215 câu trắc nghiệm môn Quản trị xuất nhập khẩu
Tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ sưu tập 215 câu trắc nghiệm Quản trị xuất nhập khẩu. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Trong hợp đồng thuê tàu giữa chủ hàng và chủ tàu, phần “điều kiện giao hàng” thường có ghi bên cạnh thuật ngữ của Incoterm một cụm từ “F.I.O.S”, điều đó có nghĩa là điều kiện Free in and Stowage:
A. Tức là chủ tàu không chịu phí xếp hàng lên tàu, san hàng trong hầm tàu và phí dỡ hàng khỏi tàu
B. Tức là cả chủ tàu và chủ hàng đều không chịu phí xếp hàng lên tàu, san hàng trong hầm tàu và phí dỡ hàng khỏi tàu
C. Tức là người bán không chịu phí xếp hàng lên tàu, san hàng trong hầm tàu và phí dỡ hàng khỏi tàu
D. Tức là chủ hàng không chịu phí xếp hàng lên tàu, san hàng trong hầm tàu và phí dỡ hàng khỏi tàu
-
Câu 2:
Tổng giá thành xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm:
A. Chi phí sản xuất, mua và bán hàng xuất khẩu
B. Chi phí sản xuất và bán hàng xuất khẩu
C. Chi phí mua và bán hàng xuất khẩu
D. Chi phí sản xuất và chi phí nguyên vật liệu
-
Câu 3:
Hối phiếu theo lệnh (order of) được đề cập trong điều khoản của hợp đồng xuất nhập khẩu là:
A. Loại hối phiếu trả theo lệnh của người phát hành ghi tên trên hối phiếu, ví dụ hối phiếu có ghi "khi nhìn thấy hối phiếu này, trả theo lệnh của ông X một số tiền là..."
B. Loại hối phiếu theo lệnh của người ký phát trả cho ông/bà nào đó có tên ghi trên hối phiếu theo lệnh của ngân hàng có nghĩa vụ trả tiền được ghi trên hối phiếu
C. Hối phiếu mà người có trách nhiệm trả tiền ghi trên hối phiếu không trả tiền mà ra lệnh cho người khác trả tiền thay, người được lệnh trả tiền có thể là ngân hàng
D. Loại hối phiếu trả theo lệnh của người hưởng lợi được ghi tên trên hối phiếu, ví dụ hối phiếu có ghi "khi nhìn thấy hối phiếu này, trả theo lệnh của ông X một số tiền là..."
-
Câu 4:
Các điều kiện Incoterms được khuyên dùng trong trường hợp vận chuyển hàng hoá bằng container qua đường biển là:
A. FAS, DAF, DEQ
B. CIF, FOB, DAF
C. CIP, CPT, FCA
D. FOB, CFR, CIF
-
Câu 5:
Thư hỏi hàng (Enquiry):
A. Về thương mại là thư của người bán hỏi người mua trong đó thể hiện ý địnhbán hàng của mình.
B. Thư của người mua đề nghị người bán cho biết giá cả hàng hóa và các điềukiện cần thiết khác để mua hàng
C. Thư đề nghị mới do bên mua (hoặc bên bán) đưa ra sau khi nhận đượcchào hàng (hoặc đặt hàng)
D. Tất cả đều sai
-
Câu 6:
Trong buôn bán ngoại thương, nhìn chung, người mua và người bán đều mong muốn giành được "quyền về vận tải" và "quyền được mua bảo hiểm hàng hoá":
A. Dù là người mua hay người bán, việc đầu tiên khi đặt vấn đề đàm phán là không nhận trách nhiệm vận tải và bảo hiểm hàng hoá, làm như vậy đỡ mệt hơn
B. Khi là người mua thì ta nên bán theo điều kiện người bán phải thuê tàu và mua bảo hiểm hàng, khi là người bán ta làm ngược lại
C. Khi là người bán thì ta nên bán theo điều kiện người mua phải thuê tàu và mua bảo hiểm hàng, khi là người mua ta làm ngược lại
D. Dù là người mua hay người bán, việc đầu tiên khi đặt vấn đề đàm phán là nhận trách nhiệm vận tải và bảo hiểm hàng hoá
-
Câu 7:
Giá tham khảo khi nhập khẩu các máy móc thiết bị dùng trong xếp dỡ hàng hóa có thể là:
A. Giá của các trung tâm buôn bán lớn trên thị trường thế giới
B. Giá chào của các hãng sản xuất
C. Giá điều tra của người nhập khẩu
D. Lấy giá của một số nước cung cấp chủ yếu các loại thiết bị đó
