290 câu trắc nghiệm Kỹ thuật thực phẩm
tracnghiem.net chia sẻ hơn 290 câu trắc nghiệm môn Kỹ thuật thực phẩm có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
-
Câu 1:
Cấu trúc của hộp Tetrabrik:
A. Giấy bìa và nhựa (75%); lớp lá nhôm siêu mỏng (25%)
B. Giấy bìa và nhựa (75%); Polyethylene (25%)
C. Giấy bìa và nhựa (75%); lớp lá nhôm siêu mỏng (5%); Polyethylene (20%)
D. Polyethylene (20%); lớp lá nhôm siêu mỏng (5%), giấy(75%)
-
Câu 2:
Nguyên tắc làm việc của cánh khuấy tua bin là gì?
A. Tương tự bơm pittông
B. Tương tự bơm ly tâm
C. Tương tự bơm chân không
D. Tương tự bơm cánh trượt
-
Câu 3:
Tại Thái Lan, hoa nào được ưa chuộng nhất là:
A. Hoa Cúc
B. Hoa phong lan
C. Hoa hồng
D. Hoa lài
-
Câu 4:
Chiết rót bia lon dựa trên nguyên tắc:
A. Đẳng áp
B. Đẳng tích
C. Đạt áp suất là 3 bar
D. Cả 3 câu trên đều sai
-
Câu 5:
Giá trị chuẩn số Reynolds của dòng chảy trong ống là Re =15200:
A. chế độ lắng rối
B. chế độ lắng quá độ
C. chế độ lắng dòng
D. Không xác định
-
Câu 6:
Chuẩn số Frude đặc trưng cho sự đánh giá:
A. Độ lớn của trường lực ly tâm
B. Độ lớn của trường trọng lực
C. Độ lớn của trường lực tĩnh điện
D. Không có trường lực nào
-
Câu 7:
Quá trình sàng dựa phân riêng trên sự khác nhau về yếu tố nào sau đây?
A. khối lượng riêng
B. lực hút trái đất
C. kích thước và hình dạng
D. lực trọng trường
-
Câu 8:
Chọn câu SAI: ưu điểm của phương pháp đùn cán trực tiếp là:
A. Thực hiện rất đơn giản
B. Tiết kiệm thời gian
C. Hạn chế hiện tượng tách lớp giữa các lớp màng ghép
D. Sự đồng đều bề mặt cao[
-
Câu 9:
Tiêu chuẩn bao bì sau vệ sinh và tiêu chuẩn phẩm màu in ấn bao bì là các tiêu chuẩn nào?
A. 067/1998/QĐ-BYT và 867/1998/QĐ-BYT
B. TCVN 6069: 2004 và QĐ 505/BYT
C. QĐ 27/2012/TT-BYT và QĐ 178/1999/QĐ-TTg
D. 867/1998/QĐ-BYTvà QĐ 505/BYT
-
Câu 10:
Tại sao bao bì thủy tinh lại được lựa chọn để tái sử dụng?
A. Vì bao bì thủy tinh trơ với môi trường tiếp xúc và thực phẩm
B. Vì bao bì thủy tinh có giá thành cao khi sản xuất mới
C. Do chi phí tái sử dụng bao bì thủy tinh thấp
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 11:
Kí hiệu mã lô hàng dùng để làm gì?
A. Ngày giờ xuất xưởng
B. Phân định hàng hóa trên thị trường
C. Hàng được xuất theo kế hoạch
D. Thời điểm sản xuất lô hàng
-
Câu 12:
Trong bao bì kim loại lớp vecni được tráng?
A. Bên trong lon
B. Bề ngoài lon
C. Cả a và b đều đúng
D. Có thể có hoặc không
-
Câu 13:
Ống dẫn khí nén thường đặt vị trí nào trong thiết bị khuấy trộn?
A. Trên đáy thiết bị
B. Trên thành thiết bị
C. Trên mặt chất lỏng
D. Giữa khối chất lỏng
-
Câu 14:
Yếu tố phân ly \(\Phi \) tính bằng công thức:
A. \(\frac{{\omega .{r^2}}}{g}\)
B. \(\frac{{\omega {.^2}g}}{r}\)
C. \(\frac{{{\omega ^2}r}}{g}\)
D. \(\frac{{n{.^2}r}}{g}\)
-
Câu 15:
Hai bum ghép song song thì có đặc điểm là:
A. Cột áp giữ nguyên, lưu lượng tăng
B. Cột áp tăng, lưu lượng tăng
C. Cột áp tăng, lưu lượng giữ nguyên
D. Cột áp và lưu lượng không đổi
-
Câu 16:
Công suất của bơm được xác định theo công thức sau:
A. \(N = \frac{{\rho gQH}}{{100\eta }}\)
B. \(N = \frac{{\rho gQ\omega }}{{100\eta }}\)
C. \(N = \frac{{\rho gQH}}{{100\mu }}\)
D. \(N = \frac{{\rho gQH}}{{1000\eta }}\)
-
Câu 17:
Lạp xưởng có nguồn gốc từ:
A. Việt Nam
B. Thái Lan
C. Trung Quốc
D. Campuchia
-
Câu 18:
Khi thay đổi phương, hướng của dòng chảy trong thiết bị lắng trong trường trọng lực nhằm mục đích gì?
A. Tăng thời gian lưu và tạo lực quán tính
B. Tăng tốc độ lắng và thời gian lưu
C. Giảm thời gian lưu và tạo lực quán tính
D. Tăng thời gian lưu và triệt tiêu lực quán tính
-
Câu 19:
Thiết bị vận chuyển liên tục được sử dụng nhiều nhất là:
A. Vít tải
B. Băng tải
C. Gầu tải
D. Xích tải
-
Câu 20:
Huyền phù là hệ có:
A. Pha phân tán là chất rắn, pha liên tục là chất lỏng
B. Pha phân tán là chất lỏng, pha liên tục là chất khí
C. Pha phân tán là chất lỏng, pha liên tục là chất rắn
D. Pha phân tán là chất rắn, pha liên tục là chất khí