300 câu trắc nghiệm Kế toán công
Mời các bạn cùng tham khảo "Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán công - có đáp án" do tracnghiem.net chia sẻ, bao gồm những nội dung chính như: Tổ chức công tác kế toán công, chuẩn mực kế toán công quốc tế, Kế toán ngân sách và nghiệp vụ kho bạc Nhà nước, Kế toán hành chính sự nghiệp.... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Nhanh tay và đừng bỏ lỡ bộ trắc nghiệm độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thư tín dụng là gì?
A. Lệnh của người mua yêu cầu ngân hàng trích tài khoản của mình trả cho người bán
B. Lệnh của ngân hàng bên mua đối với ngân hàng bên bán khác địa phương yêu cầu trả tiền theo chứng từ người bán đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ
C. Lệnh của người bán yêu cầu Ngân hàng của người mua thanh toán tiền cho mình
D. Lệnh của ngân hàng bên bán đối với người mua khác địa phương yêu cầu trả tiền theo các chứng từ bên bán đã giao xong hàng hóa, dịch vụ
-
Câu 2:
Để thanh toán hàng hoá xuất khẩu theo phương thức thư tín dụng (L/C), việc đầu tiên quan trọng nhất, nhà xuất khẩu phải làm thủ tục gì?
A. Thông báo cho ngân hàng biết về khách hàng của mình (người mua hàng)
B. Yêu cầu người mua mở L/C (thư tín dụng)
C. Gửi hồ sơ hàng hoá và bộ hồ sơ tài chính đến ngân hàng
D. Gửi hợp đồng mua bán hàng hoá tới ngân hàng
-
Câu 3:
Rút dự toán chi hoạt động mua vật liệu nhập kho ghi, chọn 2 đáp án đúng:
A. Có TK dự toán chi hoạt động (008)
B. Có TK dự toán chi chương trình dự án (009)
C. Nợ TK 561
D. Tất cả đáp án trên
-
Câu 4:
Thuế GTGT của TSCĐ mua ngoài dùng cho hoạt động sự nghiệp được tính vào:
A. Nguyên giá TSCĐ
B. Cho hoạt động
C. Chi dự án
D. Chi hoạt động SXKD
-
Câu 5:
Muốn thanh toán theo thể thức mở thư tín dụng, đơn vị mua hàng phải viết 6 liên giấy mở thư tín dụng để nộp vào ngân hàng phục vụ mình. Ngân hàng này sử dụng 6 liên này như thế nào?
A. 1 liên ghi Nợ người mở thư tín dụng, 1 liên báo Nợ, 4 liên gửi ngân hàng bên bán
B. 1 liên ghi Nợ, 1 liên ghi Có cho người bán, 4 liên gửi ngân hàng bên bán
C. 1 liên ghi Nợ người mở thư tín dụng, 1 liên báo Nợ, 1 liên ghi Có TK ký quĩ đảm bảo thanh toán, 3 liên gửi ngân hàng bên bán
D. 1 liên ghi Nợ, 1 liên báo Nợ, 1 liên ghi Có cho người bán, 1 liên báo Có cho người bán, 2 liên gửi ngân hàng bên bán
-
Câu 6:
Chiết khấu thương mại được hưởng khi mua TSCĐ được hạch toán:
A. Giảm nguyên giá TSCĐ
B. Tăng kinh phí hoạt động
C. Giảm chi hoạt động
D. Giảm chi dự án
-
Câu 7:
Chứng từ cần có khi thực hiện kế toán tăng giảm TSCĐ:
A. Biên bản giao nhận
B. Biên bản thanh lý
C. Biên bản đánh giá lại tài sản
D. Tất cả các chứng từ trên
-
Câu 8:
Tại ngân hàng bên bán, khi nhận được các liên giấy mở thư tín dụng, ngân hàng này sử dụng như thế nào?
A. 1 liên ghi Nợ liên hàng đi, 1 liên ghi Có cho đơn vị bán
B. 1 liên báo cho đơn vị bán biết khả năng thanh toán của đơn vị mua, 1 liên kèm hóa đơn và giấy báo Nợ liên hàng đi do ngân hàng lập để ghi Nợ liên hàng đi
C. 1 liên gửi cho đơn vị bán biết, để giao hàng cho đơn vị mua, 1 liên kèm bảng kê hóa đơn lập giấy báo Nợ liên hàng đi, 1 liên kèm hóa đơn ghi Có đơn vị bán
D. 1 liên ghi Có cho người bán, 1 liên báo Có, 1 liên ghi Nợ liên hàng đi, 1 liên báo Nợ
-
Câu 9:
Giảm giá được hưởng khi mua TSCĐ được:
A. Ghi giảm chi hoạt động
B. Ghi tăng kinh phí hoạt động
C. Ghi giảm nguyên giá TSCĐ
D. Không có trường hợp nào
-
Câu 10:
Sau khi đã mở thư tín dụng, Công ty hạ Long sử dụng không hết số tiền đã ký gửi trong tài khoản ký quỹ. Ngân hàng hạch toán như thế nào với số tiền sử dụng không hết?
