200+ câu trắc nghiệm Gây mê hồi sức
Với hơn 214 câu trắc nghiệm Gây mê hồi sức (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi người bệnh trụy tim mạch điều dưỡng đặt bệnh nhân tư thế đầu thấp chân cao, cho thở oxy và chủ động xử trí như thế nào?
A. Truyền tĩnh mạch nhanh dung dịch NaCl đẳng trương
B. Tiêm 2 ống Atropin tĩnh mạch
C. Đặt ngay ống nội khí quản giúp thở
D. Thiết lập thêm 1 đường truyễn tĩnh mạch khác
-
Câu 2:
Ở bệnh nhân chấn thương có thai cần lưu ý:
A. Đặt bệnh nhân nghiêng trái khi cấp cứu
B. Có nguy cơ chèn ép động mạch – tĩnh mạch chủ
C. Lưu lượng tim giảm
D. Ở tuần thứ 12, thân tử cung ở ngang rốn
-
Câu 3:
Khi hút đờm cho bệnh nhân mà thấy người bệnh tím tái, SpO2 < 88% thì hành động điều dưỡng can thiệp là ngoại trừ:
A. Hút khi nào sạch đờm
B. Bóp bóng ambu có oxy
C. Gắn lại máy thở
D. Tăng nồng độ oxy
-
Câu 4:
Một bệnh nhân được đưa đến khoa cấp cứu sau khi bị đánh vào đầu và mặt bằng một thanh gỗ. Bệnh nhân hôn mê và có một vết vỡ lõm xương sọ có thể sờ thấy được. Mặt bệnh nhân phù nề và bầm tím. Tiếng thở lọc xọc, có chất nôn trên mặt và quần áo. Bước xử trí phù hợp nhất sau khi cho bệnh nhân thở ô xy và nâng cằm là:
A. Đặt ống xông dạ dày
B. Yêu cầu chụp phim CT
C. Hút dịch hầu họng
D. Thông khí cho bệnh nhân bằng mặt nạ
-
Câu 5:
Monitor theo dõi bệnh nhân cho thấy người bệnh đang trong tình trạng rung nhĩ, xử trí điều dưỡng như thế nào?
A. Chuẩn bị máy shock điện
B. Truyền nhanh NaCl đẳng trương
C. Bóp bóng ambu
D. Tiêm tĩnh mạch Adrenalin
-
Câu 6:
Một bệnh nhân cần được vận chuyển nhanh đến bệnh viện, phương pháp nẹp nhanh nhất là cố định:
A. Toàn thân vào một ván cứng
B. Chi bị tổn thương vào chi lành
C. Chi bị tổn thương vào thân
D. Từng bên riêng rẽ bằng nẹp cứng
-
Câu 7:
Nhịp thở cheyne- stock thường gặp trong trường hợp nào?
A. Hôn mê do đái tháo đường
B. Xuất huyết não
C. Suy hô hấp
D. Hôn mê gan
-
Câu 8:
Nghĩ người bệnh đang trong trạng thái nào sau đây:
A. Động kinh cục bộ
B. Trụy tim mạch
C. Co giật do tụt Calci
D. Hôn mê do hạ đường huyế
-
Câu 9:
Phương pháp tin cậy nhất để kiểm soát đường thở nhờ sử dụng:
A. Canuyl Guedel
B. Đặt NKQ
C. Mask thanh quản
D. Canuyl mũi – hầu
-
Câu 10:
Xử trí điều dưỡng nào không phù hợp?