-
Câu 8:
Một hợp đồng ngoại thương có hiệu lực khi:
A. Chủ thể của hợp đồng có đủ tư cách pháp lý, hàng hóa không bị cấm xuất nhập và hợp đồng phải có đủ điều kiện cơ bản
B. Một trong hai chủ thể của hợp đồng có đủ tư cách pháp lý, hàng hóa không bị cấm xuất nhập và hợp đồng phải có đủ điều kiện cơ bản
C. Chủ thể của hợp đồng có đủ tư cách pháp lý, hợp đồng trong thời hạn hiệu lực, đã được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt
D. Chủ thể của hợp đồng có đủ tư cách pháp lý, có ít nhất hai phần ba điều kiện cơ bản của hợp đồng và một phần ba điều kiện khác
-
Câu 9:
Cách tính thuế hải quan là lấy số lượng hàng thực nhập (xuất) nhân với:
A. Giá của hàng hóa
B. Thuế suất
C. Giá của hàng hóa và thuế suất
D. Giá của hàng hóa, thuế suất và tiền lưu kho tại cảng
-
Câu 10:
Trong việc đàm phán ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, người ta không quan tâm tới việc thoả thuận cụ thể các chi tiết về báo bì, đóng gói, ghi ký hiệu, mã hiệu hàng hóa:
A. Đó là nhận định sai lầm vì nó đảm bảo chất lượng hàng hoá vận chuyển
B. Vì đây là nội dung rất phụ, bao bì không phải là đối tượng mua để sử dụng
C. Người mua, người bán chỉ cần ghi chữ «giao theo tập quán » là đầy đủ ý nghĩa
D. Người bán đã có đủ kinh nghiệm, nên không cần quan tâm, tuỳ người bán định đoạt
-
Câu 11:
Các điều kiện Incoterms 2010 áp dụng cho vận tải đường bộ, đường sắt là:
A. DDP, CIP, FCA
B. DAF, FCA, DDU
C. DDP, DDU, CFR
D. EXW, CPT, FAS
-
Câu 12:
Trách nhiệm của người chuyên chở trong gửi hàng bằng …: Người chuyên chở chịu trách nhiệm đối với container kể từ khi nhận container đã kẹp chì từ bãi container hay bến container của cảng. Người chuyên chở phải bốc container lên tàu, dỡ container ra khỏi tàu và đưa về bãi container của mình hoặc bến container của cảng. Trách nhiệm của người chuyên chở thường kết thúc khi giao nhận container cho người nhận hàng ở bãi container hoặc bến container của cảng
A. LCL/LCL
B. FCL/FCL
C. FCL/ LCL
D. LCL/FCL
-
Câu 13:
CIF, FIO – CIF free in and out – trong cước vận tải chưa có phí xếp dỡ hàng, người bán:
A. Không chịu trách nhiệm và chi phí cho việc bốc hàng hóa lên tàu
B. Chịu chi phí bốc hàng lên, còn phí dỡ hàng người mua phải chịu
C. Chịu trách nhiệm và chi phí cho việc dỡ hàng hóa lên bờ
D. Cả 3 đều đúng
-
Câu 14:
Những trường hợp bất khả kháng phải thỏa mãn mấy điều kiện sau đây ngoại trừ:
A. Xảy ra bất ngờ sau khi ký kết hợp đồng
B. Do sai lầm hoặc so suất của hai bên ký kết
C. Vượt ra ngoài khả năng khống chế và hai bên không đủ năng lực để khống chế
D. Tất cả đều sai
-
Câu 15:
Trong Incoterms 2000 và 2010 nhóm C có thuật ngữ CFR Cost and Freight, CIF Cost, Insurance and Freight, CPT Carriage Paid To, CIP Carriage & Insurance Paid To. Ai có trách nhiệm thuê phương tiện vận tải đến xếp hàng tại cảng:
A. Người vận tải (carriers) có trách nhiệm
B. Người giao nhận (Forwarders) có trách nhiệm
C. Người mua (buyers) có trách nhiệm
D. Người bán (sellers) có trách nhiệm
-
Câu 16:
Với thị trường Đông Nam Á doanh nghiệp muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cần coi trọng nhất:
A. Giá cả của hàng hóa
B. Chi phí vận chuyển
C. Thói quen tiêu dùng
D. Tổ chức kênh phân phối hàng hóa trên thị trường
-
Câu 17:
Thư của người mua đề nghị người bán cho biết giá cả hàng hóa và các điều kiệncần thiết khác để mua hàng:
A. Chào hàng (Offer), báo giá (Quatation)
