Trắc nghiệm Hàm số mũ. Hàm số lôgarit Toán Lớp 12
-
Câu 1:
Trong năm 2019 , diện tích rừng trồng mới của tỉnh A là 800ha . Giả sử diện tích rừng trồng mới của tỉnh A mỗi năm tiếp theo đều tăng 6% so với diện tích rừng trồng mới của năm liền trước. Kể từ sau năm 2019 , năm nào dưới đây là năm đầu tiên tỉnh A có diện tích rừng trồng mới trong năm đó đạt trên 1400ha ?
A. 2020
B. 2029
C. 2031
D. 2051
-
Câu 2:
Trong năm 2019 , diện tích rừng trồng mới của tỉnh A là 900 ha. Giả sử diện tích rừng trồng mới của tỉnh A mỗi năm tiếp theo đều tăng 6% so với diện tích rừng trồng mới của năm liền trước. Kể từ sau năm 2019, năm nào dưới đây là năm đầu tiên của tỉnh A có diện tích rừng trồng mới trong năm đó đạt trên 1700 ha?
A. 2030
B. 2029
C. 2027
D. 2028
-
Câu 3:
Trong năm 2019, diện tích rừng trồng mới của tỉnh A là 1000 ha. Giả sử diện tích rừng trồng mới của tỉnh A mỗi năm tiếp theo đều tăng 6% so với diện tích rừng trồng mới của năm liền trước. Kể từ sau năm 2019, năm nào dưới đây là năm đầu tiên tỉnh A có diện tích rừng trồng mới trong năm đó đạt trên 1400 ha
A. 2025
B. 2047
C. 2020
D. 2031
-
Câu 4:
Trong năm 2019, diện tích rừng trồng mới của tỉnh A là 600 ha . Giả sử diện tích rừng trồng mới của tỉnh A mỗi năm tiếp theo đều tăng 6% so với diện tích rừng trồng mới của năm liền trước. Kể từ sau năm 2019, năm nào dưới đây là năm đầu tiên tỉnh A có diện tích rừng trồng mới trong năm đó đạt trên 1000 ha ?
A. 2047
B. 2053
C. 2028
D. 2032
-
Câu 5:
Cho hàm số \(f(x)=(2 m-1) e^{x}+3\) . Giá trị của m để \(\begin{aligned} f^{\prime}(-\ln 3)=\frac{5}{3} \end{aligned}\) là
A. m=-1
B. m=0
C. m=3
D. m=5
-
Câu 6:
Cho hàm số \(\begin{aligned} f(x)=\ln \frac{x+1}{x+4} \end{aligned}\). Tính giá trị của biểu thức \(\begin{aligned} P=f^{\prime}(0)+f^{\prime}(3)+f^{\prime}(6)+\ldots+f^{\prime}(2019) \end{aligned}\)
A. \(\frac{2020}{2019} .\)
B. \(\frac{2021}{2023} .\)
C. \(\frac{2019}{2020} .\)
D. \(\frac{2022}{2023} .\)
-
Câu 7:
Phương trình f'(x)=0 với \(f(x)=\ln \left(x^{4}-4 x^{3}+4 x^{2}-\frac{1}{2}\right)\) có bao nhiêu nghiệm?
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 8:
Cho hàm số \(f(x)=\ln \left(\frac{x}{x+2}\right)\) Tổng \(\begin{aligned} f^{\prime}(1)+f^{\prime}(3)+f^{\prime}(5)+\ldots+f^{\prime}(2021) \end{aligned}\) bằng
A. \( \frac{{2022}}{{2023}}\)
B. \( \frac{{2021}}{{2023}}\)
C. 1
D. \( \frac{{2021}}{{2022}}\)
-
Câu 9:
Cho hàm số \(f(x)=e^{x-x^{2}}\) . Biết phương trình f''(x)=0 có hai nghiệm x1 , x2 . Tính \(x_1.x_2\)
A. \(x_1.x_2=-\frac{1}{2} .\)
B. \(x_1.x_2=-\frac{1}{4} .\)
C. \(x_1.x_2=-\frac{1}{3} .\)
D. \(x_1.x_2=-1\)
-
Câu 10:
Tính đạo hàm của hàm số \(\begin{aligned} &y=\log _{2019}|x| \end{aligned}\) với \(x\ne 0\)
A. \(y^{\prime}=\frac{x+1}{x \ln 2019}\)
B. \(y^{\prime}=\frac{1}{x \ln 2019}\)
C. \(y^{\prime}=\frac{x}{ \ln 2019}\)
D. \(y^{\prime}=\frac{-1}{x \ln 2019}\)
-
Câu 11:
Cho hàm \(y=x[\cos (\ln x)+\sin (\ln x)]\). Khi đó \(y^{\prime \prime}-x y^{\prime}+2 y\) bằng với ?
