370 câu trắc nghiệm Quản lý bán hàng
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 330 câu hỏi trắc nghiệm Quản lý bán hàng có đáp án, bao gồm các kiến thức tổng quan về bán hàng và quản trị bán hàng, xây dựng kế hoạch bán hàng, kỹ thuật bán hàng và chăm sóc khách hàng,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bán sỉ, bán lẻ là cách thức phân loại bán hàng theo:
A. Đối tượng mua
B. Hình thức cửa hàng
C. Quy mô bán
D. Sự sở hữu hàng hóa
-
Câu 2:
Bán hàng lưu động và bán hàng tại các cửa hàng, quầy hàng là cách thức phân loại bán hàng theo:
A. Địa điểm bán hàng
B. Hình thức cửa hàng
C. Quy mô bán
D. Sự sở hữu hàng hóa
-
Câu 3:
Phân loại bán hàng theo địa điểm bán hàng bao gồm:
A. Bán sỉ và bán lẻ
B. Bán hàng lưu động và bán hàng tại cửa hàng, quầy hàng
C. Bán hàng tự sản tự tiêu, bán hàng qua trung gian, môi giới, đại lý và bán hàng tự mua lại từ nhà sản xuất
D. Bán cho người tiêu dùng, bán cho khách hàng công nghiệp, bán cho khách hàng thương nghiệp và bán xuất khẩu
-
Câu 4:
Phân loại bán hàng theo đối tượng mua bao gồm:
A. Bán sỉ và bán lẻ
B. Bán hàng lưu động và bán hàng tại cửa hàng, quầy hàng
C. Bán hàng tự sản tự tiêu, bán hàng qua trung gian, môi giới, đại lý và bán hàng tự mua lại từ nhà sản xuất
D. Bán cho người tiêu dùng, bán cho khách hàng công nghiệp, bán cho khách hàng thương nghiệp và bán xuất khẩu
-
Câu 5:
Đại diện bán hàng là người:
A. Làm nhiệm vụ hỗ trợ cho các nhà phân phối và tiếp xúc với các chủ điểm bán lẻ
B. Lãnh đạo lực lượng bán hàng của một công ty
C. Chuyên trách bộ phận phân phối hàng hóa
D. Quản lý một nhóm nhân viên bán hàng
-
Câu 6:
Các khái niệm nào dưới đây, đâu là khái niệm bán hàng theo quan điểm cổ điển:
A. Bán hàng là hoạt động thực hiện sự trao đổi sản phẩm hay dịch vụ của người bán chuyển cho người mua để được nhận lại từ người mua tiền hay vật phẩm hoặc giá trị trao đổi đã thỏa thuận
B. Bán hàng là một quá trình gồm liên hệ với khách hàng tiềm năng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, trình bày và chứng minh sản phẩm, đàm phán mua bán, giao hàng và thanh toán
C. Bán hàng là sự phục vụ, giúp đỡ khách hàng nhằm cung cấp cho khách hàng những thứ họ mong muốn
D. Bán hàng là một tiến trình mà doanh nghiệp thuyết phục khách hàng mua hàng hóa hay dịch vụ của họ
-
Câu 7:
Cuộc cách mạng thông tin bùng nổ dẫn đến hệ quả:
A. Số lượng người gia nhập đội ngũ bán hàng ngày càng đông đảo
B. Thương mại điện tử phát triển làm biến đổi cách chào hàng, bán hàng, giao hàng và thu tiền
C. Tạo ra sự cạnh tranh gay gắt của thị trường
D. Quy mô của việc buôn bán ngày càng mở rộng
-
Câu 8:
Năm tố chất quan trọng của một nhân viên bán hàng là:
A. Hướng ngoại, thích thử thách, nhiệt tình, kiên nhẫn và sáng kiến
B. Trung thực, độc lập, giỏi lắng nghe, tự tin và linh hoạt
C. Thật thà, vui vẻ, tinh thần đồng đội, trung thực và nhạy cảm
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 9:
Tố chất nào sau đây không phù hợp với người bán hàng?
