640 câu trắc nghiệm Quản trị Marketing
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để chuẩn bị cho kì thi sắp đến đạt kết quả cao, tracnghiem.net đã chia sẽ 640 câu hỏi trắc nghiệm Quản trị Marketing có đáp án dưới đây. Đề thi có nội dung xoay quanh quản trị Marketing như các phương thức xây dựng, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong giai đoạn tìm kiếm thông tin, người tiêu dùng thường nhận được thông tin từ nguồn thông tin ____________ nhiều nhất, nhưng nguồn thông tin ____________ lại có vai trò quan trọng cho hành động mua.
A. Cá nhân/ Đại chúng.
B. Thương mại/ Đại chúng.
C. Thương mại/ Cá nhân.
D. Đại chúng/ Thương mại.
-
Câu 2:
Tín ngưỡng và các giá trị ____________ rất bền vững và ít thay đổi nhất.
A. Nhân khẩu
B. Sơ cấp
C. Nhánh văn hoá
D. Nền văn hoá
-
Câu 3:
Các nhóm bảo vệ quyền lợi của dân chúng không bênh vực cho:
A. Chủ nghĩa tiêu dùng.
B. Chủ trương bảo vệ môi trường của chính phủ.
C. Sự mở rộng quyền hạn của các dân tộc thiểu số
D. Một doanh nghiệp trên thị trường tự do.
-
Câu 4:
Ảnh hưởng của người vợ và người chồng trong các quyết định mua hàng:
A. Phụ thuộc vào việc người nào có thu nhập cao hơn.
B. Thường thay đổi tuỳ theo từng sản phẩm.
C. Thường theo ý người vợ vì họ là người mua hàng.
D. Thường theo ý người chồng nếu người vợ không đi làm.
-
Câu 5:
Trong các câu sau đây, câu nào là không đúng khi so sánh sự khác nhau giữa việc mua hàng của doanh nghiệp và việc mua hàng của người tiêu dùng cuối cùng?
A. Số lượng người mua ít hơn.
B. Quan hệ lâu dài và gắn bó giữa khách hàng và nhà cung cấp.
C. Vấn đề thương lượng ít quan trọng hơn.
D. Mang tính rủi ro phức tạp hơn.
-
Câu 6:
Hành vi mua của người tiêu dùng là hành động “trao tiền – nhận hàng”.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Nếu người bán phóng đại các tính năng của sản phẩm thì người tiêu dùng sẽ kỳ vọng nhiều vào sản phẩm, và khi sử dụng sản phẩm này thì mức độ thoả mãn của họ sẽ tăng lên.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Một trong những khác biệt giữa người mua là các doanh nghiệp và người mua là những người tiêu dùng là các doanh nghiệp khi mua sắm thường dựa vào lý trí nhiều hơn.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Người tiêu dùng không nhất thiết phải trải qua đầy đủ cả 5 bước trong quá trình mua hàng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Người sử dụng sản phẩm cũng chính là người khởi xướng nhu cầu về sản phẩm đó.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Quá trình mua hàng của người tiêu dùng được kết thúc bằng hành động mua hàng của họ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Nghề nghiệp của một người có ảnh hưởng đến tính chất của sản phẩm mà người đó lựa chọn.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng sâu rộng nhất đến tính chất của sản phẩm mà người đó lựa chọn.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Freud cho rằng phần lớn mọi người đều không có ý thức về những yếu tố tâm lý tạo nên hành vi của họ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Do khi mua hàng các doanh nghiệp thường dựa vào lý trí nhiều hơn cho nên việc mua hàng của họ hầu như không có rủi ro.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Nhóm tham khảo sơ cấp là nhóm mà người tiêu dùng giao tiếp thường xuyên hơn nhóm thứ cấp.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Văn hoá là một yếu tố quan trọng trong Marketing hiện đại vì:
A. Không sản phẩm nào không chứa đựng những yếu tố văn hoá.
B. Hành vi tiêu dùng của khách hàng ngày càng giống nhau.
C. Nhiệm vụ của người làm Marketing là điều chỉnh hoạt động marketing đúng với yêu cầu của văn hoá.
D. Trên thế giới cùng với quá trình toàn cầu hoá thì văn hoá giữa các nước ngày càng có nhiều điểm tương đồng.
-
Câu 18:
Căn cứ vào mức độ thay thế của sản phẩm, chúng ta có thể phân biệt thành… mức độ cạnh tranh
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 19:
Có … yêu cầu đối với việc phân khúc thị trường
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 20:
Môi trường Marketing của một doanh nghiệp có thể được định nghĩa là:
A. Một tập hợp của những nhân tố có thể kiểm soát được.
B. Một tập hợp của những nhân tố không thể kiểm soát được.
C. Một tập hợp của những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đó.
D. Một tập hợp của những nhân tố có thể kiểm soát được và không thể kiểm soát được.
-
Câu 21:
Theo tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu của con người được chia thành mấy thứ bậc?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 22:
Những nhóm người được xem là công chúng tích cực của một doanh nghiệp thường có đặc trưng:
A. Doanh nghiệp đang tìm sự quan tâm của họ.
B. Doanh nghiệp đang thu hút sự chú ý của họ.
C. Họ quan tâm tới doanh nghiệp với thái độ thiện chí.
D. Họ quan tâm tới doanh nghiệp vì họ có nhu cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
-
Câu 23:
Khi phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp, nhà phân tích sẽ thấy được:
A. Cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp.
B. Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp
C. Cơ hội và điểm yếu của doanh nghiệp.
D. Điểm mạnh và nguy cơ của doanh nghiệp
-
Câu 24:
Quá trình mua sắm của KH thường trải qua mấy giai đoạn
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 25:
Trong các yếu tố sau, yếu tố nào không thuộc phạm vi của môi trường nhân khẩu học:
A. Quy mô và tốc độ tăng dân số.
B. Cơ cấu tuổi tác trong dân cư.
C. Cơ cấu của ngành kinh tế.
D. Thay đổi quy mô hộ gia đình.