215 câu trắc nghiệm môn Quản trị xuất nhập khẩu
Tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ sưu tập 215 câu trắc nghiệm Quản trị xuất nhập khẩu. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Điều khoản giá trong hợp đồng mua bán ngoại thương thường quy định theo một trong các cách sau: giá cố định, giá định sau, giá định lại, giá di động. Giá định lại (revisable price, flexible price) là giá:
A. Được xác định trong hợp đồng vào lúc ký kết, nhưng có quy định thêm rằng nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng dù giá tăng hay giảm thì vẫn được áp dụng, hai bên sẽ thoả thuận thay đổi giá cho hợp đồng tiếp sau hợp đồng này
B. Được xác định trong hợp đồng vào lúc ký kết, trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu giá tăng hay giảm cũng không thay đổi ngay mà căn cứ thời điểm chuyển giao cuối cùng
C. Được xác định trong hợp đồng vào lúc ký kết, nhưng có quy định thêm rằng nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu giá tăng hay giảm quá một giới hạn nảo đó thì sẽ thay đổi theo quy ước tăng, giảm (fall and rise clause)
D. Được xác định trong hợp đồng vào lúc ký kết, trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu giá tăng hay giảm cũng không thay đổi ngay mà căn cứ thời điểm chuyển giao cuối cùng
-
Câu 2:
Hối phiếu có kỳ hạn (usance Bill of Exchange) được đề cập trong hợp đồng xuất nhập khẩu được hiểu là:
A. Hối phiếu mà khi người có trách nhiệm trả tiền ghi trên hối phiếu nhận được hối phiếu đó phải trả tiền trong vòng 7 ngày, bất luận hối phiếu có ghi như vậy hay không
B. Hối phiếu mà khi người có trách nhiệm trả tiền ghi trên hối phiếu nhận được hối phiếu đó phải trả tiền ngay sau kỳ hạn 3 ngày, tính mỗi ngày 24 giờ
C. Hối phiếu mà khi người có trách nhiệm trả tiền ghi trên hối phiếu nhận được hối phiếu đó phải trả tiền ngay sau kỳ hạn 3 ngày, trừ ngày lễ và chủ nhật
D. Hối phiếu mà khi người có trách nhiệm trả tiền ghi trên hối phiếu nhận được hối phiếu đó thì phải trả tiền sau bao nhiêu ngày (ghi trên hối phiếu) kể từ ngày nhận hoặc ngày ký phát.
-
Câu 3:
Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ghi trong hợp đồng mua bán ngoại thương là:
A. Văn bản trong đó công ty bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm về đối tượng bảo hiểm nếu bị mất mát, hư hỏng…do loại rủi ro thoả thuận
B. Hợp đồng ký kết giữa công ty bảo hiểm và chủ tàu thoả thuận mức độ bảo hiểm hàng hoá xếp trên tàu biển
C. Văn bản trong đó công ty bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm về đối tượng bảo hiểm một khi bị mất mát, hư hỏng, thiếu hụt, cháy nổ
D. Hợp đồng ký kết giữa người bán và người mua hàng xuất nhập khẩu trong đó quy định trách nhiệm mua bảo hiểm hàng
-
Câu 4:
Tín dụng thư (letter of credit) đề cập trong hợp đồng mua bán quốc tế là phương thức thanh toán có đặc điểm: Ngân hàng mở L/C theo lệnh của người mua có đủ tiền trong tài khoản. L/C độc lập với hợp đồng. Hãy chọn một ý đúng trong bốn ý bình luận sau:
A. L/C không cần có nội dung đúng như nội dung của hợp đồng ký trước đó. Ngân hàng không cần biết đến hợp đồng mua bán
