758 câu trắc nghiệm Y sinh học di truyền
Chia sẻ hơn 514 câu trắc nghiệm Y sinh học di truyền có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học, Cao đẳng có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nộ dung bộ đề nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật, kể từ thời tiền sử, thực tế về việc các sinh vật sống thừa hưởng những đặc tính từ bố mẹ đã được ứng dụng để tăng sản lượng cây trồng và vật nuôi, thông qua quá trình sinh sản chọn lọc hay chọn lọc nhân tạo.,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Ở thực vật, để củng cố một đặc tính mong muốn xuất hiện do đột biến mới phát sinh, người ta đã tiến hành cho:
A. tự thụ phấn
B. lai khác dòng
C. lai khác thứ
D. lai thuận nghịch
-
Câu 2:
Nguồn nguyên liệu chủ yếu phục vụ công tác chọn giống là các đột biến:
A. nhân tạo vì có tần số cao
B. tự nhiên vì có tần số cao
C. tự nhiên vì có tần số thấp
D. nhân tạo vì có tần số thấp
-
Câu 3:
Muốn năng suất vượt giới hạn của giống hiện có ta phải chú ý đến việc:
A. cải tiến giống vật nuôi, cây trồng
B. cải tạo điều kiện môi trường sống
C. cải tiến kĩ thuật sản xuất
D. tăng cường chế độ thức ăn, phân bón
-
Câu 4:
Theo quan điểm của di truyền học nguyên nhân của bệnh ung thư là:
A. đột biến gen
B. đột biến NST
C. biến đổi cấu trúc của ADN
D. đột biến gen và đột biến NST
-
Câu 5:
Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDD. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành ở F1 là:
A. 3/16
B. 1/8
C. 1/16
D. 1/4
-
Câu 6:
Biến dị di truyền trong chọn giống là:
A. biến dị tổ hợp
B. biến dị đột biến
C. ADN tái tổ hợp
D. cả A, B và C.
-
Câu 7:
Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
A. NTBS và nguyên tắc bán bảo tồn
B. NTBS và nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc gián đoạn
C. NTBS và nguyên tắc gián đoạn
D. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc gián đoạn
-
Câu 8:
Điều không thuộc về bản chất của quy luật phân ly Menđen là gì?
A. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định
B. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen qui định
C. Do sự phân ly đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp
D. F1 tuy là cơ thể lai nhưng khi tạo giao tử thì giao tử là thuần khiết
-
Câu 9:
Thể dị bội được hình thành do trong phân bào?
A. Một số cặp nhiễm sắc thể không phân ly
B. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân ly
C. Một cặp nhiễm sắc thể không phân ly
D. Một nửa số cặp nhiễm sắc thể không phân ly
-
Câu 10:
Ở cà chua, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp; gen B quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng. Hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho P: AaBb x AaBb. Tỉ lệ kiểu gen Aabb được dự đoán ở F1 là:
A. 3/8
B. 1/16
C. 1/4
D. 1/8
-
Câu 11:
Không thuộc thành phần của một opêron nhưng có vai trò quyết định hoạt động của opêron là:
A. vùng vận hành
B. vùng mã hóa
C. gen điều hòa
D. gen cấu trúc
-
Câu 12:
Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa:
A. số lượng alen đó trên tổng số alen của quần thể
B. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số alen của quần thể
C. số lượng alen đó trên tổng số cá thể của quần thể
D. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể của quần thể
-
Câu 13:
Trong các phương pháp sau, phương pháp nào dùng để nghiên cứu di truyền ở người?