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 12:
Cho hàm số \(f(x)=\ln 2018+\ln \left(\frac{x}{x+1}\right) \text { . }\)Tính \(\begin{aligned} S=\frac{1}{1}-\frac{1}{2}+\frac{1}{2}-\frac{1}{3}+\ldots+\frac{1}{2017}-\frac{1}{2018} \end{aligned}\)
A. \(\frac{1}{2017} \text { . }\)
B. \(\frac{2018}{2017} \text { . }\)
C. \(\frac{2017}{2018} \text { . }\)
D. \(\frac{1}{2018} \text { . }\)
-
Câu 13:
Cho hàm số \(y=\frac{\ln x}{x}\) . Khi đó \(2 y^{\prime}+x y^{\prime \prime}\) bằng với
A. \(-\frac{1}{x^{2}}\)
B. \(2x^2\)
C. 1
D. \(\frac{1}{x^{2}}\)
-
Câu 14:
Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số m để hàm số \(y=\frac{1}{\sqrt{2 m+1-x}}+\log _{3} \sqrt{x-m}\) xác định trên khoảng (2;3).
A. \(m\in\{1;2;3\}\)
B. \(m\in\{2;3\}\)
C. \(m\in\{0;1;2;3;4;5\}\)
D. \(m\in\{0;1;2;3;4\}\)
-
Câu 15:
Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y=\log \left(x^{2}-2 m x+4\right)\) có tập xác định là \(\mathbb{R}\) .
A. m>2
B. m<-2
C. -2<m<2
D. Không tồn tại m.
-
Câu 16:
Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m trên [-2018; 2018] để hàm số\(y=\ln \left(x^{2}-2 x-m+1\right) \text { có }\) có tập xác định là \(\mathbb{R}\) ?
A. 2018
B. 2020
C. 4036
D. 1001
-
Câu 17:
Tìm tất cả các giá trị của m để hàm số \(y=\ln \left(-x^{2}+m x+2 m+1\right) \) xác định với mọi \(x \in(1 ; 2)\)
A. \( m \geq \frac{3}{4}\)
B. \( m \leq \frac{3}{4}\)
C. \( m >\frac{3}{4}\)
D. \( m < \frac{3}{4}\)
-
Câu 18:
Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y=\ln \left(x^{2}-2 x+m+1\right)\) có tập xác định là \(\mathbb{R}\).
