Đề thi HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022
Trường THPT Ngũ Hành Sơn
-
Câu 1:
Nồng độ ion H+ trong 200 ml dung dịch H2SO4 0,25M là (coi như H2SO4 là chất điện li hoàn toàn):
A. [H+] = 0,25M.
B. [H+] = 0,05M.
C. [H+] = 0,1M.
D. [H+] = 0,5M.
-
Câu 2:
Trong dung dịch Fe2(SO4)3 loãng có chứa 0,45 mol SO42- thì trong dung dịch có chứa:
A. 0,45 mol Fe2(SO4)3.
B. 0,225 mol Fe3+.
C. 0,15 mol Fe2(SO4)3.
D. 0,9 mol Fe3+.
-
Câu 3:
Khi pha loãng dd axit axetic, không thay đổi nhiệt độ, thấy độ điện li của nó tăng. Ý kiến nào sau đây là đúng:
A. Hằng số phân li của axit (Ka) giảm.
B. Ka tăng.
C. Ka không đổi.
D. Không xác định được.
-
Câu 4:
Trong dd CH3COOH có cân bằng sau: CH3COOH ⇄ CH3COO- + H+. Độ điện li sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vài giọt dd NaOH vào dd CH3COOH?
A. tăng.
B. giảm.
C. không thay đổi.
D. không xác định được
-
Câu 5:
Cho dãy các chất sau: HCl, H2SO4, H3PO4, NaOH, C2H5OH, Ba(OH)2, Fe(NO3)3, NH4Cl, KAlO2. Số chất điện li mạnh là:
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
-
Câu 6:
Cho các nhận định sau:
(a) Sự điện li của chất điện li yếu là thuận nghịch.
(b) Chỉ có hợp chất ion mới có thể điện li được trong nước.
(c) Chất điện li phân li thành ion khi tan vào nước hoặc tại trạng thái nóng chảy.
(d) Nước là dung môi phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li.
Số nhận định đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 7:
Trong các muối sau: BaSO4, NaNO3, Na2CO3, K2S, CH3COONa, NH4Cl, ZnS, KI.
Các muối tan trong nước tạo ra chất điện li mạnh là:
A. BaSO4, NaNO3, KI.
B. Na2CO3, CH3COONa, NH4Cl, ZnS.
C. BaSO4, NaNO3, Na2CO3, K2S.
D. NaNO3, K2S, KI
-
Câu 8:
Những kết luận nào đúng theo thuyết Arenius:
1. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđrô là một axit.
2. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là một bazơ.
3. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđrô và phân li ra H+ trong nước là một axit.
4. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH và phân li ra OH– trong nước là một bazơ.
A. 1, 2.
B. 3, 4.
C. 1, 3.
D. 2, 4.
-
Câu 9:
Theo thuyết Arenius thì chất nào sau đây là axit?
A. HCl.
B. NaCl.
C. LiOH.
D. KOH.
-
Câu 10:
Cho các axit sau :(1) H3PO4 (Ka = 7,6.10-3); (2) HClO (Ka = 5,10-8); (3) CH3COOH (Ka = 1,8.10-5); (4) HSO4- (Ka = 10-2).
Dãy nào sắp xếp độ mạnh của các axit theo thứ tự tăng dần ?
A. (1) < (2) < (3) < (4).
B. (4) < (2) < (3) < (1).
C. (2) < (3) < (1) < (4).
D. (3) < (2) < (1) < (4).
-
Câu 11:
Trong các hidroxit sau đây: (I) Al(OH)3; (II) Ca(OH)2; (III) NaOH; (IV) Zn(OH)2. Những hidroxit nào là chất lưỡng tính?
A. I, II và III.
B. I.
C. I và IV.
D. III.
-
Câu 12:
Cho các axit sau:
(1) H3PO4 (Ka = 7,6.10-3)
(2) HOCl (Ka = 5.10-8)
(3) CH3COOH (Ka = 1,8.10-5)
(4) H2SO4 (Ka = 10-2)
Dãy nào sắp xếp độ mạnh của các axit theo thứ tự tăng dần?