A. Sáng kiến
B. Kiên nhẫn
C. Nhạy cảm
D. Kiên định
-
Câu 10:
Yếu tố nào sau đây thuộc về tố chất người bán hàng?
A. Đam mê công việc
B. Chăm chỉ làm việc
C. Tập trung vào mục tiêu
D. Trung thực với khách hàng
-
Câu 11:
Đối với một người bán hàng:
A. Ngoại hình đẹp là rất quan trọng
B. Ngoại hình không quan trọng
C. Sức khỏe tốt quan trọng hơn
D. Giọng nói tốt quan trọng hơn
-
Câu 12:
Thể hiện hình ảnh người bán hàng chuyên nghiệp nghĩa là:
A. Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng
B. Sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp một cách lưu loát
C. Ăn mặc đồng phục của công ty, đeo bảng tên, trình bày giấy giới thiệu đầy đủ
D. Không câu nào đúng
-
Câu 13:
Người bán hàng cần phải giỏi:
A. Kỹ năng quản lý
B. Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ
C. Kỹ năng giao tiếp
D. Kỹ năng trình bày trước đám đông
-
Câu 14:
Người bán hàng cần phải am hiểu về đối thủ cạnh tranh để:
A. Giúp đỡ khách hàng mua được sản phẩm tốt
B. Duy trì mối quan hệ đối với khách hàng
C. Nói rõ điểm yếu của đối thủ cạnh tranh cho khách hàng biết
D. Tìm ra lý lẽ để thuyết phục khách hàng
-
Câu 15:
Những yếu tố nào sau đây không quan trọng trong việc hiểu rõ đối thủ cạnh tranh:
A. Chương trình khuyến mãi, quảng cáo của đối thủ cạnh tranh
B. Đặc tính sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
C. Những loại sản phẩm khác của đối thủ cạnh tranh
D. Mạng lưới phân phối và năng lực tiếp thị của đối thủ cạnh tranh
-
Câu 16:
Người bán hàng cần nắm chắc thông tin của:
A. Một vài đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
B. Tất cả các đối thủ cạnh tranh có mặt trên thị trường
C. Các đối thủ cạnh tranh tương đồng
D. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
-
Câu 17:
Người bán hàng có thể khai thác thông tin về đối thủ cạnh tranh thông qua:
A. Các tài liệu, sách báo, thống kê
B. Các ấn phẩm quản cáo, tuyên truyền của đối thủ
C. Ý kiến của khách hàng và các chủ tiệm bán lẻ
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 18:
Chọn ra câu sai trong các câu sau đây:
A. Người bán hàng cần hiểu rõ về doanh nghiệp mình quan trọng hơn hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh
B. Việc trang bị kiến thức tổng quát về xã hội, văn hóa, nghệ thuật giúp người bán hàng thuận lợi hơn trong giao tiếp với khách hàng
C. Người bán hàng càng biết nhiều về thị trường sản phẩm thì càng tạo nhiều niềm tin cho khách hàng
D. Người bán hàng cần phải tìm hiểu và nhận dạng khách hàng tiềm năng của mình
-
Câu 19:
Tiến trình bán hàng bao gồm 5 bước sau:
A. Chuẩn bị, mở đầu, giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu và kết thúc cuộc bán hàng
B. Mở đầu, chuẩn bị, giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu và kết thúc cuộc bán hàng
C. Chuẩn bị, mở đầu, tìm hiểu nhu cầu, giới thiệu sản phẩm và kết thúc cuộc bán hàng
D. Mở đầu, chuẩn bị, tìm hiểu nhu cầu, giới thiệu sản phẩm, và kết thúc cuộc bán hàng
-
Câu 20:
Tiến trình mua hàng bao gồm 5 bước sau:
A. Tìm kiếm thông tin, nhận thấy nhu cầu về sản phẩm, phân tích các giải pháp mua hàng khác nhau theo, quyết định mua hàng và hình thành thái độ sau khi mua hàng