B. Thư hỏi hàng (Enquiry)
C. Hoàn giá (Counter-Offer)
D. Đặt hàng (Order)
-
Câu 18:
Sở giao dịch hàng hoá (commodity exchange) là:
A. Thị trường đặc biệt thông qua môi giới, ở đó mua bán các loại hàng hoá có khối lượng lớn, có tính chất đồng loạt, phẩm chất có thể thay thế cho nhau được
B. Nơi tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí có tính chất quốc tế cho các thương nhân nổi tiếng
C. Nơi tổ chức đấu thầu, đấu giá quốc tế về đầu tư xây dựng các công trình có giá trị lớn
D. Nơi triển lãm hàng giới thiệu thành tựu khoa học, hàng không có khối lượng lớn, không có việc mua bán, nhưng nhằm mục đích mua bán trong tương lai
-
Câu 19:
Chủ thể của hợp đồng là:
A. Hàng hóa
B. Giá hàng
C. Giá cả và hàng hóa
D. Người kí kết hợp đồng
-
Câu 20:
Đồng tiền sử dụng để bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng được quy định là:
A. Đồng tiền hai bên thỏa thuận
B. Đồng tiền của nước người gọi thầu
C. Đồng tiền được người mời thầu chấp nhận
D. Do ngân hàng bảo lãnh chọn
-
Câu 21:
Chào hàng cố định (Firm Offer):
A. Chào hàng cho một người cố định
B. Chào hàng bị ràng buộc trách nhiệm trong thời gian nhất định (hiệu lực củachào hàng)
C. Chào hàng khơng bị ràng buộc trách nhiệm trong thời gian nhất định (hiệulực của chào hàng)
D. Cả 3 đều sai
-
Câu 22:
CIF CY – CIF Container yard – CIF bãi container, người bán:
A. Hoàn thành nghĩa vụ giao khi đã gửi hàng tại CY
B. Chưa hoàn thành nghĩa vụ giao khi đã gửi hàng tại CY
C. Hoàn thành nghĩa vụ giao khi đã gửi hàng tại CFS
D. Cả 3 đều đúng
-
Câu 23:
Trong Incoterm 2000, 2010 các thuật ngữ FOB Free On Board (named port of shipment)/Giao hàng lên tàu (tại cảng bốc hàng qui định), CFR Cost and Freight (named port of destination)/Tiền hàng và cước phí vận tải (cảng đích qui định) và CIF Cost, Insurance and Freight (named port of destination)/Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận tải (cảng đích qui định) có điểm giống nhau là:
A. Người mua có trách nhiệm đưa hàng ra tới cảng xếp hàng, chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng để xếp hàng lên tàu tại đó
B. Người giao nhận có trách nhiệm đưa hàng ra tới cảng xếp hàng, chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng để xếp hàng lên tàu tại đó
C. Cơ quan cảng có trách nhiệm đưa hàng ra tới cảng xếp hàng, chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng để xếp hàng lên tàu tại đó
D. Người bán có trách nhiệm đưa hàng ra tới cảng xếp hàng, chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng để xếp hàng lên tàu tại đó
-
Câu 24:
Chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan là người có hoạt động xuất, nhập khẩu trong thời gian 365 ngày tính đến ngày làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất, nhập khẩu được cơ quan hải quan xác định:
A. Không bị pháp luật xử lí về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
B. Không quá 02 lần bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan với mức phạt vược thẩm quyền của chi cục hải quan
C. Không trốn thuế: không bị truy tố hoặc bị phạt ở mức 1 lần số thuế phải nộp trở lên. Không nở thuế quá 90 ngày. Thực hiện thuế gía trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 25:
Chào hàng bị ràng buộc trách nhiệm trong thời gian nhất định hiệu lực của chào hàng:
A. Chào hàng cố định (Firm Offer)
B. Chào hàng tự do (Free Offer)
C. Chào hàng bị động
D. Chào hàng chủ động