700+ câu trắc nghiệm Da Liễu
Bộ 700+ câu trắc nghiệm Da Liễu (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về da, các bệnh liên quan đến da và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đường lây của bệnh giang mai:
A. Bệnh giang mai lây lan qua đường tình dục, từ mẹ sang con
B. Bệnh giang mai có thể lây từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng đường lối di truyền
C. Bệnh giang mai xuất hiện và gây ra dịch ở Việt Nam vào thế kỷ 16
D. Bệnh giang mai lây từ cha, mẹ sang con bằng đường lối bẩm sinh
-
Câu 2:
Giang mai II có đặc điểm:
A. Hạch và thương tổn dạng gôm
B. Khi lành để lại sẹo teo
C. Săng và hạch
D. Phản ứng huyết thanh dương tính
-
Câu 3:
Đào ban, sẩn, sổ mũi nhầy máu là đặc điểm của giang mai:
A. Thời kỳ II, III
B. Thời kỳ I, II, III
C. Thời kỳ I, bẩm sinh
D. Thời kỳ II và giang mai bẩm sinh sớm
-
Câu 4:
Dấu chứng nào sau đây không thuộc giang mai bẩm sinh muộn:
A. Gan, lách lớn
B. Mũi hình yên ngựa
C. Viêm xương tủy xương
D. Viêm màng xương
-
Câu 5:
Những dấu hay gặp nhất của giang mai bẩm sinh sớm:
A. Gan, lách lớn và phình động mạch
B. Gan, lách lớn và tuần hoàn bàng hệ
C. Gan, lách lớn và viêm mũi loét có chảy máu
D. Sưng hạch khắp nơi
-
Câu 6:
Đặc điểm nào sau đây không phải của săng giang mai:
A. Đáy bẩn
B. Không đau
C. Bờ không tách bóc được
D. Có hạch vệ tinh
-
Câu 7:
Giang mai bẩm sinh sớm nên điều trị bằng:
A. Erythromycin
B. Chloramphenicol
C. Tetracyclin
D. Penicillin G
-
Câu 8:
Bệnh giang mai ở Việt Nam còn được gọi là bệnh Xiêm La vì:
A. Chiến tranh Việt - Thái
B. Chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn Ánh
C. Chiến tranh giữa vua Quang Trung và liên quân Thái Lan - Nguyễn Aïnh
D. Chiến tranh giữa Nguyễn Huệ và liên quân Nguyễn Aïnh - Thái Lan
-
Câu 9:
Sử dụng bao cao su để phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục trong đó có giang mai là vì lớp niêm mạc:
A. Nhiều mạch máu
B. Ít cầu nối
C. Ít mạch máu
D. Mong manh
-
Câu 10:
Xoắn trùng giang mai là một loại xoắn trùng mỏng manh, giống như cái nút mở chai và:
A. Cấy được trên môi trường nhân tạo
B. Không cấy được trên môi trường nhân tạo
C. Cấy được trên môi trường Sabouraud
D. Không cấy được trên môi trường Sabouraud
-
Câu 11:
Xoắn trùng giang mai:
A. Chịu được sức nóng
B. Không chịu được sức nóng
C. Chịu được sự khô hanh
D. Đề kháng lại các thuốc sát khuẩn tại chỗ
-
Câu 12:
Loại kháng sinh nào sau đây được xem như không có tác dụng trong điều trị bệnh giang mai:
A. Penicillin
B. Tetracyclin
C. Ampicillin
D. Co-trimoxazol
-
Câu 13:
Bệnh giang mai có thể lây truyền do truyền máu hoặc:
A. Bắt tay
B. Giặt chung quần áo
C. Tiếp xúc trực tiếp các vật dụng bẩn
D. Ăn uống
-
Câu 14:
Các dấu chứng sau đây là của săng giang mai, ngoại trừ:
A. Vết lở tròn
B. Đáy sạch hơi ẩm ướt
C. Không đau
D. Có bờ bóc tách được
-
Câu 15:
Săng giang mai khu trú ở vị trí nào sau đây khiến bệnh nhân đau khi đi tiểu:
A. Rãnh qui đầu
B. Da bao qui đầu
C. Da dương vật
D. Miệng sáo
-
Câu 16:
Săng giang mai thường có vảy tiết khi khu trú ở:
A. Qui đầu
B. Rãnh qui đầu
C. Da bao qui đầu
D. Da dương vật
-
Câu 17:
Ở nữ giới, săng giang mai ở vị trí nào sau đây thường ít được phát hiện:
A. Môi bé
B. Vùng tiền đình âm hộ
C. Lỗ tiểu
D. Cổ tử cung
-
Câu 18:
Săng giang mai ở vị trí nào sau đây thường bị sưng tấy:
A. Môi lớn
B. Môi bé
C. Trực tràng
D. Amiđan
-
Câu 19:
Trong giang mai thời kỳ 1, hạch thường không sờ thấy khi săng ở trực tràng và:
A. Hậu môn
B. Lỗ tiểu
C. Cổ tử cung
D. Trong niệu đạo
-
Câu 20:
Khi có tổn thương ở cơ quan sinh dục lại có sưng hạch, chẩn đoán đầu tiên của bạn sẽ là:
A. Aptơ ( nhiệt )
B. Loét do chấn thương
C. Nấm Candida
D. Giang mai
-
Câu 21:
Trong giang mai thời kỳ 1, xét nghiệm nào sau đây cho kết quả sớm và chính xác:
A. Nhuộm Fontana
B. Nhuộm Giemsa
C. Giải phẫu bệnh
D. Soi tươi với kính hiển vi nền đen
-
Câu 22:
Xét nghiệm nào dưới đây lấy bệnh phẩm cạo trên bề mặt săng hay hút ở hạch để tìm xoắn trùng:
A. Giải phẫu bệnh
B. Soi tươi với kính hiển vi nền đen
C. Soi tươi với kính hiển vi quang học
D. Nhuộm Giemsa
-
Câu 23:
Trong giang mai thời kỳ 1, phản ứng huyết thanh nào sau đây cho kết quả sớm nhất nhất:
A. TPHA
B. FTA_ Abs
C. TPI
D. RPR
-
Câu 24:
Giang mai thời kỳ 2 xuất hiện trung bình:
A. Từ 3 đến 5 tuần
B. Từ 4 đến 6 tuần
C. Từ 5 đến 7 tuần
D. Từ 6 đến 8 tuần
-
Câu 25:
Giang mai 2 dạng sẩn cần phân biệt với các bệnh da sau đây , ngoại trừ:
A. Vảy nến
B. Liken
C. Chốc
D. Saccôm Kaposi
-
Câu 26:
Sẩn giang mai thường có khu trú đặc biệt ở quanh lỗ tự nhiên và:
A. Bàn tay - bàn chân
B. Bàn tay - cẳng tay
C. Bàn chân - cẳng chân
D. Rìa tóc trán
-
Câu 27:
Bệnh nhân trên 15 tuổi xuất hiện các triệu chứng sau đều có chỉ định xét nghiệm huyết thanh giang mai , ngoại trừ:
A. Sẩn không đau
B. Rụng tóc
C. Bản trắng xám ở niêm mạc
D. Viêm mũi loét có chảy máu
-
Câu 28:
Trong bệnh giang mai I, săng giang mai thường bao giờ cũng có hạch đi kèm:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Xét nghiệm kính hiển vi nền đen sẽ âm nếu dùng thuốc sát trùng hoặc kháng sinh tại chổ hoặc bằng đường tổng quát:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Đào ban giang mai là lần phát ban đầu tiên của giang mai II nhưng ít khi quan sát được
A. Đúng
B. Sai