B. Ngân hàng mở L/C là làm theo lệnh của người bán cần lấy tiền sau khi giao hàng. Ngân hàng giúp thu tiền chỉ căn cứ vào hợp đồng
C. L/C làm trên cơ sở hợp đồng, nội dung có thể có điều khác cơ bản với nó, vậy khi thanh toán các ngân hàng không cần xem xét lại hợp đồng nữa
D. Làm trên cơ sở hợp đồng, không được trái với nó, khi mở L/C ngân hàng đối phải chiếu với hợp đồng, vậy khi thanh toán không cần hợp đồng nữa
-
Câu 5:
Các điều kiện Incoterms được khuyên dùng trong trường hợp vận chuyển hàng hoá bằng container qua đường biển là:
A. FAS, DAF, DEQ
B. CIF, FOB, DAF
C. CIP, CPT, FCA
D. FOB, CFR, CIF
-
Câu 6:
Vận đơn cước trả sau (Freight to collect hay Freight payable at destination B/L) là vận đơn đường biển:
A. Mà chủ tàu cấp cho người gửi hàng ghi chú rằng tiền cước lô hàng này chưa được thanh toán, người nhận hàng hoặc người gửi hàng phải thanh toán trước khi hàng được phép dỡ khỏi cảng dỡ hàng
B. Mà chủ tàu cấp cho người gửi hàng nêu rõ rằng tiền cước lô hàng này đã được xác nhận thanh toán, người nhận hàng được phép dỡ khỏi cảng dỡ hàng mà không cần phải thanh toán nữa
C. Mà chủ tàu cấp cho người gửi hàng ghi chú rằng tiền cước lô hàng này chưa được thanh toán, người nhận hàng hoặc người gửi không được thanh toán trước khi hàng đã thực sự dỡ khỏi cảng dỡ hàng
D. Mà chủ tàu cấp cho người gửi hàng nêu rõ rằng tiền cước lô hàng này không cần quan tâm mặc dù thực tế chưa được thanh toán, nhưng người gửi hàng cam kết sẽ phải thanh toán trước khi tàu chạy khỏi cảng xếp
-
Câu 7:
Thư tín dụng đối ứng (reciprocal L/C) thỉnh thoảng được sử dụng trong mua bán ngoại thương, nó là:
A. Loại thư tín dụng sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng. Khi người bán hàng này nhận được L/C của người mua thì giao hàng rồi ghi sổ số tiền mình có, đồng thời mở L/C khác để người kia giao hàng cho mình rồi người đó lại ghi số như vậy
B. Loại thư tín dụng sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng. Khi người bán hàng này nhận được L/C của người mua thì giao hàng rồi lấy tiền mặt, khi người kia là người bán giao hàng cho mình thì dùng khoản tiền mặt đó để thanh toán
C. Loại thư tín dụng sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng. Khi người bán hàng này nhận được L/C của người mua kia thì phải mở một L/C khác với trị giá tương đuơng cho người mua kia với tư cách là người bán loại hàng khác cho mình
D. Loại thư tín dụng sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng. Khi người bán hàng này nhận được L/C của người mua thì giao hàng rồi lấy tiền mặt, khi người kia là người bán giao hàng cho mình thì dùng khoản tiền mặt đó để mở L/C khác
-
Câu 8:
Hợp đồng mua bán ngoại thương thường yêu cầu ngưới bán cung cấp Vận đơn hoàn hảo (Clean bill of lading). Vận đơn đó:
A. Là vận đơn (còn được gọi là sạch hay vận đơn tinh khiết) mà trên đó không có ghi chú gì xấu của thuyền trưởng về khuyết tật của hàng hoá, bao bì hàng hoá đã xếp lên tàu
B. Là vận đơn mà trên đó thuyền trưởng chỉ có một ghi chú xấu về bao bì hàng hoá đã xếp lên tàu
C. Là vận đơn mà trên đó có ghi chú gì của thuyền trưởng về khuyết tật của hàng hoá, bao bì hàng hoá đã xếp lên tàu, nhưng không ghi nhiều tới mức nghi ngờ về chất lượng