A. m>1
B. m>2
C. 1<m<2
D. m<0
-
Câu 19:
\(\text { Giá trị lớn nhất của hàm số } y=2^{x+1}-\frac{4}{3} \cdot 8^{x} \text { trên }[-1 ; 0] \text { bằng }\)
A. \(y_{\max}=\frac{1}{3}\)
B. \(y_{\max}=\frac{2}{3}\)
C. \(y_{\max }=0,9428 \text { . }\)
D. \(y_{\max}=\frac{5}{6}\)
-
Câu 20:
\(\text { Giá trị nhỏ nhất của hàm số } y=2^{x+1}-\frac{4}{3} \cdot 8^{x} \text { trên }[-1 ; 0] \text { bằng }\)
A. \(y_{\min }=\frac{-1}{3} \text { . }\)
B. \(y_{\min }=\frac{1}{3} \text { . }\)
C. \(y_{\min }=\frac{2}{3} \text { . }\)
D. \(y_{\min }=0 \text { . }\)
-
Câu 21:
Hàm số \(y=x e^{-3 x}\) đạt cực đại tại
A. \(x=\frac{1}{3}\)
B. \(x=\frac{1}{3e}\)
C. x=e
D. x=1
-
Câu 22:
Đạo hàm của hàm số \(f(x)=\log _{2}\left|x^{2}-2 x\right|\) là
A. \(\frac{ x-2}{\left|x^{2}-2 x\right| \ln 2}\)
B. \(\frac{2 x-2}{\left(x^{2}-2 x\right) \ln 2}\)
C. \(\frac{2 x-2}{\left(x^{2}- x\right) \ln 2}\)
D. \(\frac{2 x-1}{\left(x^{2}-2 x\right) \ln 2}\)
-
Câu 23:
Tính đạo hàm của hàm số \(y=2^{x} \ln x-\frac{1}{e^{x}}\)
A. \(\left(\frac{1}{x}+(\ln 2)(\ln x)\right)+\frac{1}{\mathrm{e}^{x}} \text { . }\)
B. \(\left(\frac{1}{x}+(\ln 2)(\ln x)\right).\)
C. 1
D. \(\left(\frac{1}{x}+\ln x\right)+\frac{1}{\mathrm{e}^{x}} \text { . }\)
-
Câu 24:
Cho hàm số \(y=\frac{1}{x+1+\ln x} \text { với } x>0 \text { . Khi đó }-\frac{y^{\prime}}{y^{2}}\) bằng
A. \(1-\frac{1}{x} \text { . }\)
B. \(1+\frac{1}{x^2+1} \text { . }\)
C. 1
D. \(1+\frac{1}{x} \text { . }\)
-
Câu 25:
Tính đạo hàm của hàm số \(y=\log _{9}\left(x^{2}+1\right)\)
A. \(\frac{x+3}{\left(x^{2}+1\right) \ln 3} \text { . }\)
B. \(\frac{x}{\left(x^{2}+1\right) \ln 3} \text { . }\)
C. \(\frac{x+1}{\left(x^{2}+1\right) \ln 3} \text { . }\)
D. \(\frac{x}{\left(x^{2}+3\right) \ln 3} \text { . }\)
-
Câu 26:
Tính đạo hàm của hàm số \(y=\frac{1-x}{2^{x}}\)
A. \(\frac{\ln 2 \cdot(x-1)+2}{2^{x}}\)
B. \(\frac{\ln 2 \cdot(x-1)-1}{2^{x}}\)
C. \(\frac{ 2}{2^{x}\ln 2}\)
D. \(\frac{ 1}{2^{x}\ln 2}\)
-
Câu 27:
Đạo hàm của hàm số \(y=\log _{3}\left(x^{2}+x+1\right)\) là:
A. \(\frac{x+1}{\left(x^{2}+x+1\right) \ln 3}\)
B. \(\frac{2 x+1}{\left(x^{2}+x+1\right) \ln 3}\)
C. \(\frac{2 x+1}{\left(x^{2}+x+2\right) \ln 3}\)
D. \(\frac{1}{\left(x^{2}+x+1\right) \ln 3}\)
-
Câu 28:
Đạo hàm của hàm số \(y=e^{1-2 x}\) là
A. \(y'=-2x \cdot e^{1-2 x}\)
B. \(y'=5\cdot e^{1-2 x}\)
C. \(y'=-2 \cdot e^{1-2 x}\)
D. \(y'= e^{1-2 x}\)
-
Câu 29:
Hàm số \(y=2^{x^{2}-3 x}\) có đạo hàm là
A. \((5 x-3) \cdot 3^{x^{2}-3 x} \cdot \ln 3\)
