810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng
Bộ 810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về tai - mũi - họng, các bệnh liên quan đến nó và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
-
Câu 1:
Không thể chỉ định chụp phim Blondeau để chẩn đoán cho:
A. Viêm xoang sàng sau
B. Viêm xoang sàng sau
C. Chấn thương tụ máu trong xoang hàm
D. Chấn thương xoang trán
-
Câu 2:
Triệu chứng đau tai rất dữ dội, đau thành từng đợt, đau sâu trong tai và lan ra phía sau vùng xương chũm hay lan ra cả vùng thái dương gây nên tình trạng nhức đầu, gặp trong:
A. Viêm tai giữa cấp giai đoạn ứ mủ
B. Viêm tai giữa cấp giai đoạn thủng nhĩ
C. Viêm tai xương chũm mạn tính có thủng nhĩ
D. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm
-
Câu 3:
Nơi nào bị tổn thương có thể gây điếc tiếp nhận:
A. Chuổi xương con
B. Vòi nhĩ
C. Ống tai ngoài
D. Dây thần kinh thính giác
-
Câu 4:
Trong bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh thường bị ngứa và nhảy mũi và trong nước mũi thường có nhiều:
A. Bạch cầu đa nhân trung tính
B. Bạch cầu lympho
C. Glucoza
D. Bạch cầu eosinophile
-
Câu 5:
Triệu chứng nào ít nghĩ tới áp xe quanh amidan:
A. Nuốt đau, có thể đau lan lên tai
B. Sưng hạch góc hàm
C. Hơi thở hôi
D. Không sốt
-
Câu 6:
Đặc điểm nào không thuộc giải phẩu vùng họng:
A. Là ngả tư đường ăn và đường thở
B. Có buồng thanh thất Morgagnie nằm giữa băng thanh thất và dây thanh âm
C. Là một ống cơ mạc đi từ vòm mũi họng đến miệng thực quản
D. Họng có 3 tầng: Họng mũi, họng miệng và họng thanh quản
-
Câu 7:
Dấu hiệu nào sau đây quan trọng nhất chẩn đoán dị vật phế quản:
A. Tiền sử có “Hội chứng xâm nhập”
B. thở hai thì, thở nhanh nông
C. Soi gắp được dị vật phía dưới khí quản
D. Ho và sốt cao
-
Câu 8:
Bản chất dị vật đường ăn ở nước ta hay gặp nhất:
A. Dị vật sống
B. Các loại xương trong thực phẩm ăn uống
C. Các loại hạt trái cây
D. Các mẫu đồ chơi trẻ em
-
Câu 9:
Tìm một lý do nạn nhân bị di chứng vẹo, lệch vách ngăn… do chấn thương chưa thật thuyết phục:
A. Do bận việc, sau chấn thương hết chảy máu mũi
B. Do chỉnh hình dưới gây tê
C. Do cơ sở y tế quá xa, kinh tế khó khăn
D. Tổn thương mũi hết giai đoạn cấp cứu: hết đau, hết chảy máu hoặc đã cầm máu…
-
Câu 10:
Trong giai đoạn toàn phát, triệu chứng toàn thân đặc trưng gợi ý bệnh nhân viêm tai xương chũm có biến chứng viêm tắc tĩnh mạch bên là:
A. Nhịp thở nhanh và bệnh nhân mệt mỏi nhiều
B. Mạch thay đổi lên xuống theo nhiệt độ
C. Vẻ mặt bơ phờ nhưng tinh thần vẫn tĩnh táo
D. Các cơn rét run tái diễn nhiều lần kèm theo sốt cao
-
Câu 11:
Cần phải làm gì với một trẻ bị phế quản phế viêm kéo dài, tái phát nhiều lần, mặc dù đã điều trị tích cực, X quang có xẹp phổi?