B. Nhận thấy nhu cầu về sản phẩm, tìm kiếm thông tin, phân tích các giải pháp mua hàng khác nhau theo, quyết định mua hàng và hình thành thái độ sau khi mua hàng
C. Tìm kiếm thông tin, phân tích các giải pháp mua hàng khác nhau theo, nhận thấy nhu cầu về sản phẩm quyết định mua hàng và hình thành thái độ sau khi mua hàng
D. Nhận thấy nhu cầu về sản phẩm, phân tích các giải pháp mua hàng khác nhau theo, tìm kiếm thông tin, quyết định mua hàng và hình thành thái độ sau khi mua hàng
-
Câu 21:
Lập kế hoạch bán hàng nhằm mục đích:
A. Giúp cho người bán hàng am hiểu về sản phẩm và thị trường
B. Giúp cho người bán gặp nhiều thuận lợi trong khi bán hàng
C. Giúp cho người bán hàng cảm thấy an tâm trước những thất bại
D. Giúp cho người bán hàng tránh được những sai sót có thể có trong bán hàng
-
Câu 22:
Xây dựng mục tiêu bán hàng nghĩa là:
A. Xác định doanh số bán và số lượng sản phẩm được bán trong thời gian cụ thể
B. Xác định số lượng khách hàng viếng thăm
C. Xác định chi phí và thời gian hoạt động
D. Bao gồm tất cả các câu trên
-
Câu 23:
Các loại thủ tục dưới đây loại nào không được xem là công cụ bán hàng:
A. Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm
B. Bảng giá hàng tham khảo trên thị trường
C. Giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ
D. Báo cáo công nợ
-
Câu 24:
Loại vật dụng nào dưới đây được xem là không thể thiếu trong bộ công cụ bán hàng:
A. Sản phẩm mẫu
B. Catalogue
C. Brochure
D. Không có loại nào
-
Câu 25:
Việc sử dụng câu hỏi đóng nhằm mục đích:
A. Khai thác thông tin từ phía khách hàng
B. Tạo cơ hội gây thiện cảm với khách hàng
C. Chỉ dùng để xã giao
D. Xác nhận hay kiểm tra thông tin
-
Câu 26:
Người bán hàng nên giới thiệu và trình bày sản phẩm:
A. Sau phần chào hỏi xã giao
B. Khi được khách hàng hỏi về sản phẩm
C. Khi đang tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
D. Biết chắc chắn nhu cầu của khách hàng
-
Câu 27:
Khách hàng thường chê giá cao vì:
A. Muốn gây áp lực để người bán hàng giảm giá
B. Họ cảm thấy giá trị của sản phẩm chưa tương xứng với giá bán
C. Câu a và b đều đúng
D. Câu a và b đều sai
-
Câu 28:
Tính năng của sản phẩm là:
A. Những giá trị sản phẩm mang lại cho khách hàng
B. Là khoảng tiền tiết kiệm được khi khách hàng mua sản phẩm
C. Những ưu điểm của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
D. Những đặc điểm vốn có của sản phẩm
-
Câu 29:
Người bán hàng nên kết thúc cuộc bán hàng khi:
A. Khách hàng đang làm mất thời gian của mình
B. Khách hàng đang phân vân chưa biết có nên mua hay không
C. Nhận thấy tín hiệu không mua từ phía khách hàng
D. Nhận thấy tín hiệu mua hàng từ phía khách hàng
-
Câu 30:
Những tín hiệu mua hàng bằng lời là:
A. Khách hàng hỏi về giá bán và màu sắc, chủng loại của sản phẩm
B. Khách hàng hỏi về những bằng chứng chứng minh là sản phẩm rất tốt
C. Khách hàng đòi dùng thử sản phẩm hay cho xem những sản phẩm mẫu
D. Khách hàng hỏi đến các vấn đề sau khi mua hàng như điều kiện giao hàng, bảo hành, cách thức thanh toán…