390+ câu hỏi trắc nghiệm Hóa lí dược
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 390+ câu hỏi trắc nghiệm Hóa lí dược có đáp án. Nội dung bộ đề gồm có nhiệt động lực học, điện hóa học, động học các phản ứng hóa học, quá trình khuếch tán và hòa tan, hệ phân bán bao gồm hệ keo, hỗn dịch, nhũ tương,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi khảo sát phản ứng bậc không, người ta có thể xác định được chu kỳ bán hủy của phản ứng dựa vào công thức:
A. \({T_{\frac{1}{2}}} = \frac{{3[{A_o}{\rm{]}}}}{k}\)
B. \({T_{\frac{1}{2}}} = \frac{{[{A_o}{\rm{]}}}}{{2k}}\)
C. \({T_{\frac{1}{2}}} = \frac{{0,693}}{k}\)
D. \({T_{\frac{1}{2}}} = \frac{k}{{{\rm{[}}{A_o}{\rm{]}}}}\)
-
Câu 2:
Khi chiếu các tia sang đơn sắc qua hệ keo ta nhận thấy:
A. Chùm tia đỏ có khả năng khuếch tán mạnh nhất
B. Chùm tia tím có khả năng khuếch tán mạnh nhất
C. Chùm tia lam có khả năng khuếch tán mạnh nhất
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 3:
Tốc độ khuếch tán của các tiểu phân trong hệ keo khi qua diện tích S được tính theo biểu thức:
A. \(S.\frac{{dm}}{{dt}} = - D\frac{{dx}}{{dc}}\)
B. \(\frac{{dm}}{{dt}} = - D\frac{{dC}}{{dx}}.S\)
C. \(\frac{{dm}}{{dt}} = - D\frac{{dC}}{{dx}}\)
-
Câu 4:
Sự keo tụ tương hổ là quá trình keo tụ do:
A. Sự hiện diện chất điện ly khi thêm vào hệ keo
B. Sự tương tác của hai loại keo có điện tích khác nhau
C. Sự tương tác hai loại keo cùng điện tích
D. Do khối lượng các tiểu phân keo tự hút nhau thành keo tụ
-
Câu 5:
Keo Fe(OH)3 có thể được điều chế bằng phương pháp:
A. Phương pháp thẩm tích
B. Phương pháp siêu lọc
C. Phương pháp điện thẩm tích
D. Tất cả sai
-
Câu 6:
Khi cho 1 lượng nhỏ xà phòng natri vào hệ chứa 6ml nước và 3ml dầu. lắc mạnh ta được nhũ dịch dầu trong nước. Điều này được giải thích như sau:
A. Xà phòng natri đã làm giảm sức căng bề mặt giữa 2 pha dầu nước
B. Xà phòng natri đã tạo lớp áo bảo vệ giúp các hạt dầu khỏi dính vào nhau
C. Xà phòng natri đã làm giảm năng lượng tự do bề mặt của các hạt dầu
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 7:
Muối stearat trimetyl amoni bromur là chất hoạt động bề mặt có đặc tính:
A. Khi cho vào nước phân ly thành anion
B. Được dung trong môi trường kiềm
C. Tạo bọt tốt
D. Có khả năng sát khuẩn tốt
-
Câu 8:
Khi hòa tan một lượng xà phòng natri vào nước sẽ có hiện tượng:
A. Xà phòng natri phân tán trên bề mặt của dung dịch
B. Xà phòng natri làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch
C. Xà phòng natri phân tán vào trong long chất lỏng làm tăng sức căng bề mặt của dung dịch
D. Xà phòng natri phân tán trên bề mặt và trong lòng như nhau, không làm thay đổi sức căng bề mặt
-
Câu 9:
Tween và span là các chất hoạt động bề mặt thường được dùng trong:
A. Kem đánh răng
B. Kỹ nghệ nhuộm
C. Mỹ phẩm
D. Bột giặt
-
Câu 10:
Khi có sự hấp phụ chất lỏng lện chất rắn, yếu tố nào sau đây không bị ảnh hưởng:
A. Bản chất của chất hấp phụ
B. Bản chất của chất bị hấp phụ
C. Nồng độ của chất hấp phụ
D. Áp suất của khí quyển lên bề mặt dung dịch
-
Câu 11:
Tốc độ phản ứng có thể được biểu thị như sau:
A. Là sự thay đổi thành phần của chất tham gia theo thời gian
B. Là sự biến đổi sản phẩm theo thời gian
C. Là sự biến đổi nồng độ chất tham gia theo thời gian
D. Là sự thay đổi của thời gian theo nồng độ
-
Câu 12:
Hằng số tốc độ của phản ứng bậc nhất được biểu thị:
A. \(k = \frac{{3,203}}{t}\ln \frac{{|{A_o}|}}{{|A|}}\)
B. \(k = \frac{{3,203}}{t}\ln \frac{{|A|}}{{|{A_o}|}}\)
C. \(k = \frac{{2,303}}{t}\ln \frac{{|{A_o}|}}{{|A|}}\)
D. \(k = \frac{{2,303}}{t}\ln \frac{{|A|}}{{|{A_o}|}}\)
-
Câu 13:
Đặc điểm của phản ứng bậc nhất là điều gì dưới đây?
