ADMICRO

220 câu trắc nghiệm Lý thuyết điều khiển tự động

Với hơn 220 câu trắc nghiệm Lý thuyết điều khiển tự động được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ câu hỏi xoay quanh những kiến thức về các phương pháp nghiên cứu hệ thống tự động, bao gồm các phương pháp thiết lập mô hình toán của hệ thống, phân tích – đánh giá chất lượng hệ thống cũng như thiết kế bộ điều khiển...Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!

220 câu
1339 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)

Chọn phần

  • Câu 1:

    Tần số cắt biên ωc là tần số tại đó biên độ của đặc tính tần số:


    A. L(ωc) = 20lgωT


    B. L(ωc)= 40 lgωT


    C. L(ωc)= 20lgK


    D. L(ωc)= 0


  • ADSENSE / 1
  • Câu 2:

    Tín hiệu ra của bộ chuyển đổi D/A:


    A. Tín hiệu liên tục


    B. Tín hiệu số


    C. Sóng  sin


    D. Xung vuông


  • Câu 3:

    Biến đổi Laplace của hàm nấc đơn vị (step)  f(t)=1(t):


    A. \(\frac{1}{{{s^2}}}\)


    B. s    


    C. 1/s


    D. s2


  • Câu 4:

    Biến đổi Laplace của hàm mũ   \(f(t) = {e^{ - at}}\)


    A. \(\frac{1}{{s + a}}\)


    B. \(\frac{1}{{s - a}}\)


    C. \(\frac{a}{{s + a}}\)


    D. \(\frac{a}{{{s^2} + a}}\)


  • ZUNIA12
  • Câu 5:

    Hệ thống rời rạc là hệ thống mà trong đó:


    A. Tín hiệu tại tất cả các điểm trong hệ thống có dạng chuỗi xung


    B. Tín hiệu tại một hoặc nhiều điểm trong hệ thống có dạng chuỗi xung


    C. Tín hiệu tại tất cả các điểm trong hệ thống là các hàm liên tục theo thời gian


    D. Có khâu giữ dữ liệu


  • Câu 6:

    Hàm truyền của hệ rời rạc:


    A. Là tỷ số giữa biến đổi Laplace của tín hiệu ra và biến đổi Laplace của tín hiệu vào


    B. Phụ thuộc vào tín hiệu vào của hệ thống


    C. Là tỷ số giữa biến đổi Z của tín hiệu ra và biến đổi Z của tín hiệu vào


    D. Là tỷ số giữa tín hiệu ra và tín hiệu vào


  • ADMICRO
  • Câu 7:

    Hệ thống có 5 nghiệm cực và 1 zero:


    A. Quỹ đạo nghiệm số có 5 nhánh


    B. Quỹ đạo nghiệm số có tiệm cận


    C. Quỹ đạo nghiệm số có 1 nhánh tiến đến 1 zero và 4 nhánh tiến đến vô cùng


    D. Quỹ đạo nghiệm số có điểm tách nhập


  • Câu 8:

    Lấy mẫu là quá trình:


    A. Biến đổi tín hiệu rời rạc theo thời gian thành tín hiệu liên tục theo thời gian


    B. Tạo ra chuỗi xung


    C. Biến đổi tín hiệu liên tục theo thời gian thành tín hiệu rời rạc theo thời gian


    D. Thu thập dữ liệu


  • Câu 9:

    Biểu đồ Bode là hình vẽ gồm các thành phần:


    A. Biểu đồ Bode về biên độ


    B. Biểu đồ Bode về pha


    C. Biểu đồ Bode về biên độ và biểu đồ Bode về pha


    D. Vòng tròn đơn vị và trục ảo


  • Câu 10:

    Sai số xác lập phụ thuộc vào:


    A. Cấu trúc và thông số của hệ thống


    B. Thông số của hệ thống và tín hiệu vào


    C. Tín hiệu vào và cấu trúc hệ thống


    D. Cấu trúc, thông số và tín hiệu vào của hệ thống


  • Câu 11:

    Theo tiêu chuẩn ổn định tần số Mikhailov: Điều kiện cần và đủ để hệ tuyến tính ổn định là:


    A. Biểu đồ vectơ đa thức đặc tính A(jω) xuất phát từ nữa trục thực dương tại ω bằng 0, phải quay n góc phần tư theo chiều ngược chiều kim đồng hồ khi ω biến thiên từ -∞ đến +∞  , với n là bậc của phương trình đặc tính của hệ thống


    B. Biểu đồ vectơ đa thức đặc tính A(jω) xuất phát từ nữa trục thực dương tại ω bằng 0, phải quay n góc phần tư theo chiều ngược chiều kim đồng hồ khi ω biến thiên từ -∞  đến 0 , với n là bậc của phương trình đặc tính của hệ thống


    C. Biểu đồ vectơ đa thức đặc tính A (j ω) xuất phát từ nữa trục thực dương tại ω bằng +∞ , phải quay n góc phần tư theo chiều ngược chiều kim đồng hồ khi ω biến thiên từ -∞  đến +∞  , với n là bậc của phương trình đặc tính của hệ thống


    D. Biểu đồ vectơ đa thức đặc tính A(jω) xuất phát từ nữa trục thực dương tại ω bằng 0, phải quay n góc phần tư theo chiều ngược chiều kim đồng hồ khi ω biến thiên từ 0 đến + ∞, với n là bậc của phương trình đặc tính của hệ thống


