523 câu trắc nghiệm môn Vật lý đại cương
500+ Trắc nghiệm môn Vật lý đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Vật lý đại cương dễ dàng hơn. Nội dung câu hỏi bao gồm những kiến thức cơ bản về động học chất điểm, động lực học chất điểm, công và năng lượng, cơ học chất lỏng, chuyển động dao động, sóng và sóng âm, nhiệt động lực học, thuyết động học chất khí,... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong chuyển động tròn của chất điểm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Luôn có tính tuần hoàn, vì vị trí của chất điểm sẽ được lặp lại.
B. Vectơ vận tốc \(\overrightarrow v\) và vectơ gia tốc góc \(\overrightarrow \beta\) luôn cùng phương.
C. Vectơ vận tốc \(\overrightarrow v\) và vectơ gia tốc góc luôn \(\overrightarrow \beta\) vuông góc nhau.
D. Vectơ vận tốc \(\overrightarrow \omega\) và vectơ gia tốc góc \(\overrightarrow \beta\) luôn vuông góc nhau.
-
Câu 2:
Chọn phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này vào vật khác.
B. Lực là nguyên nhân gây làm thay đổi trạng thái chuyển động của vật.
C. Lực là một đại lương vectơ, có đơn vị đo là niutơn (N).
D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 3:
Chọn phát biểu nào sau đây là sai?
A. Quán tính là xu hướng bảo toàn gia tốc của vật.
B. Khối lượng đặc trưng cho mức quán tính.
C. Định luật I Newton còn gọi là định luật quán tính.
D. Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính.
-
Câu 4:
Câu nào sau đây là đúng?
A. Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động được
B. Một vật chỉ chịu tác dụng của một lực thì nó sẽ chuyển động nhanh dần.
C. Vật không thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó.
D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 5:
Một chất điểm khối lượng m = 200g chuyển động chậm dần với vận tốc biến đổi theo qui luật v = 30 – 0,4t2 (SI). Tính lực hãm tác dụng vào chất điểm lúc t = 5 giây.
A. 8 N
B. 0,8 N
C. 4 N
D. 0,4 N
-
Câu 6:
Một chất điểm khối lượng m = 50kg chuyển động trên đường thẳng với đồ thị vận tốc như hình 5.5. Tính độ lớn của hợp lực tác dụng vào vật kể từ lúc t = 0 đến lúc t = 2,5s.
A. 60N
B. 100N
C. 40N
D. 80N
-
Câu 7:
Một chất điểm khối lượng m = 5kg chuyển động trên đường thẳng với đồ thị vận tốc như hình 5.5. Tính độ lớn của hợp lực tác dụng vào vật kể từ lúc t = 2,5s đến lúc t = 5s.
A. 50N
B. 60N
C. 0 N
D. 100N
-
Câu 8:
Hình 6.1 mô tả chu trình chuyển động của thang máy, gồm ba giai đoạn: nhanh dần đều, đều, chậm dần đều. Khối lượng của thang máy là 400kg. Tính định lực căng lớn nhất của dây cáp treo thang máy trong quá trình thang máy chuyển động không tải. Lấy g = 10 m/s2.
A. 4000N
B. 25000N
C. 3000N
D. 5000N
-
Câu 9:
Hình 6.1 mô tả chu trình chuyển động của thang máy, gồm ba giai đoạn: nhanh dần đều, đều, chậm dần đều. Khối lượng của thang máy là 400kg. Tính định lực căng nhỏ nhất của dây cáp treo thang máy trong quá trình thang máy chuyển động không tải.
A. 4000N
B. 2500N
C. 3000N
D. 5000N
-
Câu 10:
Hình 6.1 mô tả chu trình chuyển động của thang máy, gồm ba giai đoạn: nhanh dần đều, đều, chậm dần đều. Khối lượng của thang máy là 400kg. Nếu lực căng dây được phép là 10000N thì trọng tải của thang máy là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2
A. 500kg
B. 1000kg
C. 600kg
D. 400 kg
-
Câu 11:
Vật m được kéo trượt trên mặt sàn nằm ngang bởi lực \(\overrightarrow F\) như hình 6.2. Giả sử độ lớn của lực không đổi, tính góc α để gia tốc lớn nhất. Biết rằng hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là 0,577.
A. 00
B. 200
C. 300
D. 450
-
Câu 12:
Vật khối lượng m bị đẩy bởi lực \(\overrightarrow F\) và trượt trên sàn ngang như hình 6.2. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là µ. Gia tốc của vật được tính bới biểu thức nào sau đây?
A. \(a = \frac{{F\cos \alpha - \mu mg}}{m}\)
B. \(a = \frac{{F\cos \alpha }}{m}\)
C. \(a = \frac{{F\cos \alpha + \mu \sin \alpha ) - \mu mg}}{m}\)
D. \(a = \frac{{F(\cos \alpha - \mu \sin \alpha ) - \mu mg}}{m}\)
-
Câu 13:
Vật m = 10 kg được kéo trượt trên mặt sàn ngang bằng lực F như hình 6.2. Biết \(F = 20N,\alpha = {30^0},g = 10m/{s^2}\), hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là µ = 0,1. Tính gia tốc của vật.
A. 0,83 m/s2
B. 0,73 m/s2
C. 1 m/s2
D. 2 m/s2
-
Câu 14:
Vật m = 20 kg được kéo trượt trên mặt sàn ngang như hình 6.2. Biết α = 30o, hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là 0,1. Tính lực kéo để vật trượt với gia tốc 0,5m/s2. Lấy g = 10 m/s2.