B. \((2 x-3) \cdot 3^{x^{2}-3 x} \cdot \ln 3\)
C. \((2 x-3) \cdot \ln 3\)
D. \(3^{x^{2}-3 x} \cdot \ln 3\)
-
Câu 30:
Hàm số \(y=2^{x^{2}-3 x}\) có đạo
A. \((2 x-3) 2^{x^{2}-3 x} \ln (2x-3)\)
B. \((2 x-3) 2^{x^{2}-3 x} \)
C. \(2^{x^{2}-3 x} \ln 2\)
D. \((2 x-3) 2^{x^{2}-3 x} \ln 2\)
-
Câu 31:
Tìm tập xác định D của hàm số \(y=\log _{2019}\left(4-x^{2}\right)+(2 x-3)^{-2019}\) là:
A. \(\mathrm{D}=\left(-2 ; 0\right) \cup\left(\frac{3}{2} ; 2\right)\)
B. \(\mathrm{D}=\left(-\infty ; \frac{3}{2}\right) \cup\left(\frac{3}{2} ; 2\right)\)
C. \(\mathrm{D}=\left(-2 ; \frac{3}{2}\right) \cup\left(\frac{3}{2} ; 2\right)\)
D. \(\mathrm{D}=\left(\frac{3}{2} ; 2\right)\)
-
Câu 32:
Tập xác định của \(y=\ln \left(-x^{2}+5 x-6\right)\) là
A. \(D=(2;3)\)
B. \(D=(3;5)\)
C. \(D=(3;+\infty)\)
D. \(D=(5;+\infty)\)
-
Câu 33:
Tập xác định của hàm số \(y=\log _{2021}\left(3 x-x^{2}\right)\) là:
A. \(D=(0 ; +\infty)\)
B. \(D=(0 ; 3)\)
C. \(D=(3 ; +\infty)\)
D. \(D=(-\infty;0)\)
-
Câu 34:
Tập xác định của hàm số \(y=\log _{3}\left(x^{2}-4 x+3\right)\) là:
A. \(D = \left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\)
B. \(D = \left( { - \infty ;-1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\)
C. \(D = \left( { - \infty ;-1} \right)\)
D. \(D = \left( { - \infty ;1} \right)\)
-
Câu 35:
Tiêm vào máu bệnh nhân 10cm3 dung dịch chứa \({}_{11}^{24}Na\) có chu kì bán rã T = 15h với nồng độ 10-3mol/lít. Sau 6h lấy 10cm3 máu tìm thấy 1,5.10-8 mol Na24. Coi Na24 phân bố đều. Thể tích máu của người được tiêm khoảng:
A. 5,1 lít
B. 6,2 lít
C. 4,8 lít
D. 7,3 lít
-
Câu 36:
Ông B đến siêu thị điện máy để mua một cái laptop với giá 15,5 triệu đồng theo hình thức trả góp với lãi suất 2,5% một tháng. Để mua trả góp ông B phải trả trước 30% số tiền, số tiền còn lại ông sẽ trả dần trong thời gian 6 tháng kể từ ngày mua, mỗi lần trả cách nhau 1 tháng. Số tiền mỗi tháng ông B phải trả là như nhau và tiền lãi được tính theo nợ gốc còn lại ở cuối mỗi tháng. Hỏi, nếu ông B mua theo hình thức trả góp như trên thì số tiền phải trả nhiều hơn so với giá niêm yết là bao nhiêu? Biết rằng lãi suất không đổi trong thời gian ông B hoàn nợ và hàng tháng ông B đều trả tiền đúng hạn. (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng chục nghìn)
A. 1628000 đồng
B. 2325000 đồng
C. 1384000 đồng
D. 970000 đồng
-
Câu 37:
Trong kinh tế vĩ mô (macroeconomics), lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả".
