523 câu trắc nghiệm môn Vật lý đại cương
500+ Trắc nghiệm môn Vật lý đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Vật lý đại cương dễ dàng hơn. Nội dung câu hỏi bao gồm những kiến thức cơ bản về động học chất điểm, động lực học chất điểm, công và năng lượng, cơ học chất lỏng, chuyển động dao động, sóng và sóng âm, nhiệt động lực học, thuyết động học chất khí,... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ôtô chuyển động thẳng xuống dốc nghiêng góc α = 30o so với phương ngang. Hệ số ma sát giữa ôtô là mặt đường là µ = 0,3. Muốn ôtô chuyển động thẳng đều thì:
A. Phải có lực phát động của động cơ.
B. Phải hãm phanh một lực nào đó.
C. Không cần lực phát động, cũng không cần hãm
D. A, B, C đều sai.
-
Câu 2:
Chọn đáp án đúng dưới đây:
A. Khi vật chuyển động chỉ dưới tác dụng của trọng lực thì quỹ đạo của nó luôn nằm trong một mặt phẳng cố định.
B. Qũi đạo của một hành tinh chuyển động quanh mặt trời là một đường Elip
C. Nguyên nhân chính của hiện tượng thuỷ triều trên Trái Đất là do sức hút của Mặt Trăng.
D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 3:
Một sợi dây nhẹ, không co giãn, vắt qua ròng rọc nhẹ, cố định, hai đầu dây buộc chặt hai vật nhỏ khối lượng m1 = 2,6kg và m2 = 2kg. Thả cho hai vật chuyển động theo phương thẳng đứng. Biết dây không giãn và không trượt trên ròng rọc. Bỏ qua ma sát ở trục ròng rọc, lấy g = 10 m/s2. Gia tốc của các vật là:
A. 4 m/s2
B. 1,2 m/s2
C. 1,3 m/s2
D. 2,2 m/s2
-
Câu 4:
Một sợi dây nhẹ, không co giãn, vắt qua ròng rọc nhẹ, cố định, hai đầu dây buộc chặt hai vật nhỏ khối lượng m1 = 3kg và m2 = 2kg. Thả cho hai vật chuyển động theo phương thẳng đứng. Biết dây không giãn và không trượt trên ròng rọc. Bỏ qua ma sát ở trục ròng rọc, lấy g = 10 m/s2. Tính lực căng dây.
A. 10 N
B. 20 N
C. 24 N
D. 30 N
-
Câu 5:
Một con lắc đơn có khối lượng 2 kg được kéo lệch khỏi phương thẳng đứng một góc 60o rồi thả nhẹ cho dao động. Lấy g = 10 m/s2. Lực căng dây nhỏ nhất trong quá trình con lắc con lắc dao động là:
A. 20 N
B. 40 N
C. 10 N
D. 0 N
-
Câu 6:
Một con lắc đơn có khối lượng 2 kg được kéo lệch khỏi phương thẳng đứng một góc 60o rồi thả nhẹ cho dao động. Lấy g = 10 m/s2. Lực căng dây lớn nhất trong quá trình con lắc con lắc dao động là:
A. 20 N
B. 40 N
C. 10 N
D. 30 N
-
Câu 7:
Động lượng của một chất điểm không có đặc điểm nào sau đây:
A. Là một vectơ, tích của khối lượng với vectơ vận tốc.
B. Luôn tiếp tuyến với quĩ đạo và hướng theo chiều chuyển động.
C. Không thay đổi, khi chất điểm va chạm với chất điểm khác.
D. Có đơn vị đo là kilôgam mét trên giây (kgm/s).
-
Câu 8:
Động lượng của một hệ chất điểm không có đặc điểm nào sau đây:
A. Là tổng động lượng của các chất điểm trong hệ.
B. Không thay đổi theo thời gian, nếu hệ kín.
C. Đạo hàm của nó theo thời gian bằng tổng các ngoại lực tác dụng lên hệ.
D. Đặc trưng cho tính chất nhanh, chậm của khối tâm của hệ.
-
Câu 9:
Trường hợp nào sau đây, hệ chất điểm được coi là hệ kín?
A. Các chất điểm chuyển động trên mặt phẳng ngang.
B. Hai chất điểm va chạm nhau.
C. Các chất điểm chuyển động trong trường lực xuyên tâm.
D. Các trường hợp trên đều là hệ kín.
-
Câu 10:
Chất điểm khối lượng 100g, chuyển động với vận tốc 36km/h thì có động lượng:
A. 1000kgm/s
B. 1kgm/s
C. 3,6kgm/s
D. 5kgm/s
-
Câu 11:
Quả bóng nhỏ, nặng 300g, đập vào tường theo hướng hợp với tường một góc 30o với vận tốc 10 m/s rồi nảy ra theo phương đối xứng với phương đập vào qua pháp tuyến của tường với vận tốc cũ. Tính xung lượng của lực mà tường đã tác dụng vào bóng.
A. 20 kgm/s
B. 6 kgm/s
C. 10 kgm/s
D. 3 kgm/s
-
Câu 12:
Quả bóng nặng 500g đập vào tường theo hướng hợp với tường một góc 30o với vận tốc 10 m/s rồi nảy ra theo phương đối xứng với phương đập vào qua pháp tuyến của tường với vận tốc cũ. Thời gian bóng tiếp xúc với tường là 0,05s. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Độ biến thiên động lượng của bóng là 5kgm/s.
