950+ câu trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng an ninh
950+ câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi dễ dàng hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nhiệm vụ phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ được xác định:
A. Là nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng an ninh hiện nay.
B. Là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong các nhiệm vụ quốc phòng an ninh hiện nay.
C. Là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng trong các nhiệm vụ quốc phòng an ninh hiện nay.
D. Là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay.
-
Câu 2:
Quan điểm chủ đạo trong đấu tranh phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình là:
A. Là một cuộc đấu tranh dân tộc rất gay go, quyết liệt trong mọi lĩnh vực.
B. Là một cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt, lâu dài và phức tạp trên mọi lĩnh vực
C. Là một cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc gay go, quyết liệt, lâu dài và phức tạp trên mọi lĩnh vực.
D. Là một cuộc chiến tranh chính trị quyết liệt giữa chủ nghĩa tư bản và CNXH.
-
Câu 3:
Trong phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ cần phát huy sức mạnh tổng hợp:
A. Của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
B. Của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
C. Của các lĩnh vực, các mặt trận, của cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
D. Của các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
-
Câu 4:
Giải pháp phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là:
A. Nâng cao nhận thức về âm mưu phá hoại của kẻ thù.
B. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân.
C. Xây dựng các tổ chức chính trị vững mạnh.
D. Xây dựng lực lượng quân đội, công an vững mạnh.
-
Câu 5:
Giải pháp phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là:
A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế.
B. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt.
C. Đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội.
D. Xây dựng lòng yêu nước cho tuổi trẻ, nhất là học sinh sinh viên.
-
Câu 6:
Vũ khí công nghệ cao là loại vũ khí:
A. Dựa trên những thành tựu của cách mạng khoa học.
B. Dựa trên sự phát triển của nền khoa học quân sự.
C. Dựa trên sự phát triển của nền khoa học tiên tiến.
D. Có sự nhảy vọt về chất lượng về tính năng kỹ thuật, chiến thuật.
-
Câu 7:
Đặc điểm của vũ khí công nghệ cao:
A. Khả năng phá hủy được nhiều phương tiện của đối phương.
B. Khả năng tiêu diệt được nhiều sinh lực của đối phương.
C. Khả năng phát triển và cạnh tranh cao.
D. Hàm lượng tri thức, kỹ năng tự động hóa cao.
-
Câu 8:
Tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao:
A. Phương thức tiến hành chiến tranh kiểu mới.
B. Hình thức tiến hành chiến tranh kiểu mới.
C. Hình thức chiến thuật kiểu mới.
D. Thủ đoạn tác chiến mới.
-
Câu 9:
Mục đích sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch nhằm:
A. Giành quyền làm chủ trên không, làm chủ chiến trường, phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng.
B. Giành quyền làm chủ trên biển, làm chủ chiến trường, phá hoại tiềm lực kinh tế quốc phòng.
C. Giành quyền làm chủ trên bộ, làm chủ chiến trường, phá hoại tiềm lực kinh tế quốc phòng.
D. Giành quyền làm chủ địa hình, làm chủ chiến trường, phá hoại tiềm lực kinh tế quốc phòng.
-
Câu 10:
Hướng tiến công tác chiến vũ khí công nghệ cao có thể xuất phát từ:
A. Biên giới trên bộ, chính diện, trong chiều sâu cả nước.
B. Biên giới trên biển, nhiệt độ cao, cường độ lớn.
C. Biên giới trên không, ngày từ đầu và suốt quá trình chiến tranh.
D. Từ nhiều hướng, vào nhiều mục tiêu và diễn ra cùng một lúc.
-
Câu 11:
Trong chiến tranh Nam Tư 1999 địch đã sử dụng:
A. 100% vũ khí công nghệ cao.
B. 90% vũ khí công nghệ cao.
C. 50% vũ khí công nghệ cao.
D. 30% vũ khí công nghệ cao.
-
Câu 12:
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã sử dụng vũ khí công nghệ cao chưa:
