290 câu trắc nghiệm Kỹ thuật thực phẩm
tracnghiem.net chia sẻ hơn 290 câu trắc nghiệm môn Kỹ thuật thực phẩm có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Quá trình đa biến là quá trình gì?
A. quá trình nén không phải đẳng nhiệt và cũng không phải đoạn nhiệt
B. quá trình nén vừa đẳng nhiệt vừa đoạn nhiệt
C. quá trình nén đoạn nhiệt
D. quá trình nén đẳng nhiệt
-
Câu 2:
Các thiết bị vận chuyển vật liệu rời liên tục được chia làm 2 nhóm:
A. Gầu tải và xích tải
B. Băng tải và gầu tải
C. Băng tải và xích tải
D. Máy có bộ phận kéo và máy không có bộ phận kéo
-
Câu 3:
Thiết bị vận chuyển liên tục được sử dụng nhiều nhất là:
A. Vít tải
B. Băng tải
C. Gầu tải
D. Xích tải
-
Câu 4:
Trong quá trình đa biến xảy ra hiện tượng gì?
A. xảy ra đồng thời toả nhiệt và tăng nhiệt độ của khí
B. xảy ra toả nhiệt
C. xảy ra nhiệt độ của khí tăng
D. xảy ra thu nhiệt
-
Câu 5:
Ý nào sau đây không phải là nhược điểm của băng tải:
A. Không vận chuyển được theo đường cong
B. Cấu tạo đơn giản
C. Độ nghiêng của băng tải nhỏ
D. Tốc độ vận chuyển không cao
-
Câu 6:
Thiết bị nào sau đây thuộc loại thiết bị vận chuyển gián đoạn:
A. Xích tải
B. Gầu tải
C. Cẩu
D. Băng tải
-
Câu 7:
Máy nén pittông có cấu tạo giống thiết bị nào sau đây?
A. Bơm pittông
B. Bơm ly tâm
C. Bơm cách trượt
D. Bơm bánh răng
-
Câu 8:
Quá trình nghiền là phân riêng hỗn hợp hạt nhờ yếu tố nào sau đây?
A. Khí động
B. Lực cơ học
C. Lực ly tâm
D. Lực ma sát
-
Câu 9:
Mục đích của quá trình nghiền là gì?
A. Phân loại hỗn hợp khối hạt
B. Giảm bề mặt riêng
C. Tăng bề mặt riêng của vật liệu
D. Để vận chuyển, làm việc
-
Câu 10:
Máy nén pittông thì pittông chuyển động như thế nào?
A. pittông chuyển động quay trong xi lanh
B. pittông vừa chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến trong xi lanh
C. pittông chuyển động tịnh tiến trong xi lanh
D. pittông chuyển động tịnh tiến trong xi lanh
-
Câu 11:
Bản chất quá trình nghiền là quá trình gì sau đây?
A. Tăng đường kính hạt
B. Phân riêng hệ không đồng nhất
C. Thay đổi hình dạng hạt
D. Giảm kích thước hạt
-
Câu 12:
Thiết bị có độ nén khí lớn hơn 3 là thiết bị gì?
A. Máy thổi khí
B. Máy nén khí
C. Quạt khí
D. Máy hút khí
-
Câu 13:
Thiết bị có độ nén khí từ 1,1-3 với áp suất cuối trong khoảng 1,1-3atm thì gọi là thiết bị gì?
A. Máy nén khí
B. Quạt khí
C. Máy hút khí
D. Máy thổi khí
-
Câu 14:
Đại lượng đặc trưng cho quá trình nghiền là gì?
A. Kích thước hạt
B. Độ ẩm
C. Độ nghiền
D. Kích thước và độ ẩm hạt
-
Câu 15:
Thiết bị có độ nén khí từ 1-1,1 với áp suất cuối không quá 1,12atm thì gọi là thiết bị gì?
A. Quạt khí
B. Máy nén khí
C. Máy thổi khí
D. Máy hút khí
-
Câu 16:
Nếu mức độ nghiền i=70; D=1mm, thì quá trình nghiền thuộc loại quá trình nào sau đây?
A. Nghiền thô
B. Nghiền mịn
C. Nghìền trung bình
D. Nghiền keo
-
Câu 17:
Đối với vật liệu cứng và dòn ta chọn phương pháp nghiền nào sau đây?
A. Chèn ép
B. Đập và chà sát
C. Chà sát và đập
D. Chèn ép và đập
-
Câu 18:
Đối với vật liệu cứng dẻo ta chọn phương pháp nghiền nào sau đây?
A. Chèn ép và đập
B. Chèn ép
C. Đập và chà sát
D. Chà sát và đập
-
Câu 19:
Tỉ lệ giữa áp suất cuối và áp suất đầu trong máy nén được gọi là gì?
A. độ chân không
B. độ hút
C. độ đẩy
D. độ nén
-
Câu 20:
Đối với vật liệu dòn, cứng trung bình ta chọn phương pháp nghiền nào sau đây?
A. Chèn ép
B. Chà sát và đập
C. Chèn ép và đập
D. Đập và chà sát