D. Là vận đơn mà trên đó thuyền trưởng chỉ có một ghi chú xấu về ký mã hiệu hàng hoá đã xếp lên tàu
-
Câu 9:
Vận đơn đi thẳng hay vận đơn đến thẳng (Direct Bill of Lading):
A. Là vận đơn mà hàng hoá được chở thẳng từ cảng xếp đến cảng dỡ hàng, đoạn đường đi là đường thẳng không vòng vèo qua nhiều nước
B. Là vận đơn mà hàng hoá được chở thẳng từ cảng xếp đến cảng dỡ hàng, không qua xếp dỡ tại một cảng chuyển tải nào trên dọc đường
C. Là vận đơn mà hàng hoá được chở từ cảng xếp đến cảng dỡ hàng, chỉ qua xếp dỡ tại duy nhất một cảng chuyển tải trên dọc đường
D. Là loại vận đơn đường biển mà người ta còn có tên gọi khác là vận đơn suốt (through bill of lading) trên đó có ghi tên cảng xếp và dỡ hàng
-
Câu 10:
Về việc chuyển rủi ro, Incoterms 2010 khác Incoterms 2000 ở chỗ:
A. Incoterms 2010 giảm 2 quy định, từ 13 xuống còn 11
B. Incoterms 2010 bỏ các quy định, để hợp đồng ghi cụ thể
C. Chuyển khi người bán giao cho phương tiện vận tải đầu tiên
D. Sự khác biệt chủ yếu với điều kiện FOB, CFR và CIF
-
Câu 11:
Thuật ngữ FOB Free On Board (named port of shipment)/Giao hàng lên tàu (tại cảng bốc hàng qui định) quy đinh rằng:
A. Người mua phải thu xếp và trả cước phí cho việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển
B. Người bán phải thu xếp và trả cước phí cho việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển
C. Cả người mua và người bán cùng phải thu xếp và trả cước phí cho chuyên chở bằng đường biển
D. Người mua phải thuê tàu, người phải trả cước và tính tiền cước vào giá bán hàng cho người mua
-
Câu 12:
Vận đơn chở suốt (Through Bill of Lading) là vận đơn:
A. Cấp cho một lô hàng hoá chuyên chở chặng thứ nhất của hành trình qua một cảng chuyển tải, tại đó hàng được tạm thời dỡ lên rồi sau đó lại xếp xuống phương tiện khác chở đến cảng giao hàng đích
B. Cấp cho một lô hàng hoá mà hàng đó được vận chuyển qua một hay vài cảng chuyển tải, tại đó hàng được tạm thời dỡ lên rồi sau đó lại xếp xuống phương tiện khác chở đến cảng giao hàng đích
C. Cấp cho một lô hàng hoá chuyên chở bằng nhiều phương tiện vận tải, trong đó có ít nhất một đoạn là vận tải biển, một đoạn là vận tải đường bộ hay đường sắt hoặc cả hai phương thức đó
D. Cấp cho một lô hàng hoá mà hàng đó không phải vận chuyển qua một hay vài cảng chuyển tải, tại đó hàng được tạm thời dỡ lên rồi sau đó lại xếp xuống phương tiện khác chở đến cảng giao hàng đích
-
Câu 13:
Trong Incoterms 2000 và 2010 nhóm C có thuật ngữ CFR Cost and Freight, CIF Cost, Insurance and Freight, CPT Carriage Paid To, CIP Carriage & Insurance Paid To. Ai có trách nhiệm thuê phương tiện vận tải đến xếp hàng tại cảng:
A. Người vận tải (carriers) có trách nhiệm
B. Người giao nhận (Forwarders) có trách nhiệm
C. Người mua (buyers) có trách nhiệm
D. Người bán (sellers) có trách nhiệm
-
Câu 14:
Vận đơn không hoàn hảo (unclean Bill of Lading) là vận đơn đường biển mà trên vận đơn đó:
A. Thuyền trưởng không ghi chú, nhận xét xấu về tình trạng bao bì hàng hoá hay chất lượng hàng hoá
B. Thuyền trưởng không ghi thêm gì về tình trạng bề ngoài của hàng hoá ngoài ghi số lượng, trọng lượng, chủng loại hàng hóa đã xếp ngày nào đó