A. Tăng liều kháng sinh
B. Lấy đờm thử vi trùng và làm kháng sinh đồ
C. Tiến hành nội soi khí phế quản kiểm tra
D. Làm phản ứng nội bì IDR
-
Câu 12:
Tính chất nào ít được sử dụng trong việc chọn lựa kháng sinh điều trị viêm mũi xoang:
A. Dễ sử dụng 2 lần / ngày
B. Hoạt tính diệt khuẩn
C. Sử dụng theo đường tiêm bắp
D. Có khả năng thấm vào niêm mạc xoang ở mức độ cao hơn nồng độ ức chế tối thiểu
-
Câu 13:
Yếu tố nào ít quyết định tiên lượng dị vật đường ăn:
A. Dị vật được loại bỏ hay chưa
B. Bệnh đến khám sớm hay trễ, đến càng trễ bệnh càng nặng
C. Bản chất của dị vật , dị vật hữu cơ nặng hơn các loại dị vật khác
D. Trang thiết bị dụng cụ chữa bệnh và sự thành thạo của kíp gây mê, phẩu thuật
-
Câu 14:
Chảy mũi thối, tắc mũi và rối loạn về ngửi là 3 triệu chứng không thể có trong:
A. Trĩ mũi
B. Dị vật hốc mũi
C. Viêm xoang do răng
D. Vẹo vách ngăn
-
Câu 15:
Cho bệnh nhân thở hơi nước nóng có lẫn tinh dần để giảm bớt sung huyết vùng họng gọi là:
A. Khí dung họng
B. Xông họng
C. Bơm thuốc họng
D. Phun thuốc họng
-
Câu 16:
Chụp phim cổ nghiêng thấy cột sống cổ mất độ cong sinh lý, phần mềm trước cột sống cổ dày, có thể có mức hơi nước: Đây là dấu hiệu có thể gặp trong áp xe thành sau họng:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Trước một bệnh nhân chảy máu mũi nhẹ, phương pháp xử trí nào nên làm đầu tiên:
A. Thắt động mạch hàm trong
B. Dùng bông có tẩm thuốc co mạch đè vào chổ chảy
C. Nhét meche mũi sau
D. Dùng tay đè ép cánh mũi vào vách mũi
-
Câu 18:
Dựa vào dấu hiệu chẩn đoán chắc chắn có gãy xương chính mũi:
A. Tiền sử có chấn thương vùng mũi
B. Có biến dạng sống mũi sau chấn thương
C. Có điểm đau chói khi ấn nhẹ dọc trên sống mũi
D. X quang mũi nghiêng tia mềm có hình ảnh di lệch
-
Câu 19:
Chấn thương Tai Mũi Họng dễ để lại di chứng xấu và ảnh hưởng chức năng sinh lý đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Triệu chứng toàn thân và cơ năng nào sau đây không phù hợp viêm A cấp:
A. Không sốt, công thức bạch cầu không thay đổi
B. Nuốt đau, nuốt vướng, đau lan lên tai, đau tăng lên khi nuốt
C. Người mệt mỏi, nhức đầu chán ăn
D. Viêm nhiễm có thể lan xuống thanh quản gây ho và khàn tiếng
-
Câu 21:
Nguyên nhân thường gặp nhất chảy máu mũi tái phát ở bé trai trên dưới 12 tuổi là:
A. Tổn thương ở điểm mạch vách ngăn
B. Viêm xoang sàng
C. U xơ vòm mũi họng
D. Viêm mũi vận mạch
-
Câu 22:
Biện pháp nào sau đây được xem là phù hợp nhất để phát hiện sớm bệnh K vòm trong cộng đồng ở Việt Nam trong điều kiện thiếu trang thiết bị hiện đại:
A. Soi vòm hàng loạt và sinh thiết vòm khi nghi ngờ có khối u
B. Quệt vòm bằng que bông hàng loạt (frottis) để xét nghiệm tế bào học
C. Chụp phim Blondeau và sọ nghiêng hàng loạt để tìm tổn thương ở vòm.
D. Xét nghiệm tìm tế bào ung thư lưu hành trong máu
-
Câu 23:
Nguyên nhân nào sau đây ít khi gây viêm mũi xoang mạn tính:
A. Vẹo vách ngăn cản trở thông khí
B. Dị ứng mũi xoang
C. Viêm xoang do nhét mèche mũi trước
D. Những kích thích thường xuyên bởi bụi, khói thuốc
-
Câu 24:
Khi bị mất dấu hiệu chạm cột sống (lọc cọc thanh quản cột sống) tức là thực quản vùng cổ bình thường đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Nguy cơ chính của dị vật đường thở di động ở trẻ em là:
A. Mắc kẹt vào buồng thanh thất Morgagnie gây ngạt thở
B. Viêm khí- phế -quản
C. Tràn khí dưới da
D. Xẹp phổi
-
Câu 26:
Tìm một biến chứng phẩu thuật vách ngăn không do thầy thuốc gây ra:
A. Sập sống mũi do lấy vách ngăn quá rộng
B. Thủng vách ngăn do rách niêm mạch đối xứng và nhiễm trùng
C. Vỡ sàn mũi khi đục xương khẩu cái
D. Rách màng não gây chảy nước não tủy
-
Câu 27:
Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất của viêm thanh quản mạn tính:
A. Nói mau mệt
B. Khó thở nhẹ thường xuyên
C. Khàn tiếng kéo dài hay tái phát
D. Hay khạc nhổ
-
Câu 28:
Trong việc phòng bệnh trong cộng đồng, chọn câu đúng nhất:
A. Trong các biến chứng nội sọ, áp xe não do tai là hay gặp trong cộng đồng
B. Khi đang bị chảy mủ tai, không nên nhét sáp hay phèn chua vào tai
C. Biến chứng nội sọ do tai còn là một bệnh phổ biến ở các nước
D. Biến chứng nội sọ do tai nếu được điều trị kịp thời và đúng chuyên khoa sẽ lành bệnh
-
Câu 29:
Tổ chức cương của cuốn mũi có khả năng nở phình ra để giảm bớt luồng không khí vào phổi, cơ quan chỉ huy tổ chức này chịu ảnh hưởng của:
A. Tế bào lông chuyển
B. Thời tiết
C. Chất nhầy của mũi
D. Tế bào khứu giác
-
Câu 30:
Bệnh nhân nam 30 tuổi, đến khám bệnh vì nuốt đau, sốt, suy nhược, khít hàm, đau hạch dưới góc hàm, phồng trụ trước bên phải, đẩy amidan xuống dưới vào trong và ra sau. Gợi ý chẩn đoán nào:
A. Abces thành bên họng
B. Khối u bội nhiễm của amidan phải
C. Viêm tấy quanh amidan thể sau
D. Viêm tấy quanh amidan thể trước trên