860 Câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 860 câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích, bao gồm các kiến thức về phương pháp phân tích công cụ cơ bản, được ứng dụng rộng rãi nhất giúp sinh viên nắm được bản chất của các phương pháp và ứng dụng chúng vào phân tích định tính và định lượng,... . Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Chuẩn độ 50ml acid yếu HA 0,1M có Ka = 10-5,5 bằng dung dịch NaOH 0,1M. Khi chuẩn độ được VNaOH = 49ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 7
B. pH = 7,2
C. pH = 6,45
D. pH = 6,2
-
Câu 2:
Điều kiện áp dụng khi dùng phương pháp Fajans, chọn câu sai:
A. Phải chọn pH thích hợp ứng với các chỉ thị
B. Có thể chọn pH tuỳ ý
C. Chọn chất chỉ thị hấp phụ đổi màu rõ rệt và ngay tại lân cận điểm tương đương
D. Giữ kết tủa ở trạng thái keo để làm cho quá trình hấp phụ xảy ra rõ rệt
-
Câu 3:
Phân tích bằng phương pháp hóa học là phân tích ...:
A. Khối lượng, kết tủa, oxy hóa khử
B. Thể tích, quang phổ
C. Khối lượng, thể tích
D. Kết tủa, bay hơi
-
Câu 4:
Xác định nồng độ đương lượng của dung dịch AgNO3 khi hoà tan 1,35g AgNO3 trong nước để tạo thành 250ml dung dịch:
A. 0,05N
B. 0,06N
C. 0,03N
D. 0,01N
-
Câu 5:
Tiến hành chuẩn độ H2C2O4 bằng dung dịch KMnO4 0,15N trong môi trường trung tính. Nồng độ mol của KMnO4 là bao nhiêu:
A. 0,15M
B. 0,015M
C. 0,05M
D. 0,1M
-
Câu 6:
\({H_2}O + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H_3}{O^ + } + O{H^ - },{K_{nuoc}} = \frac{{\left[ {{H_3}{O^ + }} \right]\left[ {O{H^ - }} \right]}}{{{{\left[ {{H_2}O} \right]}^2}}}\) ; Knước gọi là tích số ion của nước. Ở 25°C thì Knước =
A. 14
B. ± 14
C. ± 7
D. 7
-
Câu 7:
Phương pháp Mohr là kỹ thuật định lượng bằng:
A. Phương pháp kết tủa
B. Phương pháp tạo phức
C. Phương pháp oxy hoá khử
D. Tất cả đều sai
-
Câu 8:
Cân bằng hoá học là trạng thái .......... mà trong đó chất tham gia phản ứng và sản phẩm chuyển đổi liên tục cho nhau. Tốc độ mất đi và xuất hiện của chúng bằng nhau.
A. động
B. đứng yên
C. tĩnh
D. khí
-
Câu 9:
Chuẩn độ 50ml base yếu BOH 0,1M có Kb = 10-5 bằng dung dịch HCl 0,1M. Khi chuẩn độ đến VHCl = 49,9ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 6
B. pH = 6,3
C. pH = 7
D. pH = 7,2
-
Câu 10:
Các kỹ thuật chuẩn độ bằng dung dịch EDTA, chọn đáp án sai:
A. Chuẩn độ trực tiếp các cation kim loại
B. Chuẩn độ thừa trừ
C. Chuẩn độ thế
D. Mất khối lượng do bay hơi
-
Câu 11:
Dạng cân có phân tử lượng càng lớn thì hệ số chuyển sẽ:
A. Càng nhỏ
B. Càng lớn
C. Bằng 0
D. Không đổi
-
Câu 12:
Khoảng pH chuyển màu của chỉ thị acid – base là:
A. pKHind ± 1
B. pKHind ± 2
C. pKHind ± 1,5
D. pKHind
-
Câu 13:
Trong ngành Dược, hóa học phân tích định lượng liên quan mật thiết với các lĩnh vực sau, ngoại trừ:
A. Kiểm nghiệm thuốc
B. Dược liệu
C. Hóa dược
D. Quản lý dược
-
Câu 14:
Cho 72,6 gam hỗn hợp ba muối CaCO3, Na2CO3 và K2CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl, có 13,44 lít khí CO2 thoát ra ở đktc. Khối lượng hỗn hợp muối clorua thu được bằng bao nhiêu?