C. Thuyền trưởng ghi chú, nhận xét xấu về tình trạng bao bì hàng hoá hay chất lượng hàng hoá.
D. Thuyền trưởng không ghi thêm gì về tình trạng bao bì hàng hoá hay chất lượng hàng hoá ngoài ghi số lượng, trọng lượng hàng đã xếp ngày nào đó
-
Câu 15:
Vận dụng cách ghi có tỷ lệ hơn kém trong điều khoản số lượng, dự thảo một hợp đồng mua bán ngoại thương ghi: "số lượng hàng là 5 chiếc cần cẩu chân đế cỡ lớn, 5% hơn kém do người mua lựa chọn":
A. Đó là cách ghi hoàn toàn hợp lệ
B. Đó là cách ghi thông thường
C. Đó là cách ghi chấp nhận đuợc
D. Đó là cách ghi không chuẩn
-
Câu 16:
Nhập khẩu (import) hàng hóa có nghĩa là:
A. Một tư nhận hay một tổ chức kinh doanh chuyển hàng hoá của mình ra nước khác
B. Một tổ chức kinh doanh mua hàng hoá chở hàng từ nước khác về nước mình
C. Một tư nhân hay một tổ chức kinh doanh mua hàng hoá của nước khác
D. Một tổ chức kinh doanh mua hàng hoá của một nước rồi bán cho nước khác
-
Câu 17:
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, trường hợp hàng hoá bị rủi ro, tổn thất trên đường vận chuyển, khi nhận hàng nhập khẩu phát hiện những tổn thất thuộc đối tượng bảo hiểm mà chủ hàng đã mua thì chủ hàng phải:
A. Chỉ cần thông báo cho công ty bảo hiểm biết có tổn thất để họ tự thu thập tài liệu, điều tra cụ thể và bồi thường cho ta, khi họ có yêu cầu giúp về tài liệu thì cố gắng hợp tác để giải quyết thuận lợi
B. Chủ hàng chỉ cần làm công văn nhắc công ty bảo hiểm, trong đó nêu rõ hàng hóa đó thuộc hợp đồng bảo hiểm nào, mức độ tổn thất của hàng hóa, mức đòi bồi thường…trong thời hạn cho phép
C. Khẩn trương lập bộ hồ sơ khiếu nại gồm đủ các loại chứng từ cần thiết và thư khiếu nại đòi bồi thường, gửi đến công ty bảo hiểm trong thời gian được quyền gửi khiếu nại và trong thời hạn khiếu nại
D. Khẩn trương lập bộ hồ sơ khiếu nại gồm đủ các loại chứng từ cần thiết và thư khiếu nại đòi bồi thường, gửi đến chủ tàu biển trong thời gian được quyền gửi khiếu nại và trong thời hạn khiếu nại
-
Câu 18:
Thuật ngữ CIF Cost, Insurance and Freight (named port of destination)/Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận tải (cảng đích qui định) có quy định rằng:
A. Người mua có trách nhiệm thu xếp và người bán trả cước phí chuyển hàng hóa tới cảng đích
B. Người bán có trách nhiệm thu xếp tàu và người mua trả cước phí chuyển hàng hóa tới cảng đích
C. Người bán có trách nhiệm thu xếp tàu và chịu trách nhiệm trả cước phí chuyển hàng hóa tới cảng đích
D. Người giao nhận có trách nhiệm thu xếp tàu và người bán trả cước phí chuyển hàng hóa tới cảng đích
-
Câu 19:
Thông lệ quốc tế trong buôn bán ngoại thương được hiểu là:
A. Luật pháp quốc tế mà các nước phải áp dụng, thực tế cho thấy rất nhiều hợp đồng mua bán dẫn chiếu tới tập quán buôn bán quốc tế
B. Những quy tắc do một nhóm nước soạn thảo ra và sau đó nhiều nước áp dụng bằng cách phê duyệt và gợi ý, hướng dẫn sử dụng
C. Những quy tắc sử dụng trong buôn bán ngoại thương mà một nước đặt ra buộc nước khác phải theo, ví dụ bộ quy tắc mà Mỹ ban hành
D. Những quy tắc được hình thành trong thời gian dài nhiều năm trong quan hệ mua bán xuất nhập khẩu và từng bước được hoàn thiện