Hình minh hoạ: Tỷ lệ lạm phát của 5 thành viên chính của G8 từ1950 tới 1994
Giả sử tỉ lệ lạm phát của Trung Quốc trong năm 2016 dự báo vào khoảng là 2,5 % và tỉ lệ này không thay đổi trong 10 năm tiếp theo. Hỏi nếu năm 2016, giá xăng là 10.000 NDT/ lít thì năm 2025 giá tiền xăng là bao nhiêu tiền một lít? ( kết quả làm tròn đến hàng đơn vị)
A. 12488 NDT/ lít
B. 12480 NDT/ lít
C. 12490 NDT/ lít
D. 12489 NDT/ lít
-
Câu 38:
Sự tăng trưởng của một loài vi khuẩn được tính theo công thức \(f(t)=A{{e}^{rt}}\), trong đó A là số lượng vi khuẩn ban đầu, r là tỷ lệ tăng trưởng \(\left( r>0 \right)\), t (tính theo giờ) là thời gian tăng trưởng. Biết số vi khuẩn ban đầu có 1000 con và sau 10 giờ là 5000 con. Hỏi sao bao lâu thì số lượng vi khuẩn tăng gấp 10 lần.
A. 5ln 20 giờ
B. 5ln 10 giờ
C. \(10{\log _5}10\) giờ
D. \(10{\log _5}20\) giờ
-
Câu 39:
Một người gửi tiết kiệm 100 triệu đồng với lãi suất kép theo quý 2%. Hỏi sau 2 năm người đó lấy lại được tổng là bao nhiêu tiền?
A. 171 triệu
B. 117,1 triệu
C. 160 triệu
D. 116 triệu
-
Câu 40:
Một người gửi tiết kiệm ngân hàng, mỗi tháng gửi 1 triệu đồng, với lãi suất kép 1%/tháng. Gửi được hai năm 4 tháng người đó có công việc nên đã rút toàn bộ gốc và lãi về. Số tiền người đó rút được là:
A. \(100.\left[ {{{(1,01)}^{27}} - 1} \right]\) triệu đồng
B. \(101.\left[ {{{(1,01)}^{27}} - 1} \right]\) triệu đồng
C. \(100.\left[ {{{(1,01)}^{28}} - 1} \right]\) triệu đồng
D. \(101.\left[ {{{(1,01)}^{28}} - 1} \right]\) triệu đồng
-
Câu 41:
Một người gửi tiết kiệm ngân hàng, mỗi tháng gửi 1 triệu đồng, với lãi suất kép 1%/tháng. Gửi được hai năm 6 tháng người đó có công việc nên đã rút toàn bộ gốc và lãi về. Số tiền người đó rút được là:
A. \(101.\left[ {{{(1,01)}^{30}} - 1} \right]\) triệu đồng
B. \(101.\left[ {{{(1,01)}^{29}} - 1} \right]\) triệu đồng
C. \(100.\left[ {{{(1,01)}^{30}} - 1} \right]\) triệu đồng
D. \(100.\left[ {{{(1,01)}^{30}} - 1} \right]\) triệu đồng
-
Câu 42:
Một người gửi tiết kiệm ngân hàng, mỗi tháng gửi 1 triệu đồng, với lãi suất kép 1%/tháng. Gửi được hai năm 3 tháng người đó có công việc nên đã rút toàn bộ gốc và lãi về. Số tiền người đó rút được là:
A. \(100.\left[ {{{(1,01)}^{26}} - 1} \right]\) triệu đồng
B. \(101.\left[ {{{(1,01)}^{27}} - 1} \right]\) triệu đồng
C. \(100.\left[ {{{(1,01)}^{27}} - 1} \right]\) triệu đồng
D. \(101.\left[ {{{(1,01)}^{26}} - 1} \right]\) triệu đồng
-
Câu 43:
Một người gửi 15 triệu đồng vào ngân hàng theo thể thức lãi kép kì hạn 1 năm với lãi suất 7,56% một năm. Giả sử lãi suất không thay đổi, hỏi số tiền người đó thu được (cả vốn lẫn lãi) sau 5 năm là bao nhiêu triệu đồng (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) ?