A. Cho người bệnh nằm đầu cao nghiêng sang một bên
B. Thiết lập một đường truyền tĩnh mạch
C. Cho thở oxy qua mặt nạ
D. Chiếu đèn sưởi ấm cho bệnh nhân
-
Câu 11:
Nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị gãy xương phức tạp:
A. Phòng trách tắc mạch do mỡ
B. Mổ kết hợp xương
C. Giảm đau
D. Làm bột bất động ngay
-
Câu 12:
Để cấp cứu thành công phải đảm bảo những nguyên tắc sau ngoại trừ:
A. Báo ngay Bác sĩ khi bệnh nhân có dấu hiệu nguy hiểm
B. Đường truyền tĩnh mạch phãi chắc chắn, nên lập 2 đường truyền
C. Có hệ thống oxy và máy hút tại giường
D. Cấp cứu khẩn trương không đùn đẩy người bệnh
-
Câu 13:
Nếu bệnh nhân trở nên bất ổn định sau thăm khám ban đầu, cần làm:
A. Truyền dịch
B. Thăm khám thì 2
C. Khám thần kinh
D. Thực hiện lại khám thì đầu
-
Câu 14:
Mục đích của để thõng chân bệnh nhân và nằm tư thế fowler trong phù phổi cấp là:
A. Giảm áp lực lên phổi
B. Tăng áp lực lên phổi
C. Giảm tuần hoàn phổi
D. Tăng tuần hoàn phổ
-
Câu 15:
Loại sốc thường gặp nhất ở bệnh nhân chấn thương:
A. Sốc nhiễm trùng
B. Không có loại nào kể trên
C. Sốc mất máu
D. Sốc thần kinh
-
Câu 16:
Bệnh nhân nam có tuổi được đưa vào bệnh viện sau 1/2 giờ tai nạn giao thông, có rối loạn tri giác, HA là 130/80 mmHg, hô hấp bình thường. Glasgow 12 điểm, đồng tử bên phải 5 mm, mất phản xạ ánh sáng, 3 mm bên trái cũn phản xạ ánh sáng. Liệt 1/2 người trái. Bệnh nhân không có chấn thương nào khác. Có thể bệnh nhân bị:
A. Tổn thương sợi trục lan toả
B. Máu tụ dưới màng cứng bên phải
C. Máu tụ dưới màng cứng bên trái
D. Máu tụ hố sau
-
Câu 17:
Bạn đang làm việc trên một xe cấp cứu chạy tới nơi có một bệnh nhân đang nằm trên mặt đất do ngã từ trên mái nhà xuống. Dựa vào cơ chế chấn thương, bạn sẽ khai thông đường dẫn khí cuả bệnh nhân theo phương pháp:
A. Chỉ nghiêng đầu
B. Nghiêng đầu, nâng cổ
C. Nghiêng đầu, nâng cằm
D. Đẩy hàm
-
Câu 18:
Khi tiến hành kiểm soát đường thở ở bệnh nhân đa chấn thương, lưu ý quan trọng nhất là:
A. Tràn khí màng phổi
B. Gãy xương sườn
C. Thiếu khối lượng tuần hoàn do mất máu
D. Chấn thương cột sống cổ
-
Câu 19:
Cố định cột sống cổ cần tiến hành trong khi đánh giá:
A. Đường thở
B. Tuần hoàn
C. Hô hấp
D. Khiếm khuyết thần kinh
-
Câu 20:
Mục đích của việc đánh giá ban đầu là để xác định:
A. Tất cả các tổn thương một cách có hệ thống
B. Và điều trị tất cả các thương tổn phát hiện được
C. Các tổn thương đe doạ tính mạng để điều trị sau này
D. Và điều trị ngay lập tức các tổn thương đe doạ tính mạng
-
Câu 21:
Quy tắc chung khi đặt nẹp cố định là:
A. Không sử dụng thêm các vật đệm
B. Cố gắng đẩy các đầu xương gãy hở trở về vị trí bình thường
C. Nẹp cố định tất cả các vị trí chấn thương riêng rẽ trước khi vận chuyển bệnh nhân
D. Kiểm tra mạch, chức năng vận động, cảm giác của phần chi dưới chỗ tổn thương trước và sau khi cố định
-
Câu 22:
Dấu hiệu nào sau đây biểu thị tình trạng hô hấp hiệu quả:
A. Thở bụng
B. Tất cả những dấu hiệu kể trên
C. Giãn nở cả hai nửa lồng ngực
D. Nhịp thở nhanh trờn 30l/ph
-
Câu 23:
Khi chỉ có một mình hồi sức ngừng tuần hoàn, tỉ lệ bóp tim / thông khí cần là:
A. 5 : 1
B. 15 : 2
C. 10 : 1
D. 10 : 2
-
Câu 24:
Đối với bệnh nhân bỏng, tất cả sau đây đều đúng trừ:
A. Độ sâu của bỏng ít quan trọng hơn kích thước bỏng trong xử trí ban đầu
B. Cắt bỏ tổ chức trong một số trường hợp
C. Đặt NKQ cần tránh ở bệnh nhân có bỏng đường hô hấp
D. Cấp cứu theo ABCDE
-
Câu 25:
Gãy thân xương đùi có thể mất lượng máu tới:
A. 1000 ml
B. 1500 ml -2000 ml
C. 750 ml
D. 500 ml