-
Câu 20:
Một lô hàng xuất khẩu có giá FOB là 540 USD/MT, nếu cước phí chuyên chở là 150 USD/MT và phí bảo hiểm là 8,72 USD/MT thì giá bán CIF phải:
A. Nhỏ hơn 698,72 USD/MT
B. Nhỏ hơn 690 USD/MT
C. Lớn hơn 698,72 USD/MT
D. Tối thiểu bằng 690 USD/MT
-
Câu 21:
Điều kiện Incoterms khuyên dùng trong trường hợp vận chuyển hàng hoá bằng container không qua đường biển là:
A. CIP, CPT, FCA
B. DDP, CIP, CFR
C. FAS, DAF, DEQ
D. FOB, CFR, CIF
-
Câu 22:
Hợp đồng bảo hiểm định giá (Valued Policy) ghi trong hợp đồng mua bán ngoại thương là:
A. Loại hợp đồng khi ký người ta ghi rõ trị giá hàng hóa để tính phi bảo hiểm, trị giá bảo hiểm
B. Loại hợp đồng khi ký người ta ghi rõ mức phí bảo hiểm, mức bồi thường của hợp đồng bảo hiểm
C. Loại hợp đồng khi ký người ta ghi rõ trị giá hoặc số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm
D. Loại hợp đồng khi ký người ta không ghi rõ trị giá hoặc số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm
-
Câu 23:
Trong hợp đồng thuê tàu giữa chủ hàng và chủ tàu, phần “điều kiện giao hàng” thường có ghi bên cạnh thuật ngữ của Incoterm một cụm từ “F.I.O.S”, điều đó có nghĩa là điều kiện Free in and Stowage:
A. Tức là chủ tàu không chịu phí xếp hàng lên tàu, san hàng trong hầm tàu và phí dỡ hàng khỏi tàu
B. Tức là cả chủ tàu và chủ hàng đều không chịu phí xếp hàng lên tàu, san hàng trong hầm tàu và phí dỡ hàng khỏi tàu
C. Tức là người bán không chịu phí xếp hàng lên tàu, san hàng trong hầm tàu và phí dỡ hàng khỏi tàu
D. Tức là chủ hàng không chịu phí xếp hàng lên tàu, san hàng trong hầm tàu và phí dỡ hàng khỏi tàu
-
Câu 24:
Đấu thầu quốc tế (International bid, international tender/bidding) là phương thức giao dịch mua bán đặc biệt trong ngoại thương:
A. Người mua công bố trước các điều kiền mua hàng để người bán nước ngoài xem xét chào giá cạnh tranh. Người mua chọn giá thấp nhất đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật
B. Người mua nhờ một tổ chức nước ngoài giới thiệu một nhà cung cấp thiết bị máy móc, hàng hoá cho mình, giá cả theo đúng bản chào của họ
C. Người mua xem xét khả năng của một số nhà thầu quốc tế, tổ chức để họ chào hàng kèm điều kiện cụ thể sau đó báo cáo cơ quan thẩm quyền cấp trên quyết định
D. Người mua xem xét khả năng của một số nhà thầu quốc tế, tổ chức để họ chào hàng kèm điều kiện cụ thể sau đó báo cáo cơ quan thẩm quyền cấp trên quyết định
-
Câu 25:
Điều khoản chung giao hàng Incoterms là:
A. Bộ quy tắc cho phép người bán, người mua trong quan hệ xuất nhập khẩu lựa chọn áp dụng ghi vào hợp đồng, biến nó thành điều khoản của hợp đồng
B. Bộ quy tắc cho phép người bán, người mua hay người vận tải trong quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá thoả thuận lựa chọn sử dụng làm hợp đồng mẫu
C. Bộ quy tắc chỉ điều chỉnh mối quan hệ hoặc người bán với người vận tải, hoặc người mua với người vận tải và người bảo hiểm hàng hóa
D. Bộ quy tắc có tính chất bắt buộc, người bán và người mua hàng phải tuân thủ, không được thay đổi một chi tiết nào trong các điều khoản của nó