810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng
Bộ 810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về tai - mũi - họng, các bệnh liên quan đến nó và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Dấu hiệu nào sau đây không thuộc dị vật khí quản:
A. Nuốt nghẹn, vướng...
B. Nghe trước khí quản có dấu hiệu “Lật phật cờ bay”
C. Tiền sử có “Hội chứng xâm nhập”
D. Ho khạc đờm
-
Câu 2:
Chọn câu đúng nhất:
A. Biến chứng nội sọ do tai ở VN hay gặp là liệt dây thần kinh VII
B. Nôn mữa là triệu chứng có giá trị nhất để chẩn đoán áp xe tiểu não do tai
C. Ở trẻ em khi tắm nước vào tai có thể gây viêm tai
D. Biến chứng nội sọ do tai ở VN hay gặp là viêm màng não
-
Câu 3:
Dấu hiệu nào sau đây quan trọng nhất chẩn đoán dị vật phế quản:
A. Tiền sử có “Hội chứng xâm nhập”
B. thở hai thì, thở nhanh nông
C. Soi gắp được dị vật phía dưới khí quản
D. Ho và sốt cao
-
Câu 4:
Biến chứng nào sau đây ít liên quan dị vật đường thở:
A. Viêm màng phổi mủ
B. Áp xe phổi
C. Phế quản phế viêm
D. Áp xe quanh thực quản
-
Câu 5:
Những xét nghiệm cận lâm sàng nào sau đây chưa cần thiết để chẩn đoán và điều trị dị vật đường thở:
A. Chụp phim phổi thẳng nghiêng
B. Công thức máu, máu chảy, máu đông
C. Siêu âm hệ thống đường hô hấp
D. Xét nghiệm vi trùng kháng sinh đồ nếu khạc ra mủ
-
Câu 6:
Tìm một câu sai gây “Hội chứng xâm nhập” trong dị vật đường thở:
A. Do một vật lạ có chạm vào thanh quản trước khi khu trú tại chổ hoặc xâm nhập sâu vào khí quản hoặc phế quản.
B. Do thần kinh vận động và cảm giác của thanh quản bình thường để đảm bảo chức năng bảo vệ đường hô hấp của thanh quản
C. Do thanh quản bị chấn thương bởi dị vật gây ra
D. Do thanh quản có phản xạ ho để bảo vệ đường hô hấp
-
Câu 7:
Tiên lượng nặng nề nhất thuộc dị vật nào ở Việt Nam:
A. Hạt hồng xiêm (Sapuchê)
B. Hạt dưa
C. Xương cá
D. Hạt lạc (đậu phộng)
-
Câu 8:
Thể xuất ngoại Zygoma hay gặp ở lứa tuổi:
A. Ở bất kỳ tuổi nào
B. Dưới 1 tuổi
C. Dưới 10 tuổi
D. Từ 5 đến 15 tuổi
-
Câu 9:
Tiên lượng dị vật đường thở nào nặng nề nhất trong các đối tượng đến khám sau:
A. Các cháu nhà trẻ, mẫu giáo
B. Học sinh, sinh viên
C. Bộ đội, công an
D. Công nhân, nông dân
-
Câu 10:
Để chẩn đoán áp xe não do tai, hội chứng đáng tin cậy hơn cả là:
A. Chóng mặt, ù tai, nôn mửa
B. Rối loạn thăng bằng, quá tầm
C. Liệt mặt ngoại biên, buồn nôn
D. Nhức đầu dữ dội, nôn, tinh thần trì trệ
-
Câu 11:
Tiên lượng dị vật đường thở nào nặng nề nhất trong các đối tượng sau:
A. Thanh niên
B. Thiếu niên
C. Trung niên
D. Phụ lão
-
Câu 12:
Tiên lượng dị vật đường thở nào nặng nề nhất trong các tình huống sau:
A. Đến viện sớm chưa có biến chứng
B. Đến sớm bắt đầu có biến chứng
C. Đến trễ đã có biến chứng
D. Đến trễ chưa có biến chứng
-
Câu 13:
Bản chất dị vật ảnh hưởng rất lớn đến tiên lượng bệnh:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Không nên sử dụng thực phẩm có xương chế biến làm thức ăn để tránh dị vật đường thở:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Dị vật nằm vùng họng miệng thuộc dị vật đường thở:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Dị vật đường thở có thể gây chết người đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Dị vật lọt vào buồng thanh thất nguy hiểm hơn dị vật cắm vào dây thanh đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Có hội chứng xâm nhập có nghĩa là dị vật có chạm đến thanh quản đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Câu nào sau đây đúng:
A. Khi chảy mủ tai kéo dài trên 1 tháng, nên dùng kháng sinh toàn thân mạnh ngay
B. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm cần điều trị sớm và tích cực ở tuyến cơ sở trong vòng 2 tuần, nếu không đỡ thì chuyển lên tuyến trên ngay
C. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm là một cấp cứu trong Tai-Mũi-Họng
D. Khi có bệnh tích cholesteatome điều trị bảo tồn cần làm sạch loại bệnh tích này để tránh các biến chứng nguy hiểm
-
Câu 20:
Không có hội chứng xâm nhập cũng có thể vẫn có dị vật đường thở đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Thường xuyên mở khí quản khi nghi ngờ có dị vật đường thở đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Trong chỉ định chụp phim Schuller, ý nào sau đây không đúng:
A. Để đánh giá các thông bào xương chũm
B. Được chỉ định trong viêm tai xương chũm cấp và mạn tính
C. Có thể thấy được hình ảnh nghi ngờ cholesteatome
D. Là căn cứ chính để chỉ định phẩu thuật tai cấp cứu
-
Câu 23:
Thể xuất ngoại Bézold:
A. Hay gặp nhất trong các thể xuất ngoại
B. Là loại xuất ngoại ở mõm chũm, dể chẩn đoán nhầm với áp xe cơ ức-đòn-chũm
C. Dễ gây liệt mặt
D. Chỉ gặp ở trẻ em
-
Câu 24:
Màng nhĩ thủng rộng, bờ nham nhỡ, sát khung xương, sập góc sau trên là triệu chứng thực thể thường gặp trong bệnh:
A. Viêm tai giữa cấp xuất tiết dịch thấm
B. Viêm tai giữa cấp tính
C. Viêm tai xương chũm mạn tính thường
D. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm
-
Câu 25:
Trên cơ sở một viêm tai xương chũm mạn tính thường, có các triệu chứng của một đợt cấp tính và đe dọa có biến chứng, được gọi là:
A. Viêm tai xương chũm mạn tính đợt cấp
B. Viêm tai xương chũm mạn tính tái diễn
C. Viêm tai xương chũm mạn tính tái phát
D. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm
-
Câu 26:
Nguyên nhân nào không phải là nguyên nhân gây tử vong vì biến chứng nội sọ do tai:
A. Nhiễm độc, nhiễm trùng, suy kiệt
B. Tụt kẹt hạnh nhân tiểu não
C. Mủ xuất ngoại vào nền chũm gây tràn ngập mủ vào đường thở
D. Các biến chứng xa như áp xe phổi, áp xe dưới có hoành
-
Câu 27:
Viêm tai xương chũm hài nhi có liên quan đến nhiễm trùng ở họng mũi, nhưng hãy chỉ ra một câu sai:
A. Có thể từ viêm VA
B. Có thể từ áp xe thành sau họng
C. Có thể từ viêm họng
D. Có thể từ viêm amidan
-
Câu 28:
Triệu chứng thực thể nào sau đây không phù hợp viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm:
A. Chảy mủ tai thường xuyên hơn, thối hơn, có thể lẫn máu hoặc chất Cholesteatome
B. Có khi chảy mủ ít hơn, nhưng đau tai tăng hơn, mùi thối bao giờ cũng tăng lên rõ rệt
C. Vùng chũm sau tai sưng nề, đỏ, ấn có phản ứng đau rõ rệt
D. Lỗ thủng màng nhĩ nhỏ góc dưới trước, bờ nhẵn, qua lỗ thủng nhiều mủ nhầy như mũi, rất tanh
-
Câu 29:
Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm tắc tĩnh mạch bên do tai:
A. Viêm tai giữa đơn thuần
B. Viêm tai giữa mủ nhầy
C. Viêm tai xương chủm có cholesteatome
D. Viêm tai xương chủm cấp
-
Câu 30:
Bệnh lý áp xe tiểu não nghèo về triệu chứng và khó chẩn đoán do:
A. Áp xe nằm hoàn toàn trong chất não ít liên hệ ra bên ngoài nên ít gây ra triệu chứng
B. Thường chỉ có 1 ổ áp xe nên triệu chứng nghèo nàn
C. Kích thước ổ áp xe thường nhỏ nên ít gây triệu chứng
D. Phần lớn bán cầu tiểu não là vùng câm nên khi bị phá hủy không có biểu hiện lâm sàng hay chỉ thoáng qua không tồn tại lâu, ngoài ra khả năng bù trừ rất lớn