A. (1) < (2) < (3) < (4)
B. (4) < (2) < (3) < (1)
C. (2) < (3) < (1) < (4)
D. (3) < (2) < (1) < (4)
-
Câu 13:
Cho các dung dịch sau: NaHCO3, Na2CO3, NaCl, CH3COONa, C6H5OH, NH3, CH3COOH, lysin, valin. Số dung dịch có pH>7 là:
A. 5
B. 4
C. 6
D. 8
-
Câu 14:
Có 4 dung dịch có nồng độ bằng nhau : HCl ( pH = a) ; H2SO4 (pH = b) ; NH4Cl (pH = c); NaOH ( pH = d). Kết quả nào sau đây đúng :
A. d < c < a < b
B. a < b < c < d
C. c < a < d < b
D. b < a < c < d
-
Câu 15:
Các dung dịch sau có cùng nồng độ: HNO3 (1), KOH (2), NaCl (3). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:
A. (1), (2), (3).
B. (1), (3), (2).
C. (3), (2), (1).
D. (2), (1), (3).
-
Câu 16:
Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,1M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?
A. [H+] > 0,1M.
B. [H+] = 0,1M.
C. [H+] < 0,1M.
D. [H+] < [NO2-].
-
Câu 17:
Cho dung dịch X chứa hỗn hợp gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M, Biết ở 25oC, Ka của CH3COOH là 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch X ở 25oC là:
A. 1,00
B. 4,24
C. 2,88
D. 4,757
-
Câu 18:
Thêm nước vào 10,0ml axit axetic băng (axit 100%; D=1,05g/ml) đến thể tích 1,75 lít ở 25oC, dùng máy đo thì thấy pH=2,9. Độ điện li α và hằng số cân bằng Ka của axit axetic ở nhiệt độ đó là
A. 1,24% và 1,6.10-5
B. 1,24% và 2,5.10-5
C. 1,26% và 2,8.10-5
D. 1,26% và 3,2.10-4
-
Câu 19:
Có V lít dung dịch NaOH pH = 12. Khi pha loãng dung dịch này 10 lần ( thêm 9V H2O vào ) thì dung dịch thu được có pH bằng
A. 11
B. 10
C. 13
D. 12
-
Câu 20:
Trộn 50ml dung dịch NaOH 0,1M với 50ml dung dịch HCl 0,1M. pH của dung dịch thu được sau phản ứng là:
A. 0
B. 1
C. 7
D. 13
-
Câu 21:
Trộn 100ml dung dịch HCl 0,1M với V ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M, sau phản ứng thu được dung dịch có pH = 12,7. Giá trị của V là:
A. 50 ml.
B. 100 ml.
C. 150 ml.
D. 200 ml.
-
Câu 22:
Cho 100 ml dung dịch X chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42- và x mol OH-. 100 ml dung dịch Y có chứa y mol H+, Cl-, NO3- và 0,01 mol Na+ (tổng số mol Cl- và NO3- là 0,042). Trộn 100 ml dung dịch X với 100 ml dung dịch Y thu được dung dịch Z. Dung dịch Z có pH là
A. 13
B. 2
C. 12
D. 1
-
Câu 23:
Khi trộn 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,125M với 400 ml dung dịch HCl 0,05M thu được dung dịch có pH là:
A. 2
B. 6
C. 10
D. 12
-
Câu 24:
Muốn pha chế 300ml dung dịch NaOH có pH = 10 thì khối lượng NaOH cần dùng là bao nhiêu (trong các số cho dưới đây ( Cho H =1 , O=16 , Na =23 , NaOH phân li hoàn toàn )
A. 1,2.10−3 gam
B. 2,1.10−3gam
C. 1,4.10−3gam
D. 1,3.10−3gam
-
Câu 25:
Bệnh đau dạ dày có nguyên nhân chính do nồng độ axit tăng cao. Để giảm nồng độ axit trong dạ dày người ta sử dụng loại thuốc có thành phần
A. NH4Cl
B. NH4HSO4
C. NaNO3
D. NaHCO3
-
Câu 26:
Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?
A. NaClO và AlCl3.
B. NaOH và KCl.
C. KNO3 và HCl.
D. Ba(OH)2 và AlCl3.
-
Câu 27:
Phương trình ion rút gọn 2H+ + CO32- → CO2↑ + H2O biểu diễn bản chất của phản ứng hóa học nào sau đây?
A. HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O.
B. 2HCl + Ca(HCO3)2 → CaCl2 + 2CO2 + 2H2O
C. H2SO4 + BaCO3 → BaSO4 + CO2 + H2O
D. 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2
-
Câu 28:
Phản ứng nào sau đây là không là phản ứng trao đổi trong dung dịch?
A. Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + NaCl.
B. HCl + KOH → KCl + H2O.
C. H2SO4 + Na2S → Na2SO4 + H2S↑.
D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.
-
Câu 29:
Phản ứng nào sau đây xảy ra trong dung dịch tạo được kết tủa Fe(OH)2 ?
A. FeCl3 + NaOH.
B. FeO + NaOH.
C. FeCl2 + Ba(OH)2.
D. FeCl2 + KMnO4 + H2SO4.
-
Câu 30:
Dãy chất ion nào sau không cùng tồn tại trong một dung dịch ?
A. Mg2+, Cu2+, Cl-, NO3-
B. Ba2+, HCO3-, NO3-, Mg2+
C. Ba2+, HSO42-, Cu2+, NO3-
D. Ag+, F+, Na+, K+
-
Câu 31:
Dung dịch Y gồm: a mol Al3+, b mol Cl-, 0,15 mol H+ và 0,03 mol SO42-. Cho 180ml dung dịch Z gồm NaOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 5,598 gam kết tủa. Giá trị của a, b lần lượt là:
A. 0,030 và 0,018.
B. 0,018 và 0,144.
C. 0,180 và 0,030.
D. 0,030 và 0,180.
-
Câu 32:
Dung dịch X chứa 0,2 mol Ca2+; 0,08 mol Cl- ; z mol HCO3- và t mol NO3-. Cô cạn X rồi nung đến khối lượng không đổi, thu được 16,44 gam chất rắn Y. Nếu thêm t mol HNO3 vào X rồi đun dung dịch đến cạn thì thu được muối khan có khối lượng là
A. 20,60 gam.
B. 30,52 gam.
C. 25,56 gam.
D. 19,48 gam.
-
Câu 33:
Chia dung dịch A chứa các ion Fe3+; NH4+ ; SO42- và Cl- thành hai phần bằng nhau.
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu dược 1,07 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc).
Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 4,66 gam kết tủa.
Tổng khối lượng muối khan thu được khi cô cạn cẩn thận dung dịch A là:
A. 3,73 gam
B. 4,76gam
C. 6,92gam
D. 7,46gam
-
Câu 34:
Cho a mol Mg và b mol Zn vào dung dịch chứa c mol Cu2+ và d mol Ag+. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch chứa 2 ion kim loại. Điều kiện về b (so với a, c, d) để được kết quả này là:
A. b ≤ a - d/2.
B. b ≤ c - a +d/2.
C. b ≥ c - a.
D. b ≥ c - a + d/2.
-
Câu 35:
Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3-; 0,15 mol CO32- và 0,05 mol SO42-. Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là:
A. 33,8 gam.
B. 28,5 gam.
C. 29,5 gam.
D. 31,3 gam.
-
Câu 36:
Dung dịch X chứa m gam 3 ion : Mg2+, NH4+, SO42-. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch KOH thu được 5,8g kết tủa. Phần 2 đun nóng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lit khí (dktc). Giá trị của m là
A. 77,4
B. 43,8
C. 21,9
D. 38,7
-
Câu 37:
Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca2+; 0,3 mol Mg2+; 0,4 mol Cl- và a mol HCO3-. Đun dung dịch X đến cạn thu được muối khan có khối lượng là
A. 37,4 gam.
B. 49,4 gam.
C. 23,2 gam.
D. 28,6 gam.
-
Câu 38:
Chất nào sau đây được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng?
A. oxi và nitơ.
B. clo và oxi
C. oxi và cacbonic.
D. oxi và ozon.
-
Câu 39:
Cho hỗn hợp khí N2, H2 và NH3 có tỉ khối so với H2 là 8. Dẫn hỗn hợp đi qua dd H2SO4 đặc dư thì thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần phần % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là :
A. 25% H2, 25% N2, 50% NH3
B. 50% H2, 25% N2, 25% NH3
C. 25% H2, 50% N2, 25% NH3
D. 30%N2, 20%H2, 50% NH3
-
Câu 40:
Hòa tan hoàn toàn 11,05 gam kim loại Zn vào m gam dung dịch HNO3 20% loãng (dùng dư 10% so với lượng phản ứng), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2 và N2O. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là:
A. 147,00
B. 145,53
C. 132,30
D. 117,81