B. Lực trung bình do tường tác dụng vào bóng là 100N.
C. Gia tốc trung bình của bóng trong thời gian va chạm là 200m/s2
D. Độ biến thiên của vectơ vận tốc: \(\left| {\Delta \overrightarrow v } \right| = 0\)
-
Câu 13:
Một người đứng trên canô đang lướt với tốc độ 15 km/h nhảy xuống nước với vận tốc 10 km/h theo hướng vuông góc với hướng chuyển động của canô. Biết khối lượng người và canô là bằng nhau. Tính vận tốc của canô ngay sau đó.
A. 5 km/h
B. 20 km/h
C. 25 km/h
D. 10 km/h
-
Câu 14:
Một toa xe chở đầy cát đang đứng trên đường ray nằm ngang. Toàn bộ toa xe có khối lượng 0,5 tấn. Một cục đá khối lượng 5 kg bay với vận tốc v = 100 m/s từ phiá sau, đến cắm vào cát theo hướng hợp với phương ngang một góc α = 36o. Tính vận tốc của toa xe ngay sau đó.
A. 0,6 m/s
B. 0,8 m/s
C. 1m/s
D. 1,2 m/s
-
Câu 15:
Khẩu pháo có khối lượng M = 450 kg, nhả đạn theo phương hợp với phương ngang góc α = 60o. Đạn có khối lượng m = 10kg, rời nòng với vận tốc v = 450 m/s. Khi bắn, pháo bị giật lùi về phía sau với vận tốc bao nhiêu? (Coi nền đất tuyệt đối cứng).
A. 10 m/s
B. 5m/s
C. 7,5m/s
D. 2,5m/s
-
Câu 16:
Khẩu pháo có khối lượng M = 450 kg, nhả đạn theo phương ngang. Đạn có khối lượng m = 5kg, rời nòng với vận tốc v = 450 m/s. Sau khi bắn, súng giật lùi một đoạn 45 cm. Tính lực cản trung bình của mặt đường tác dụng lên khẩu pháo.
A. 50000 N
B. 10000 N
C. 12000 N
D. 12500 N
-
Câu 17:
Một chất điểm khối lượng m = 5 kg chuyển động tròn đều với chu kỳ 10 giây, bán kính qũi đạo là 2m. Tính mômen động lượng của chất điểm.
A. 8 kgm2/s
B. 12,6 kgm2/s
C. 4 kgm2/s
D. 6,3 kgm2/s
-
Câu 18:
Một con lắc lò xo nằm ngang trên một mâm quay. Lò xo nhẹ có độ cứng k = 9N/cm, chiều dài tự nhiên 20cm, một đầu gắn cố định tại tâm của mâm quay, đầu kia gắn vật nhỏ m = 500g. Khi vật đang nằm cân bằng, người ta quay mâm thì thấy lò xo giãn thêm 5 cm. Tính vận tốc quay của mâm. Lấy π2 = 10.
A. 280 vòng/phút
B. 250 vòng/phút
C. 180 vòng/phút
D. 3 vòng/ phút
-
Câu 19:
Một chất điểm khối lượng m = 5kg chuyển động trên đường thẳng với đồ thị vận tốc như hình 2.40. Tính độ biến thiên động lượng của chất điểm kể từ lúc t = 0 đến lúc t = 5s.
A. 0 kgm/s
B. 10kgm/s
C. 15kgm/s
D. 25kgm/s
-
Câu 20:
Một chất điểm khối lượng m = 5kg chuyển động trên đường thẳng với đồ thị vận tốc như hình 2.40. Tính xung lượng của các ngoại lực tác dụng vào chất điểm kể từ lúc t = 2,5s đến lúc t = 5s.
A. 0kgm/s
B. 10kgm/s
C. 15kgm/s
D. 25kgm/s
-
Câu 21:
Chất điểm chuyển động với đồ thị vận tốc như hình 2.40. Trong khoảng thời gian nào, động lượng của chất điểm được bảo toàn?
A. Từ t = 0 đến t = 5s
B. Từ t = 2,5s đến t = 5s
C. Từ t = 5s đến t = 7s
D. Từ t = 0 đến t = 7s
-
Câu 22:
Bắn viên đạn khối lượng m = 100g theo phương ngang đến cắm vào khúc gỗ khối lượng m = 1 kg đang nằm trên mặt phẳng ngang. Bỏ qua ma sát, khúc gỗ chuyển động với vận tốc 25cm/s. Thông tin nào sau đây là sai?
A. Động lượng của hệ là: 0,275 kgm/s.
B. Vận tốc của đạn trước khi cắm vào gỗ là 2,75 m/s
C. Động lượng ban đầu của đạn là: 0,275 kgm/s.
D. Xung lượng mà gỗ đã tác dụng vào đạn là 0,275 Ns.
-
Câu 23:
Coi Trái Đất như một chất điểm chuyển động tròn đều quanh Mặt Trời. Tính mômen động lượng của Trái Đất, biết: chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời T = 365 ngày, khối lượng Trái Đất m = 6.1024kg và bán kính quĩ đạo R = 1,5.1011m.
A. 2,7.1040 kgm2/s
B. 2,8.1043 kgm2/s
C. 3,3.1038 kgm2/s
D. 1,4.1040 kgm2/s
-
Câu 24:
Chất điểm khối lượng m = 0,5kg chuyển động tròn đều với vận tốc 5 vòng/s. Tính mômen động lượng của chất điểm, biết bán kính qũi đạo là 2m.
A. 5 kgm2/s
B. 10 kgm2/s
C. 31,4 kgm2/s
D. 62,8 kgm2/s
-
Câu 25:
Trường hợp nào sau đây, mômen động lượng của một chất điểm không được bảo toàn?
A. Chất điểm chuyển động trong trường lực hấp dẫn.
B. Chất điểm chuyển động tự do, không có ngoại lực tác dụng.
C. Chất điểm chuyển động trong trường lực xuyên tâm.
D. Chất điểm chuyển động trên đường thẳng.