50.62 g
C. 48.16 g
D. 45.56 g
-
Câu 6:
Xử lý khí thải bằng phương pháp đốt (cháy không hoàn toàn) sinh ra:
A. Khí thải không độc
B. Khí thải độc hơn
C. Khí thải ít độc hơn
D. Tùy từng trường hợp
-
Câu 7:
Nhiệt độ khí tải tối đa cho phép trước khi thải ra môi trường (theo TCVN) là:
A. 80oC
B. 100oC
C. 120oC
D. 140oC
-
Câu 8:
Lựa chọn phương pháp xử lý khí độc (không thu hồi) nào sau đây sẽ cho hiệu quả cao nhất:
A. Phương pháp hấp phụ
B. Phương pháp đốt
C. Phương pháp khuyếch tán
D. Phương pháp hóa học
-
Câu 9:
Phương pháp đốt có thể dùng để:
A. Xử lý tất cả các loại khí và bụi
B. Chỉ xử lý khí độc hại
C. Chỉ xử lý bụi
D. Xử lý khí ít độc
-
Câu 10:
Các yếu tố ảnh hưởng quá trình đốt:
A. Nhiệt độ cháy, thời gian đốt, sự hòa trộn chất khí, sự cung cấp oxy
B. Nhiệt độ cháy, sự hòa trộn chất khí
C. Lưu lượng khí
D. Sự cung cấp oxy
-
Câu 11:
Phương pháp đốt thường dùng để xử lý. Chọn câu sai:
A. Các chất hữu cơ dễ bay hơi
B. Các chất dễ cháy
C. Chất gây mùi
D. Các chất thải khó cháy
-
Câu 12:
Phương pháp đốt có ưu điểm:
A. Chi phí xử lý thấp
B. Xử lý triệt để khí thải
C. Hệ thống xử lý đơn giản
D. Dễ vận hành
-
Câu 13:
Nhiệt độ cần thiết đối với buồng đốt (đốt cháy hoàn toàn):
A. 00 – 600oC
B. 800 – 1100oC
C. 1500 – 1800oC
D. 1800 – 2000oC
-
Câu 14:
Thời gian cần thiết lưu khí trong buồng đốt:
A. 1 – 2s
B. 2 – 5s
C. 5 – 8s
D. 8 – 10s
-
Câu 15:
Yêu cầu đối với nhiệt độ trong buồng đốt:
A. Ổn định không thay đổi nhiệt độ
B. Thay đổi tùy theo tính chất của chất ô nhiễm
C. Thay đổi tùy theo mùa
D. Thay đổi tuỳ theo nồng độ chất ô nhiễm
-
Câu 16:
Khi sử dụng thiết bị đốt để Xử lý khí benzen thì nồng độ tối đa cho phép thải vào môi trường (theo TCVN) là bao nhiêu mg/m3:
A. 80
B. 100
C. 60
D. 120
-
Câu 17:
Để hạ nhiệt độ khí thải từ 1000oC xuống tới nhiệt độ tối đa cho phép (theo TCVN) thải ra môi trường người ta thường dùng thiết bị. Chọn câu sai:
A. Thiết bị phun sương
B. Thiết bị ống rảnh
C. Thiết bị ống lồng ống
D. Thiết bị ngưng tụ
-
Câu 18:
Xử lý khí thải bằng phương pháp đốt để đem lại lợi nhuận về kinh tế khói thải được:
A. Thu hồi nhiệt, tiết kiệm nhiên liệu
B. Không cần thu hồi nhiệt
C. Chỉ thu hồi 1 phần
D. Thu hồi khí có thể dùng lại
-
Câu 19:
Một lò đốt khí thải có chiều cao là 2m, đường kính của thiết bị này là 0,7m khí vào thiết bị với vận tốc 7m/s. Hỏi lò đốt này có khả năng đốt được với lưu lượng khí là bao nhiêu?
A. 8600 m3/h
B. 9693 m3/h
C. 9700 m3/h
D. 10000m3/h
-
Câu 20:
Một lò đốt có đường kính 0,75m lượng khí cần phải đốt là 10.000m3 /h. Tính vận tốc khí cần cấp vào và chiều cao của thiết bị để đáp ứng khả năng đốt khí với lưu lượng trên biết H = 3D:
A. 5.8 m/s và 2.5 m
B. 6.3 m/s và 2.3m
C. 7.0 m/s và 3 m
D. 7.1 m/s và 3.5 m