A. gây đột biến nhân tạo
B. nghiên cứu trẻ đồng sinh
C. quan sát giao tử
D. tính tỉ lệ kiểu hình ở đời con
-
Câu 14:
Một gen xảy ra đột biến điểm làm giảm đi 2 liên kết H2. Đột biến này thuộc dạng:
A. mất 1 cặp nuclêôtit
B. thêm 1 cặp nuclêôtit
C. thay thế 1 cặp nuclêôtit cùng loại
D. thay thế 1 cặp nuclêôtit khác loại
-
Câu 15:
Nhân tố sigma có chức năng:
A. . nhận diện và gắn ARN polymerase vào trình tự khởi động
B. duy trì quá trình phiên mã
C. mở xoắn chuỗi ADN
D. nhận diện các tín hiệu kết thúc đảm bảo cho sự phiên mã dừng lại
-
Câu 16:
Theo giai đoạn phát triển của cá thể và theo nhu cầu hoạt động sống của tế bào thì:
A. phần lớn các gen trong tế bào hoạt động
B. tất cả các gen trong tế bào đều đồng loạt hoạt động
C. chỉ có một số gen trong tế bào hoạt động
D. tất cả các gen trong tế bào đều hoạt động nhưng xen kẻ nhau
-
Câu 17:
Tần số các alen của quần thể không thay đổi trong trường hợp nào sau đây?
A. QT tự thụ và quần thể ngẫu phối
B. QT tự thụ phấn
C. QT ngẫu phối
D. QT giao phối ngẫu nhiên và quần thể giao phối có lựa chọn
-
Câu 18:
Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli không hoạt động?
A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ
B. Khi trong tế bào có lactôzơ
C. Khi trong tế bào không có lactôzơ
D. Khi môi trường có nhiều lactôzơ
-
Câu 19:
Kĩ thuật chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng thể truyền được gọi là:
A. kĩ thuật chuyển gen
B. kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp
C. kĩ thuật tổ hợp gen
D. kĩ thuật ghép các gen
-
Câu 20:
Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi:
A. ở một tính trạng
B. ở một loạt tính trạng do nó chi phối
C. ở một trong số tính trạng mà nó chi phối
D. ở toàn bộ kiểu hình của cơ thể
-
Câu 21:
Thực chất đột biến cấu trúc NST là thay đổi:
A. trình tự các gen trên NST
B. thành phần gen trên NST
C. số lượng trên NST
D. trình tự, thành phần và số lượng gen trên NST
-
Câu 22:
Nhân tố giúp ARN polymerase gắn được vào promotor:
A. TFIID
B. TFIIA
C. TFIIF
D. TFIIS
-
Câu 23:
Nếu xét một gen có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường thì số loại kiểu gen tối đa trong một quần thể ngẫu phối là:
A. 4
B. 6
C. 8
D. 10
-
Câu 24:
Gen là một đoạn của phân tử ADN:
A. mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN
B. mang thông tin di truyền của các loài
C. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin
D. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin
-
Câu 25:
Nhân tố thực hiện quá trình cắt đứt các liên kết hidro của ADN trước khi thực hiện sự tái bản là:
A. Enzym helicase + năng luợng
B. Enzym ADN polymerase I + năng luợng
C. Enzym ADN polymerase III + năng luợng
D. Enzym helicase
-
Câu 26:
Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu
B. Mã di truyền có tính thoái hóa
C. Mã di truyền có tính phổ biến
D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba
-
Câu 27:
Một quần thể cân bằng có 2 alen: B trội không hoàn toàn quy định hoa đỏ, b quy định hoa trắng, hoa hồng là tính trạng trung gian, trong đó hoa trắng chiếm tỉ lệ 49%. Tỉ lệ kiểu hình hoa hồng trong quần thể là:
A. 70%
B. 91%
C. 42%
D. 21%
-
Câu 28:
Trong giảm phân, toàn bộ các cặp NST đều không phân li sẽ tạo ra:
A. giao tử 2n
B. giao tử thừa hoặc thiếu 1 NST
C. thừa 1 hoặc một số NST
D. thiếu 1 hoặc một số NST
-
Câu 29:
Các gen có vùng mã hoá không liên tục (có sự xen kẻ giữa các đoạn êxon và các đoạn intron) được gọi là các gen:
A. không phân mảnh và gặp ở sinh vật nhân thực
B. phân mảnh và gặp ở sinh vật nhân sơ
C. phân mảnh và gặp ở sinh vật nhân thực
D. không phân mảnh và gặp ở sinh vật nhân sơ
-
Câu 30:
Thường biến không di truyền vì đó là những biến đổi:
A. do tác động của môi trường
B. không liên quan đến những biến đổi trong kiểu gen
C. phát sinh trong quá trình phát triển cá thể
D. không liên quan đến rối loạn phân bào