135 câu trắc nghiệm Hệ thống thông tin quản lý
Chia sẻ hơn 135+ câu trắc nghiệm môn Hệ thống thông tin quản lý có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phân rã hệ thống giúp cho người phân tích viên:
A. Hiểu được cấu trúc phân cấp của hệ thống
B. Chỉ ra những khuyết điểm của hệ thống
C. Chỉ ra phạm vi giải quyết vấn đề
D. Chỉ ra những khuyết điểm của hệ thống và chỉ ra phạm vi giải quyết vấn đề
-
Câu 2:
Sự phân rã hệ thống giúp cho người phân tích viên:
A. Hiểu được vai trò của mỗi thành phần đối với toàn hệ thống
B. Tập trung vào những vấn đề cơ bản, bỏ qua các chi tiết không quan trọng
C. Tập trung vào các thành phần liên quan đến vấn đề đang giải quyết
D. Tất cả các đáp án còn lại
-
Câu 3:
Lược đồ nào sau đây không được tạo ra từ việc phân rã hệ thống:
A. ERD và DFD
B. DFD
C. ERD
D. Không có lược đồ nào
-
Câu 4:
Vai trò của hệ thống thông tin quản lý đối với mục tiêu của tổ chức là:
A. Phương tiện để hoạch định mục tiêu
B. Phương tiện phản ánh kết quả thực hiện mục tiêu
C. Phương tiện phổ biến mục tiêu
D. Cả ba đáp án còn lại đều đúng
-
Câu 5:
Tiến trình là gì?
A. Là một chuổi hoạt động có ý thức để tạo ra những thay đổi cần thiết
B. Là một chuổi hoạt động tương tác giữa người và máy tính
C. Là một chuổi hoạt động đã được quy định sẵn, phải tuân thủ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 6:
Yếu tố nào sau đây là bắt buộc phải có trong các hệ thống thông tin quản lý:
A. Máy tính
B. Phần mềm
C. Chuẩn
D. Cả ba đáp án còn lại đều đúng
-
Câu 7:
Những gì sau đây được xem như là thành phần của một hệ thống thông tin quản lý?
A. Máy tính được dùng để xử lý thông tin
B. Người sử dụng phần mềm để tạo ra thông tin hữu ích cho tổ chức
C. Người làm nhiệm vụ bảo trì và nâng cấp phần mềm
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 8:
ATM (máy rút tiền tự động) là một….:
A. Hệ thống thông tin quản lý (MIS)
B. Hệ thống hổ trợ ra quyết định (DSS)
C. Hệ thống xử lý giao dịch (TPS)
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 9:
Mô tả nào sau đây là chính xác nhất cho phương pháp phỏng vấn cá nhân:
A. Chuẩn bị câu hỏi, giới hạn chủ đề và thời gian cho các chủ đề
B. Chuẩn bị câu hỏi và tìm câu trả lời trong các tài liệu của tổ chức
C. Chuẩn bị câu hỏi ngắn gọn, dể hiểu và xác định trước các câu trả lời
D. Chuẩn bị câu hỏi, các phưong tiện nghe nhìn và thiết kế buổi phỏng vấn
-
Câu 10:
Mô tả nào sau đây là chính xác nhất cho phương pháp khảo sát bằng phiếu thăm dò:
A. Chuẩn bị câu hỏi và tìm câu trả lời trong các tài liệu của tổchức
B. Chuẩn bị câu hỏi ngắn gọn, dể hiểu và xác định trước các câu trả lời
C. Chuẩn bị câu hỏi, giới hạn chủ đề và thời gian cho các chủ đề
D. Chuẩn bị câu hỏi, các phưong tiện nghe nhìn và thiết kế buổi phỏng vấn
-
Câu 11:
Mô tả nào sau đây là chính xác nhất cho phương pháp phỏng vấn:
A. Chuẩn bị câu hỏi, giới hạn chủ đề và thời gian cho các chủ đề
B. Chuẩn bị câu hỏi ngắn gọn, dể hiểu và xác định trước các câu trả lời
C. Chuẩn bị câu hỏi và tìm câu trả lời trong các tài liệu của tổ chức
D. Chuẩn bị câu hỏi, các phưong tiện nghe nhìn và thiết kế buổi phỏng vấn
-
Câu 12:
Mô tả nào sau đây là chính xác nhất cho phương pháp khảo sát tài liệu:
A. Chuẩn bị câu hỏi, các phưong tiện nghe nhìn và thiết kếbuổi phỏng vấn
B. Chuẩn bị câu hỏi và tìm câu trả lời trong các tài liệu của tổ chức
C. Chuẩn bị câu hỏi, giới hạn chủ đề và thời gian cho các chủ đề
D. Chuẩn bị câu hỏi ngắn gọn, dể hiểu và xác định trước các câu trảlời
-
Câu 13:
Khuyết điểm chính của phương pháp quan sát thực tế là:
A. Có mâu thuẩn giữa thực tế và mô tả trong các tài liệu của tổ chức
B. Khó xác định được thời điểm hợp lý để quan sát
C. Phát hiện nhiều công việc không có trong quy trình
D. Tốn nhiều thời gian để quan sát
-
Câu 14:
Mô tả nào sau đây dùng cho dòng dữliệu (data flow):
A. Nguồn gốc phát sinh hoặc đích đến của dữ liệu
B. Dữ liệu được lưu tại đây và có nhiều dạng thể hiện khác nhau
C. Công việc hoặc tác động lên dữ liệu, nhờ vậy dữ liệu được chuyển đổi, lưu trữ, phân phối
D. Dữ liệu mang nội dung di chuyển từ chổ này sang chổ khác
-
Câu 15:
Mô tả nào sau đây dùng cho xử lý (process):
A. Tác động lên dữ liệu, nhờ vậy dữ liệu được chuyển đổi, lưu trữ, phân phối
B. Nguồn gốc phát sinh hoặc đích đến của dữ liệu
C. Dữ liệu được lưu tại đây và có nhiều dạng thểhiện khác nhau
D. Dữ liệu mang nội dung di chuyển từ chổ này sang chổ khác
-
Câu 16:
Mô tả nào sau đây dùng cho Data Store:
A. Dữ liệu được lưu tại đây và có nhiều dạng thểhiện khác nhau
B. Dữ liệu mang nội dung di chuyển từ chổ này sang chổ khác
C. Nguồn gốc phát sinh hoặc đích đến của dữ liệu
D. Công việc hoặc tác động lên dữ liệu, nhờ vậy dữ liệu được chuyển đổi, lưu trữ, phân phối
-
Câu 17:
Yêu cầu để DFD có tính chất đúng đắn, hợp lý là:
A. Tất cả các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin được thể hiện đầy đủ trên lược đồ
B. Tất cả các ký hiệu cơ bản của lược đồ DFD (dataflow, datastore, process) được đưa vào đầy đủ trong lược đồ
C. Tất cả các dòng dữ liệu vào ra của 1 xử lý hoàn toàn phù hợp (tương thích) với các dòng dữ liệu vào ra của lược đồ phân rã xử lý đó
D. Tất cả những mô tả trong lược đồ hoàn toàn phù hợp với các quy tắc quản lý của tổ chức
-
Câu 18:
Vai trò của các lược đồ DFD, ERD đối với việc phát triển hệ thống thông tin là:
A. Để hạn chế sử dụng các đoạn văn mô tả dài dòng
B. Để chia sẽ sự hiểu biết về một hệ thống thông tin giữa những người tham gia phát triển hệ thống thông tin đó
C. Để hệ thống hóa kiến thức hiểu biết của mỗi cá nhân về một hệ thống thông tin
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 19:
Mô tả nào phù hợp với DFD mức vật lý cho hệ thống hiện tại:
A. Tên của mỗi xử lý có chỉ ra cách thực hiện công việc của hệthống hiện tại
B. Tên của mỗi xử lý mô tả cách thức thực hiện một công việc trong hệthống mới
C. Tên của mỗi xử lý là một yêu cầu chức năng cần phải thực hiện trong hệ thống mới
D. Tên của mỗi xử lý chỉ thể hiện một vai trò chức năng của nó trong hệ thống hiện tại
-
Câu 20:
Mô tả nào phù hợp với DFD mức luận lý cho hệ thống hiện tại:
A. Tên của mỗi xử lý chỉ thể hiện một vai trò chức năng của nó trong hệ thống hiện tại
B. Tên của mỗi xử lý mô tả cách thức thực hiện một công việc trong hệ thống mới
C. Tên của mỗi xử lý là một yêu cầu chức năng cần phải thực hiện trong hệ thống mới
D. Tên của mỗi xử lý có chỉ ra cách thực hiện công việc của hệ thống hiện tại
-
Câu 21:
Mô tả nào phù hợp với DFD mức luận lý cho hệ thống mới:
A. Tên của mỗi xử lý mô tả cách thức thực hiện một công việc trong hệ thống mới
B. Tên của mỗi xử lý là một yêu cầu chức năng cần phải thực hiện trong hệ thống mới
C. Tên của mỗi xử lý có chỉ ra cách thực hiện công việc của hệ thống hiện tại
D. Tên của mỗi xử lý chỉ thể hiện một vai trò chức năng của nó trong hệ thống hiện tại
-
Câu 22:
Mô tả nào phù hợp với DFD mức vật lý cho hệ thống mới:
A. Tên của mỗi xử lý mô tả cách thức thực hiện một công việc trong hệ thống mới
B. Tên của mỗi xử lý có chỉ ra cách thực hiện công việc của hệ thống hiện tại
C. Tên của mỗi xử lý chỉ thể hiện một vai trò chức năng của nó trong hệ thống hiện tại
D. Tên của mỗi xử lý là một yêu cầu chức năng cần phải thực hiện trong hệthống mới
-
Câu 23:
Mô tả nào phù hợp với khái niệm “thực thể” trong mô hình quan niệm dữ liệu:
A. Là một vật thể có thật trong thế giới khách quan
B. Là một đối tượng cụ thể có những thuộc tính cần thiết cho việc mô hình hóa
C. Là một tập hợp gồm nhiều đối tượng có chung một số tính chất (thuộc tính)
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 24:
Ý niệm về “bằng cấp” của nhân viên trong tổchức được mô hình hóa tốt nhất bằng:
A. Thuộc tính của quan hệ
B. Quan hệ
C. Thực thể
D. Thuộc tính của thực thể
-
Câu 25:
Cho 2 bảng quan hệ DAYCHUYEN (MãDâyChuyền, Tên, ĐịaChỉ) và SANPHAM MãDâyChuyền, MãSảnPhẩm, MôtảSảnPhẩm, TrọngLượng, Giá). Một dây chuyền làmra nhiều sản phẩm, một sản phẩm chỉ được làm từ một dây chuyền (các giá trị trong cột MãDâyChuyền của bảng SANPHAM được lấy từ cột MãDâyChuyền của bảng DAYCHUYEN). Mối quan hệ giữa bảng DAYCHUYEN và bảng SANPHAM là mối quan hệ:
A. Nhiều-Nhiều (N-M)
B. Một-Nhiều (1-N), SANPHAM được diễn tả ở phía 1
C. Một-Nhiều (1-N), SANPHAM được diễn tả ở phía N
D. Không thuộc các dạng trên
-
Câu 26:
Cho 2 bảng quan hệ DAYCHUYEN (MãDâyChuyền, Tên, ĐịaChỉ) và SANPHAM (MãDâyChuyền, MãSảnPhẩm, MôtảSảnPhẩm, TrọngLượng, Giá). Một dây chuyền làmra nhiều sản phẩm, một sản phẩm chỉ được làm từ một dây chuyền (các giá trị trong cột MãDâyChuyền của bảng SANPHAM được lấy từ cột MãDâyChuyền của bảng DAYCHUYEN). Chúng ta biết được gì từ bảng SANPHAM?
A. Có 2 khóa chính: MãDâyChuyền và MãSảnPhẩm
B. Có một khóa chính kết hợp từ MãDâyChuyền và MãSảnPhẩm
C. Có chỉ có 1 khóa chính là MãSảnPhẩm, và một khóa liên kết là MãDâyChuyền
D. Tất cả đều sai
-
Câu 27:
Bảng quan hệ có cấu trúc tốt (well structured relation) là bảng quan hệ:
A. Không có khóa bị rỗng
B. Chỉ chứa dữ liệu nguyên tố
C. Chỉ chứa tối thiểu dữ liệu dư thừa
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 28:
Mô tả nào sau đây thể hiện đặc trưng cơ bản của dạng chuẩn 1 (1NF):
A. Bảng không có 2 dòng hoàn toàn giống nhau
B. Bảng không có ô dữ liệu nào mang nhiều giá trị
C. Thuộc tính không phải là khóa thì phụ thuộc hàm vào toàn bộkhóa chính
D. Bảng không chứa phụ thuộc hàm bắc cầu
-
Câu 29:
Mô tả nào sau đây thể hiện đặc trưng cơbản của dạng chuẩn 2 (2NF):
A. Thuộc tính không phải là khóa thì phụ thuộc hàm vào toàn bộ khóa chính
B. Bảng không chứa phụ thuộc hàm bắc cầu
C. Bảng không có 2 dòng hoàn toàn giống nhau
D. Bảng không có ô dữ liệu nào mang nhiều giá trị