A. Đã sử dụng.
B. Chưa sử dụng.
C. Chuẩn bị sử dụng.
D. Có kế hoạch sử dụng.
-
Câu 13:
Điểm mạnh của vũ khí công nghệ cao là:
A. Độ chính xác cao, uy lực sát thương lớn, tầm hoạt động xa.
B. Hàm lượng tri thức cao, được nâng cấp liên tục.
C. Có tính cạnh tranh cao, hiệu suất chiến đấu lớn.
D. Không bị tác động bởi địa hình thời tiết.
-
Câu 14:
Điểm yếu của vũ khí công nghệ cao:
A. Bay ở tầm thấp và tốc độ chậm dễ bị đối phương theo dõi phát hiện.
B. Uy lực sát thương quá lớn nên bị thế giới lên án.
C. Dựa hoàn toàn vào các phương tiện kỹ thuật, dễ bị đối phương đánh lừa.
D. Gặp địa hình rừng núi không phát huy được tác dụng.
-
Câu 15:
Vì sao tác chiến bằng vũ khí công nghệ cao không thể kéo dài:
A. Vì công tác bảo quản, bảo dưỡng quá khó khăn.
B. Vì chế tạo quá phức tạp, khó đảm bảo số lượng.
C. Vì quá tốn kém.
D. Vì sợ dư luận quốc tế.
-
Câu 16:
Tổ chức nghi binh đánh lừa vũ khí công nghệ cao của địch là:
A. Lợi dụng môi trường tự nhiên như địa hình, địa vật, rừng che giấu mục tiêu.
B. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật giảm bớt đặc trưng ánh sáng, âm thanh, điện từ.
C. Làm cho mục tiêu của ta gần giống như môi trường xung quanh.
D. Hành động tạo hiện trường giả để đánh lừa đối phương.
-
Câu 17:
Biện pháp thụ động nhằm phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao:
A. Tổ chức phá hoại hệ thống trinh sát, thông tin, rađa của địch.
B. Tổ chức bố trí lực lượng phân tán, có khả năng tác chiến độc lập.
C. Nắm chắc thời cơ, cơ động phòng tránh, chủ động đánh địch từ xa.
D. Đánh vào mắc xích then chốt của hệ thống vũ khí công nghệ cao.
-
Câu 18:
Biện pháp chủ động phòng chống địch tiến công bằng vũ khí công nghệ cao:
A. Gây nhiễu các trang bị trinh sát của địch làm giảm hiệu quả trinh sát.
B. Nắm chắc thời cơ, trinh sát chặt chẽ, chủ động đánh địch từ xa.
C. Tổ chức bố trí lực lượng phân tán, đánh vào mắc xích then chốt.
D. Dụ địch đánh vào những mục tiêu có giá trị thấp làm chúng tiêu hao lớn.
-
Câu 19:
Biện pháp chủ động nhằm phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao:
A. Che giấu mục tiêu làm hạn chế đặc trưng của mục tiêu ban đầu.
B. Tổ chức, bố trí lực lượng phân tán, có khả năng tác chiến độc lập.
C. Tổ chức tốt việc nghi binh đánh lừa địch.
D. Nắm chắc thời cơ chủ động đánh địch từ xa, phá thế tiến công của địch.
-
Câu 20:
Biện pháp chủ động nhằm phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao:
A. Lợi dụng đặc điểm đồng bộ của phương tiện trinh sát của địch để đánh địch.
B. Lợi dụng đặc điểm đồng bộ của phương tiện trinh sát của địch để che giấu mục tiêu.
C. Lợi dụng đặc điểm đồng bộ của vũ khí công nghệ cao, đánh vào mắc xích then chốt.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 21:
Trong chiến tranh, để phòng chống trinh sát của địch, trước tiên cần xác định:
A. Hạn chế đặc trưng mục tiêu, xóa bỏ sự khác biệt giữa mục tiêu với môi trường.
B. Che giấu mục tiêu, triệt để lợi dụng môi trường tự nhiên.
C. Ngụy trang mục tiêu, gây nhiễu phương tiện trinh sát của địch.
D. Ý thức phòng chống trinh sát, sau đó áp dụng các biện pháp phòng chống.
-
Câu 22:
Về mặt tư tưởng, hiểu đúng đặc điểm của vũ khí công nghệ cao nhằm:
A. Tổ chức lực lượng, phương tiện đánh phá vũ khí công nghệ cao hiệu quả.
B. Tổ chức các phương án phòng tránh đánh trả tốt nhất.
C. Khoét sâu điểm yếu làm cho vũ khí công nghệ cao bị mất tác dụng.
D. Không tuyệt đối hóa dẫn đến tâm lý hoang mang, không coi thường dẫn đến chủ quan.
-
Câu 23:
Lực lượng tự vệ được tổ chức ở:
A. Ở xã, phường thị trấn.
B. Ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị.
C. Tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế.
D. Cả B và C.
-
Câu 24:
Vị trí, vai trò của lực lượng dân quân tự vệ:
A. Dân quân tự vệ là lực lượng cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
B. Dân quân tự vệ là một lực lượng chiến lược trong chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân.
C. Dân quân tự vệ là lực lượng xung kích trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
D. Dân quân tự vệ là lực lượng xung kích trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
-
Câu 25:
Nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ:
A. Học tập chính trị và huấn luyện quân sự.
B. Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập.
C. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
D. Cả B và C.
-
Câu 26:
Phương châm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ:
A. Vững mạnh, rộng khắp coi trọng chất lượng là chính.
B. Vững mạnh, toàn diện lấy chất lượng chính trị là chính.
C. Vững mạnh, coi trọng cả số lượng và chất lượng.
D. Vững mạnh về mọi mặt, lấy chính trị làm cơ sở.
-
Câu 27:
Dân quân tự vệ được tổ chức thành 2 lực lượng là:
A. Lực lượng cơ động và lực lượng rộng rãi.
B. Lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.
C. Lực lượng quân sự và lực lượng chính trị.
D. Lực lượng cơ động và lực lượng dự bị.
-
Câu 28:
Nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ cơ động:
A. Trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
B. Cơ động chiến đấu, chiến đấu tại chỗ.
C. Chiến đấu, chi viện cho lực lượng quân đội và công an khi cần.
D. Chiến đấu, chi viện cho lực lượng chiến đấu tại chỗ và địa phương khác khi cần.
-
Câu 29:
Khi hết thời gian phục vụ trong lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt thì có thể tham gia:
A. Lực lượng dân quân tự vệ cơ động.
B. Lực lượng dân quân tự vệ tại chỗ.
C. Lực lượng dân quân tự vệ rộng rãi.
D. Lực lượng dân quân tự vệ thường trực.
-
Câu 30:
Độ tuổi của công dân Việt Nam tham gia lực lượng dân quân tự vệ:
A. Nam từ đủ 18 tuổi đến hết 30 tuổi; nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 35 tuổi.
B. Nam từ đủ 18 tuổi đến hết 35 tuổi; nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 35 tuổi.
C. Nam từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi; nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 35 tuổi.
D. Nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi; nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi.
-
Câu 31:
Tiểu đội trưởng, trung đội trưởng dân quân tự vệ do ai bổ nhiệm:
A. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã bổ nhiệm.
B. Chủ tịch ủy ban nhân dân xã bổ nhiệm.
C. Huyện đội trưởng bổ nhiệm.
D. Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện bổ nhiệm.
-
Câu 32:
Trong ban chỉ huy quân sự, chính trị viên do ai đảm nhiệm:
A. Bí thư Chi bộ hoặc Bí thư Đảng ủy chủ nhiệm.
B. Phó bí thư, chủ tịch ủy ban nhân dân đảm nhiệm.
C. Ủy viên thường vụ Đảng ủy đảm nhiệm.
D. Chủ tịch ủy ban nhân dân đảm nhiệm.
-
Câu 33:
Biện pháp xây dựng lực lượng dân quân tự vệ trong giai đoạn hiện nay:
A. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng.