A. Hằng số tốc độ phản ứng có thứ nguyên là t-1
B. Chu kỳ bán hủy T1/2=0,693/k
C. Tuổi thọ có công thức T90=k/0,105
D. Câu a, b đúng
-
Câu 14:
Công thức tính hằng số tốc độ phản ứng bậc nhất theo thực nghiệm:
A. \(k = \frac{{2,303}}{t}\lg \frac{{{n_2} - {n_0}}}{{{n_2} - {n_1}}}\)
B. \(k = \frac{t}{{2,303}}\lg \frac{{{n_2} - {n_0}}}{{{n_2} - {n_o}}}\)
C. \(k = \frac{{3,203}}{t}\ln \frac{{{n_2} - {n_0}}}{{{n_2} - {n_1}}}\)
D. \(k = \frac{{5,303}}{t}\ln \frac{{{n_2} - {n_0}}}{{{n_2} - {n_o}}}\)
-
Câu 15:
Keo xanh phổ được điều chế bằng cách:
A. Phản ứng giữa FeCl2 và Fericyanur kali
B. Phản ứng giữa FeCl2 và Ferocyanur kali
C. Phản ứng giữa FeCl3 và Fericyanur kali
D. Phản ứng giữa FeCl3 và Ferocyanur kali
-
Câu 16:
Khi quan sát keo lưu huỳnh ta có thể thấy:
A. Màu trắng đục
B. Trắng xanh
C. Trắng vàng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 17:
Khi cho phenol vào nước, tùy theo hàm lượng giữa hai chất ta có thể tạo thành các hệ sau:
A. Dung dịch của phenol trong nước
B. Dung dịch của nước trong phenol
C. Nhũ dịch phenol trong nước
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Giản đồ hòa tan hạn chế của phenol và nước có dạng:
A. Là một đường cong lồi
B. Là một parabol có đỉnh cực tiểu
C. Là một đường tròn
D. Là một parabol có đỉnh cực đại
-
Câu 19:
Điểm cực đại của giản đồ pha phenol-nước được gọi là:
A. Điểm giới hạn
B. Điểm tới hạn
C. Điểm tương đương
D. Điểm cực đại
-
Câu 20:
Trong quá trình chiết suất, yếu tố cơ bản quyết định cách chiết nhiều lần có lợi hơn một lần là:
A. Tăng bề mặt tiếp xúc giữa hai pha
B. Lực chiết
C. Kỹ thuật định lượng
D. Thời gian chiết
-
Câu 21:
Để chiết iod từ dung dịch nước người ta có thể dung các dung môi sau:
A. Cồn ethylic
B. Acid axetic
C. Glyxerin
D. Benzen
-
Câu 22:
Từ việc khảo sát hằng số tốc độ của một phản ứng phân hủy thuốc, ta có thể xác định được:
A. Chu kỳ bán hủy của thuốc
B. Thời hạn sử dụng thuốc
C. Tuổi thọ của thuốc
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 23:
Thông thường các thuốc dưới dạng hỗn dịch hoặc nhũ dịch phân hủy theo phản ứng:
A. Bậc không
B. Bậc một
C. Bậc hai
D. Bậc ba
-
Câu 24:
Chất nào có thể được sử dụng làm chất tẩy rữa trong vùng nước cứng:
A. Natri stearat
B. Calci acetat
C. Natri dobecyl benzene sulfonat
D. Calci steara
-
Câu 25:
Trong quá trình hấp phụ, than nào có khả năng hấp phụ tốt nhất:
A. Than đước
B. Than gáo dừa
C. Than đá
D. Than gòn