A. 90 gam
B. 79,2 gam
C. 73,8 gam
D. Một trị số khác
-
Câu 15:
Chất tủa Hg2Cl2 có tính chất:
A. Trắng vụn tan trong NH4OH
B. Trắng vụn tan trong H2O nóng
C. Trắng vụ không tan trong NH4OH
D. Tất cả đều sai
-
Câu 16:
Tính pH của dung dịch NaOH 0,005N:
A. 11,7
B. 12,3
C. 12,7
D. 13,3
-
Câu 17:
Phản ứng oxy hoá - khử là phản ứng trao đổi ....... từ chất tham gia này sang chất tham gia kia.
A. H+
B. OH-
C. cation
D. electron
-
Câu 18:
Tiến hành chuẩn độ 50ml HCl 0,1N bằng NaOH 0,2N. Khi chuẩn độ đến thể tích VNaOH = 25ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 1,845
B. pH = 7
C. pH = 2,543
D. pH = 1
-
Câu 19:
Số gam kali dicromat cần thiết để pha 250 ml dung dịch kali dicromat 2M là:
A. 138 g
B. 142 g
C. 147 g
D. 151 g
-
Câu 20:
Tính nồng độ mol của một dung dịch ethanol (C2H5OH = 46). Biết rằng trong 85,0 ml dung dịch có chứa 1,7 g ethanol.
A. 0,45 M
B. 0,55 M
C. 0,67 M
D. 0,85 M
-
Câu 21:
Cho 10 mL HCOOH 0,5 M + 40 mL HCOONa 0,25 M. Tính pH dung dịch thu được. Cho: pKHCOOH = 3,65.
A. 3,35
B. 3,65
C. 3,95
D. 3,05
-
Câu 22:
Tiến hành chuẩn độ 50ml NaOH 0,1N bằng HCl 0,1N. Khi chuẩn độ đến thể tích VHCl = 50ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 7,8
B. pH = 6,5
C. pH = 8,4
D. pH = 7
-
Câu 23:
Với (NH4)2SO4 cation nào trong nhóm II tạo 1 phức tan:
A. Ca2+
B. Ba2+
C. Cả 2 ion Ca2+ & Ba2+
D. Tất cả đều sai
-
Câu 24:
Các chỉ thị màu hấp phụ: flourescein; 2,7 – dicloroflourescein được dùng trong phương pháp:
A. Phương pháp Fajans
B. Phương pháp Mohr
C. Phương pháp Volhard
D. Phương pháp oxy hoá khử
-
Câu 25:
Một dung dịch KCl có nồng độ 10-6 M tức là tương đương với:
A. 74,5 ppm
B. 7,45 ppm
C. 74,5 ppb
D. 7,45 ppb
-
Câu 26:
Một kim loại có thể cho những ion tương ứng với nhiều hoá trị. Ion có điện tích dương lớn nhất tương ứng với dạng ... (A)... Ion có điện tích dương nhỏ nhất tương ứng với dạng ... (B)....
A. (A) = khử và (B) = oxy hoá
B. (A) = oxy hoá và (B) = khử
C. (A) = acid và (B) = base
D. (A) = base và (B) = acid
-
Câu 27:
Phương pháp tạo phức thường được dùng để:
A. Định lượng CaCl2
B. Định lượng KCl
C. Định lượng NaCl
D. Xác định OH- của nước
-
Câu 28:
Chuẩn độ thẳng còn gọi là:
A. Chuẩn độ trực tiếp
B. Chuẩn độ thừa trừ
C. Chuẩn độ thế
D. Chuẩn độ ngược
-
Câu 29:
Hòa tan hết một lượng oxit sắt FexOy bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng. Có khí mùi xốc thoát ra và còn lại phần dung dịch D. Cho lượng khí thoát ra trên hấp thụ hết vào lượng nước vôi dư thì thu được 2,4 gam kết tủa. Đem cô cạn dung dịch D thì thu được 24 gam muối khan. Công thức của FexOy là:
A. Fe2O3
B. FeO
C. Fe3O4
D. FexOy chỉ có thể là FeO hoặc Fe3O4 nhưng số liệu cho không chính xác
-
Câu 30:
Tính sai số chỉ thị, khi chuẩn độ dung dịch CH3COOH 0,1M bằng dung dịch NaOH 0,1M dùng các chất chỉ thị có pT bằng 9,0.