  • Câu 12:

    Độ dự trữ biên:


    A. G M = -L(ω-π)


    B. G M = L(ω-π)


    C. GM = -L(ωc)


    D. G M = L(ωc)


  • Câu 13:

    Hàm truyền đạt của hệ thống song song:


    A.  G(s)= Tổng của các Gi(s)


    B. G(s) = Tích của các Gi(s)


    C. G(s)= Hiệu của các Gi(s)


    D. Tỉ số giữa tín hiệu ra và tín hiệu vào


  • Câu 14:

    Tiêu chuẩn ổn định Bode cho hệ thống hồi tiếp âm đơn vị:


    A.  Hệ thống kín Gk(s) ổn định nếu hệ thống hở  G(s) có độ dự trữ biên âm và độ dự trữ pha dương


    B. Hệ thống kín Gk(s) ổn định nếu hệ thống hở  G(s) có độ dự trữ biên và độ dự trữ pha âm


    C. Hệ thống kín Gk(s) ổn định nếu hệ thống hở  G(s) có độ dự trữ biên dương và độ dự trữ pha âm


    D. Hệ thống kín Gk(s) ổn định nếu hệ thống hở  G(s) có độ dự trữ biên và độ dự trữ pha dương


  • Câu 15:

    Tiêu chuẩn ổn định Nyquist:


    A. Hệ thống kín Gk(s) ổn định nếu đường cong Nyquist của hệ hở G(s) bao điểm  (-1,j0)  l/2 vòng theo chiều dương (ngượcchiều kim đồng hồ ) khi  thay đổi từ 0 đến +∞ , trong đó l là số cực của hệ hở G(s) nằm bên phải mặt  phẳng phức


    B. Hệ thống kín Gk(s) ổn định nếu đường cong Nyquist của hệ hở G(s) bao điểm (1,j0) l/2 vòng theo chiều dương (ngược chiều kim đồng hồ ) khi  thay đổi từ 0 đến +∞ , trong đó l là số cực của hệ hở G(s) nằm bên phải mặt  phẳng phức


    C. Hệ thống kín Gk(s) ổn định nếu đường cong Nyquist của hệ hở G(s) bao điểm (-1,j0) l/2 vòng theo chiều dương (ngược chiều kim đồng hồ ) khi  thay đổi từ -∞  đến +∞ , trong đó l là số cực của hệ hở G(s) nằm bên phải mặt  phẳng phức


    D. Hệ thống kín Gk(s) ổn định nếu đường cong Nyquist của hệ hở G(s) bao điểm (1,j0) l/2 vòng theo chiều dương (ngược chiều kim đồng hồ ) khi  thay đổi từ -∞ đến +∞ , trong đó l là số cực của hệ hở G(s) nằm bên phải mặt  phẳng phức


  • Câu 16:

    Theo tiêu chuẩn Hurwitz, điều kiện cần và đủ để hệ thống ổn định là:


    A. Tất cả các định  thức con chứa đường chéo chính của ma trận Hurwitz  đều dương


    B. Tất cả các định  thức con chứa đường chéo của ma trận Hurwitz  đều âm


    C. Tất cả các định thức con chứa đường chéo của ma trận Hurwitz  đều bằng zero


    D. Tất cả các định  thức con chứa đường chéo của ma trận Hurwitz  đều không âm


  • Câu 17:

    Hệ thống liên tục là hệ thống có:


    A. Tín hiệu ra là tín hiệu liên tục


    B. Tín hiệu ra và tất cả các tín hiệu trung gian truyền bên trong hệ thống là tín hiệu liên tục


    C. Tín hiệu vào và tín hiệu ra là tín hiệu liên tục


    D. Tín hiệu vào, tín hiệu ra và tất cả các tín hiệu trung gian truyền bên trong hệ thống là tín hiệu liên tục


  • Câu 18:

    Tiêu chuẩn  Routh:


    A. Hệ tuyến tính ổn định nếu cột thứ nhất của bảng Routh không đổi dấu


    B. Các hệ số của phương trình đặc trưng khác 0


    C. Các hệ số của phương trình đặc trưng cùng dấu


    D. Hệ tuyến tính ổn định nếu cột thứ nhất của bảng Routh dương


  • Câu 19:

    Hệ thống liên tục được gọi là ở trạng thái ổn định, nếu:


    A.  Với tín hiệu vào không bị chặn thì đáp ứng của hệ bị chặn


    B. Với tín hiệu vào không bị chặn thì đáp ứng của hệ không bị chặn


    C. Với tín hiệu vào bị chặn thì đáp ứng của hệ cũng bị chặn


    D. Với tín hiệu vào bị chặn thì đáp ứng của hệ không bị chặn


  • Câu 20:

    Hàm truyền đạt \(G(s) = \frac{{C(s)}}{{R(s)}}\) của hệ thống ở hình sau là:


    A. \(G{H_1} + G{H_2}\)


    B. \(\frac{{G + {H_1}}}{{1 + G{H_2}}}\)


    C. \(\frac{{G + {H_1}}}{{1 + {H_2}}}\)


    D. \(\frac{{G + {H_1}}}{{1 + {H_2}}}\)


ZUNIA9
AANETWORK