A. Nợ TK 5212 – Liên hàng đến | Có TK 4272 – Ký quỹ đảm bảo thanh toán thư tín dụng
B. Nợ TK 5211 | Có TK 4272
C. Nợ TK 4272 | Có TK tiền gửi công ty Hạ Long
D. Nợ TK Tiền gửi Công ty Hạ Long | Có TK 4272
-
Câu 11:
Khi được viện trợ không hoàn lại bằng TSCĐ chưa có chứng từ ghi thu ghi chi ngân sách kế toán ghi vào:
A. Bên có TK nguồn kinh phí hoạt động (461)
B. Bên có TK nguồn kinh phí dự án (462)
C. Bên có TK thu chưa qua ngân sách (5212)
D. Không có trường hợp nào
-
Câu 12:
Khi mua TSCĐ về phải qua lắp đặt chạy thử kế toán ghi vào:
A. Bên nợ TK TSCĐHH (211)
B. Bên nợ TK TSCĐVH (213)
C. Bên nợ TK XDCB dở dang (2411)
D. Không có trường hợp nào
-
Câu 13:
Số chi về nhượng bán TSCĐ được ghi vào:
A. Bên nợ TK thu khác (5118)
B. Bên nợ TK chi phí trả trước (643)
C. Bên nợ TK chi hoạt động SXKD (631)
D. Không có trường hợp nào
-
Câu 14:
Số thu về thanh lý nhượng bán TSCĐ được ghi vào:
A. Bên có TK thu khác (5118)
B. Bên có TK các quỹ (431)
C. Bên có TK nguồn kinh phí hoạt động (461)
D. Bên có TK thu hoạt động SXKD (531)
-
Câu 15:
Chênh lệch thu lớn hơn chi về thanh lý nhượng bán TSCĐ được ghi:
A. Tăng nguồn kinh phí hoạt động
B. Tăng quỹ phát triển hoạt động
C. Phải nộp ngân sách nhà nước
D. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 16:
Uỷ nhiệm chi là gì?
A. Lệnh của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng trích tiền của mình chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng.
B. Lệnh thanh toán của ngân hàng phục vụ bên bán. Yêu cầu ngân hàng bên mua trích tài khoản của người mua thanh toán cho người bán.
C. Lệnh thanh toán của người bán. Yêu cầu người mua trích tài khoản tiền gửi thanh toán cho mình.
D. Lệnh của người bán hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ bên mua trích tài khoản của người mua thanh toán cho mình.
-
Câu 17:
Khi thanh toán bằng hình thức ủy nhiệm chi, doanh nghiệp phải lập 4 liên ủy nhiệm chi. Vậy 4 liên ủy nhiệm chi doanh nghiệp sử dụng như thế nào?
A. 1 liên lưu, 3 liên gửi cho người thụ hưởng
B. Gửi trực tiếp tới ngân hàng cả 4 liên
C. 2 liên làm chứng từ hạch toán bên Nợ và 2 liên làm chứng từ hạch toán bên Có
D. 1 liên lưu, 3 liên gửi cho ngân hàng
-
Câu 18:
doanh nghiệp gửi tới Ngân hàng bốn liên ủy nhiệm chi. Ngân hàng sử dụng như thế nào ?
A. 2 liên làm chứng từ hạch toán bên Nợ và 2 liên làm chứng từ hạch toán bên Có
B. Lưu 1 liên, gửi cho người thụ hưởng 3 liên
C. Lưu 2 liên, 1 liên làm chứng từ hạch toán bên Nợ và 1 liên làm chứng từ hạch toán bên Có
D. 1 liên hạch toán bên Nợ, 1 liên hạch toán bên Có, 1 liên báo Nợ, 1 liên báo Có
-
Câu 19:
Rút dự toán kinh phí hoạt động về nhập quỹ tiền mặt 30.000:
A. Nợ TK 111: 30.000Có TK 461: 30.000
B. Nợ TK 111: 30.000Có TK 462: 30.000
C. Nợ TK 111: 30.000Có TK 661: 30.000
D. Nợ TK 461: 30.000Có TK 111: 30.000
-
Câu 20:
Khi khách hàng nộp 4 liên ủy nhiệm chi đề nghị ngân hàng chuyển tiền đến 1 ngân hàng khác địa phương, ngân hàng A phải làm những việc gì để chuyển tiền; sử dụng chứng từ và hạch toán như thế nào theo phương thức đối chiếu phân tán?
A. Phải lập thêm 3 liên giấy báo Có liên hàng, 1 liên ủy nhiệm chi ghi Nợ TK khách hàng, 1 liên ủy nhiệm chi làm báo Nợ, 1 liên báo Có liên hàng kèm 2 liên ủy nhiệm chi gửi ngân hàng B, 1 liên giấy báo Có liên hàng gửi trung tâm kiểm soát cùng với 1 tờ sổ tiểu khoản, 1 liên giấy báo Có liên hàng ghi Có TK liên hàng đi năm nay
B. Phải lập thêm 4 liên giấy báo Có liên hàng (GBCLH), 1 liên ủy nhiệm chi ghi Nợ TK khách hàng, 1 liên ủy nhiệm chi báo Nợ, 2 liên giấy báo liên hàng gửi ngân hàng B, 1 liên giấy báo liên hàng ghi Có liên hàng đi năm nay, 1 liên giấy báo liên hàng lưu
C. 1 liên ủy nhiệm chi ghi Nợ TK khách hàng; 1 liên ghi Có liên hàng đi để chuyển tiền đi; 1 liên báo Nợ; 1 liên báo Có
D. Phải lập thêm 4 liên giấy báo Có liên hàng, sử dụng như ở điểm c, nhưng gửi trung tâm kiểm soát đối chiếu 2 liên giấy báo Có liên hàng để sau khi đối chiếu trả lại 1 liên