B. Phát huy sức mạnh tổng hợp của chính quyền địa phương.
C. Phát huy sức mạnh tổng hợp trên địa bàn.
D. Phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân trên địa bàn.
-
Câu 34:
Lực lượng dự bị động viên bao gồm:
A. Quân nhân thường trực và phương tiện kỹ thuật.
B. Quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật.
C. Quân nhân chuyên nghiệp và nhân viên kỹ thuật.
D. Sĩ quan và hạ sĩ quan quân đội, công an.
-
Câu 35:
Công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên có vị trí vai trò:
A. Rất quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
B. Quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
C. Trọng tâm trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
D. Cấp bách trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 36:
Quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên:
A. Đảm bảo số lượng, chất lượng cao, rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu.
B. Đảm bảo toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung nâng cao chất lượng.
C. Đảm bảo số lượng đủ, chất lượng cao, xây dựng toàn diện nhưng có trọng tâm trọng điểm.
D. Đảm bảo số lượng đông, chất lượng cao cho những đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu
-
Câu 37:
Quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên là phải:
A. Phát huy sức mạnh của bộ, ngành và địa phương.
B. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị
C. Phát huy sức mạnh của toàn dân trên tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội.
D. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
-
Câu 38:
Quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên:
A. Đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Quốc Phòng và Ủy ban nhân dân các địa phương.
B. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng các cấp ở địa phương, bộ, ngành.
C. Đặt dưới sự lãnh đạo của các tổ chức chính trị xã hội.
D. Đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban nhân dân các cấp.
-
Câu 39:
Xây dựng lực lượng dự bị động viên đặt dưới sự lãnh đạo:
A. Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng.
B. Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Nhà nước.
C. Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Bộ Quốc Phòng.
D. Toàn diện về mọi mặt của các tổ chức xã hội.
-
Câu 40:
Nội dung xây dựng lực lượng dự bị động viên:
A. Tạo nguồn, đăng ký, quản lý lực lượng dự bị động viên.
B. Tạo nguồn, đăng ký, biên chế lực lượng dự bị động viên.
C. Tạo nguồn, đăng ký, tổ chức lực lượng dự bị động viên theo kế hoạch.
D. Tạo nguồn, đăng ký, kiểm tra lực lượng dự bị động viên theo quy định.
-
Câu 41:
Nguyên tắc sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị dự bị động viên là:
A. Theo mức độ sức khỏe, theo tuổi đời và theo cư trú.
B. Theo trình độ chuyên môn, theo hạng, theo cư trú.
C. Theo quân hàm, theo chức vụ và chuyên môn.
D. Theo hạng và theo trình độ văn hóa.
-
Câu 42:
Phương châm huấn luyện đối với lực lượng dự bị động viên:
A. Chất lượng, thiết thực, hiệu quả tập trung vào khoa học quân sự hiện đại.
B. Cơ bản thống nhất, coi trọng khâu kỹ thuật tác chiến, phối hợp giữa các lực lượng.
C. Chất lượng, thiết thực, hiệu quả sát thực tế chiến đấu tại địa bàn.
D. Chất lượng, thiết thực, hiệu quả, tập trung có trọng tâm, trọng điểm.
-
Câu 43:
Xây dựng lực lượng dự bị động viên là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của:
A. Nhà nước, Ủy ban nhân dân các cấp.
B. Cấp ủy, chính quyền địa phương.
C. Cán bộ, ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương.
D. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị.
-
Câu 44:
Động viên công nghiệp Quốc phòng được chuẩn bị:
A. Từ thời bình.
B. Khi bắt đầu chiến tranh.
C. Trong quá trình chiến tranh.
D. Kết thúc chiến tranh.
-
Câu 45:
Động viên công nghiệp có áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hay không:
A. Có.
B. Không.
C. Tùy tình hình cụ thể.
D. Có thể động viên một phần hoặc toàn bộ.