A. 32,8N
B. 30N
C. 16,6N
D. 10N
-
Câu 15:
Vật có khối lượng m chuyển động trên mặt sàn ngang bởi một lực đẩy \(\overrightarrow {{F_1}}\) và lực kéo \(\overrightarrow {{F_2}} \) như hình 6.4. Biết F1 = F2 = F hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là µ. Gia tốc của vật có biểu thức nào sau đây?
A. \(a = 2\frac{{F\cos \alpha }}{m}\)
B. \(a = \frac{{2F\cos \alpha - \mu mg}}{m}\)
C. a = 0
D. \(a = \frac{{2F(\cos \alpha + \mu \sin \alpha ) - \mu mg}}{m}\)
-
Câu 16:
Vật khối lượng m bị đẩy bởi lực \(\overrightarrow F\) và trượt trên sàn ngang như hình 6.3. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là µ. Gia tốc của vật được tính bới biểu thức nào sau đây?
A. \(a = \frac{{F(\cos \alpha + \mu \sin \alpha )}}{m}\)
B. \(a = \frac{{F\cos \alpha - \mu mg}}{m}\)
C. \(a = \frac{{F\cos \alpha }}{m}\)
D. \(a = \frac{{F(\cos \alpha + \mu \sin \alpha ) - \mu mg}}{m}\)
-
Câu 17:
Hai viên gạch có khối lượng m1 và m2 được đẩy trượt đều trên mặt sàn như hình 6.5. Biết hệ số ma sát trượt giữa các viên gạch với mặt sàn đều bằng µ. Lực đẩy trong hai trường hợp là F1 và F2. Ta có:
A. F1 > F2
B. F1 = F2
C. F1 < F2
D. F1 = F2 = 0
-
Câu 18:
Đặt tại các đỉnh A, B, C của tam giác đều ABC, cạnh a, các chất điểm có khối lượng bằng nhau và bằng m. Đặt thêm một chất điểm có khối lượng 3m tại A. Xác định vị trí khối tâm G của hệ.
A. G là trọng tâm ∆ABC.
B. G thuộc trung tuyến qua đỉnh A, cách A một đoạn \(AG = \frac{{a\sqrt 3 }}{6}\)
C. G thuộc trung tuyến qua đỉnh A, cách A một đoạn \(AG = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
D. G thuộc trung tuyến qua đỉnh A, cách A một đoạn \(AG = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
-
Câu 19:
Một chong chóng phẳng khối lượng phân bố đều, có 3 cánh hình thoi đều nhau, cạnh a (hình 8.1). Khối tâm G của mỗi cánh chong chóng:
A. nằm tại trục quay O của chong chóng.
B. là giao điểm hai đường chéo của mỗi cánh.
C. nằm trên đường chéo đi qua O và cách O một đoạn OG = a.
D. nằm trên đường chéo đi qua O và cách O một đoạn OG = a/2.
-
Câu 20:
Cho thước dẹt đồng chất, hình chữ T, khối lượng m phân bố đều (hình 8.2). Khối tâm G của thước nằm trên trục đối xứng của thước và cách chân thước một đoạn h bằng bao nhiêu?
A. \(h = \frac{{a + b}}{2}\)
B. \(h = \frac{{a + 3b}}{4}\)
C. \(h = \frac{{a + b}}{3}\)
D. \(h = \frac{{3a + b}}{4}\)
-
Câu 21:
Tấm kim loại phẳng, đồng chất, khối lượng phân bố đều, hình quạt, bán kính R và góc ở đỉnh là 2αo (hình 8.3). Khối tâm G của tấm kim loại nằm trên phân giác của góc O, cách O một đoạn:
A. OG = 0,5R
B. \(OG = \frac{{2R\sin {\alpha _0}}}{3}\)
C. \(OG = \frac{{R\sin {\alpha _0}}}{2}\)
D. \(OG = \frac{{2R\sin {\alpha _0}}}{{3{\alpha _0}}}\)
-
Câu 22:
Quả cầu đặc, tâm O, bán kính R = 14 cm, đồng chất, khối lượng phân bố đều, bị khoét một lỗ hổng cũng có dạng hình cầu, bán kính r = 7cm. Tâm O’ của lỗ cách tâm O của quả cầu một đoạn d = 7cm. Khối tâm G của phần còn lại nằm trên đường thẳng nối O với O’ và:
A. nằm trong đoạn OO’, cách O 0,5 cm.
B. nằm trong đoạn OO’, cách O 1 cm.
C. nằm ngoài đoạn OO’, cách O 0,5 cm.
D. nằm ngoài đoạn OO’, cách O 1 cm.
-
Câu 23:
Hai đĩa tròn giống hệt nhau. Một cái giữ cố định, còn cái thứ II tiếp xúc ngoài và lăn không trượt xung quanh chu vi của đĩa I. Hỏi khi đĩa II trở về đúng điểm xuất phát ban đầu thì nó đã quay xung quanh tâm của nó được mấy vòng?
A. 1 vòng
B. 2 vòng
C. 3 vòng
D. 4 vòng
-
Câu 24:
Một bánh xe đạp lăn không trượt trên đường nằm ngang. Người quan sát đứng trên đường sẽ thấy đầu van xe chuyển động theo qũi đạo:
A. tròn
B. thẳng
C. elíp
D. xycloid.
-
Câu 25:
Vật rắn quay quanh trục ∆ cố định. Kí hiệu \(\omega ,v,\beta ,{a_t}\) là vận tốc góc, vận tốc dài, gia tốc góc, gia tốc tiếp tuyến của điểm M; R là khoảng cách từ M đến trục quay. Quan hệ nào sau đây là sai?
A. \(v = \omega R\)
B. \({a_t} = \beta R\)
C. \(\overrightarrow \omega \,//\overrightarrow \beta \)
D. \({a_t} = \frac{{{v^2}}}{R}\)