A. 22,59 triệu đồng.
B. 20,59 triệu đồng.
C. 19,59 triệu đồng.
D. 21,59 triệu đồng.
-
Câu 44:
Một người gửi 6 triệu đồng vào ngân hàng theo thể thức lãi kép, kì hạn 1 năm với lãi suất 7,56% một năm. Hỏi sau bao nhiêu năm người gửi sẽ có ít nhất 12 triệu đồng từ số tiền gửi ban đầu? (giả sử lãi suất không thay đổi)
A. 10 năm
B. 9 năm
C. 8 năm
D. 15 năm
-
Câu 45:
Bà A gửi 100 triệu đồng vào ngân hàng theo thể thức lãi kép (đến kì hạn mà người gửi không rút lãi ra thì tiền lãi được tính vào vốn của kì kế tiếp) với lãi suất 7% một năm. Hỏi sau 2 năm bà A thu được lãi là bao nhiêu (giả sử lãi suất không thay đổi) ?
A. 15 ( triệu đồng).
B. 14,49 ( triệu đồng).
C. 20 ( triệu đồng).
D. 14,50 ( triệu đồng).
-
Câu 46:
Một người gửi số tiền 100 triệu đồng vào ngân hàng với lãi suất 5% một năm. Biết rằng nếu không rút tiền ra khỏi ngân hàng thì cứ sau mỗi năm, số tiền lãi được nhập vào vốn ban đầu. Sau n năm (\(n\in {{\mathbb{N}}^{*}}\)), nếu trong khoảng thời gian này không rút tiền ra và lãi suất không thay đổi, người đó nhận được
A. \(100.{\left( {1,05} \right)^{n - 1}}\) triệu đồng.
B. \(100.{\left( {1,05} \right)^{2n}}\) triệu đồng.
C. \(100.{\left( {1,05} \right)^n}\) triệu đồng.
D. \(100.{\left( {1,05} \right)^{n + 1}}\) triệu đồng.
-
Câu 47:
Một người gửi tiết kiệm số tiền 100.000.000 VNĐ vào ngân hàng với lãi suất 8% một năm và lãi hàng năm được nhập vào vốn. Hỏi sau 15 năm, số tiền người ấy nhận về là bao nhiêu? (làm tròn đến đơn vị nghìn đồng)
A. 117.217.000 VNĐ.
B. 417.217.000 VNĐ
C. 317.217.000 VNĐ
D. 217.217.000 VNĐ
-
Câu 48:
Một công ty vừa tung ra thị trường sản phẩm mới và họ tổ chức quảng cáo trên truyền hình mỗi ngày. Một nghiên cứu thị trường cho thấy, nếu sau x quảng cáo được phát thì số % người xem mua sản phẩm là \(P(x)=\frac{100}{1+49{{e}^{-0.015x}}},x\ge 0\). Hãy tính số quảng cáo được phát tối thiểu để số người mua đạt hơn 75%.
A. 333
B. 343
C. 330
D. 323
-
Câu 49:
Một nghiên cứu cho thấy một nhóm học sinh được cho xem cùng một danh sách các loài động vật và được kiểm tra lại xem họ nhớ bao nhiêu % mỗi tháng. Sau t tháng, khả năng nhớ trung bình của nhóm học sinh được cho bởi công thức \(M\left( t \right)=75-20\ln \left( t+1 \right),t\ge 0\) (đơn vị %). Hỏi sau khoảng bao lâu thì nhóm học sinh nhớ được danh sách đó dưới 10%?
A. 24.79 tháng
B. 23 tháng
C. 24 tháng
D. 22 tháng
-
Câu 50:
Trong vật lí, sự phân rã của các chất phóng xạ được biểu diễn bởi công thức: \(m\left( t \right)={{m}_{0}}{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{\frac{t}{T}}}\), trong đó \({{m}_{0}}\) là khối lượng ban đầu của chất phóng xạ (tại thời điểm t = 0); T là chu kì bán rã (tức là khoảng thời gian để một nửa khối lượng chất phóng xạ bị biến thành chất khác). Chu kì bán rã của Cabon \(^{14}C\) là khoảng 5730 năm. Người ta tìm được trong một mẫu đồ cổ một lượng Cabon và xác định được nó đã mất khoảng 25% lượng Cabon ban đầu của nó. Hỏi mẫu đồ cổ đó có tuổi là bao nhiêu?
A. 2378 năm
B. 2300 năm
C. 2387 năm
D. 2400 năm