A. 0,056%
B. 0,02%
C. – 0,06%
D. – 0,01%
-
Câu 31:
Tính nồng độ CM của dung dịch NaOH 10%, (dNaOH 10% =1,10).
A. 2,75M
B. 2M
C. 3M
D. 3,75M
-
Câu 32:
Cho hỗn hợp dạng bột hai kim loại Mg và Al vào dung dịch có hòa tan hai muối AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp hai kim loại và dung dịch D. Như vậy:
A. Hai muối AgNO3 và Cu(NO3)2 đã phản ứng hết và hai kim loại Mg, Al cũng phản ứng hết.
B. Hai kim loại Mg, Al phản ứng hết, Cu(NO3)2 có phản ứng, tổng quát còn dư Cu(NO3)2
C. Hai kim loại Mg, Al phản ứng hết, tổng quát có AgNO3, Cu(NO3)2 dư
D. Một trong hai kim loại phải là Ag, kim loại còn lại là Cu hoặc Al
-
Câu 33:
Cơ chế chuyển màu của chỉ thị acid – base được giải thích dựa vào:
A. Thuyết ion và thuyết mang màu
B. Thuyết bào toàn điện tích
C. Thuyết đương lượng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 34:
Một số ứng dụng của phương pháp phân tích khối lượng trong kiểm nghiệm thuốc, ngoại trừ xác định ....….:
A. Mất khối lượng do làm khô
B. Tro nitrat
C. Tro toàn phần
D. Tro không tan trong acid
-
Câu 35:
Định lượng H3PO4 0,1M bằng KOH 0,1M. Cho biết pKa1 = 2,1; pKa2 = 7,2; pKa3 = 12,4. pH của điểm tương đương thứ ba = ..........
A. 1,55
B. 4,65
C. 12,7
D. 11,25
-
Câu 36:
Điểm kết thúc chuẩn độ có đặc điểm:
A. Là thời điểm mà phép chuẩn độ kết thúc tương ứng theo sự thay đổi các đặc trưng của chất chỉ thị
B. Không thể xác định thông qua các thông số hóa lý hoặc chất chỉ thị
C. Thường trùng với điểm tương đương
D. Không thể phát hiện bằng mắt thường
-
Câu 37:
Hỗn hợp A gồm ba oxit sắt (FeO, Fe3O4, Fe2O3) có số mol bằng nhau. Hòa tan hết m gam hỗn hợp A này bằng dung dịch HNO3 thì thu được hỗn hợp K gồm hai khí NO2 và NO có thể tích 1,12 lít (đktc) và tỉ khối hỗn hợp K so với hiđro bằng 19,8. Trị số của m là:
A. 20,88 gam
B. 46,4 gam
C. 23,2 gam
D. 16,24 gam
-
Câu 38:
Tính pH của dung dịch acid yếu HA 0,1M có Ka = 10-5,8.
A. 3,75
B. 3,4
C. 3,25
D. 4,5
-
Câu 39:
Khi áp dụng phương pháp Fajans cần tránh:
A. Giữ kết tủa ở trạng thái keo
B. Chọn chất chỉ thị hấp phụ có hiện tượng đổi màu quá sớm
C. Chọn pH thích hợp ứng với các chỉ thị sử dụng
D. Hiện tượng hấp phụ
-
Câu 40:
Điểm tương đương được phát hiện bằng:
A. Chỉ thị màu
B. pH kế, chỉ thị màu
C. Điện thế kế, chỉ thị màu
D. pH kế, chỉ thị màu, điện thế kế