Đề thi HK2 môn Hóa 11 năm 2022 - 2023
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân
-
Câu 1:
Benzen không tan trong nước vì lí do nào sau đây?
A. Benzen là chất hữu cơ, nước là chất vô cơ nên không tan vào nhau.
B. Benzen có khối lượng riêng bé hơn nước.
C. Phân tử benzen là phân tử phân cực.
D. Phân tử benzen là phân tử không phân cực, nước là dung môi có cực.
-
Câu 2:
Theo danh pháp IUPAC, hợp chất CH3CHOHCH2CH2CH(CH3)2 có tên gọi:
A. 5 – metylhexan – 2 – ol.
B. 5,5 – đimetylpentan – 2 – ol.
C. 2 – đimetylhexan – 5 – ol.
D. 2,2 – đimetylpentan – 5 – ol.
-
Câu 3:
Đốt cháy hoàn toàn một anđehit X, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Nếu cho X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, sinh ra số mol Ag gấp bốn lần số mol X đã phản ứng. Công thức của X là:
A. HCHO.
B. (CHO)2.
C. CH3CHO.
D. C2H5CHO.
-
Câu 4:
Cho dãy các chất sau: HCHO, HCOOH, C2H2, CH3 – CO – CH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng với AgNO3/ NH3 là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
-
Câu 5:
Số đồng phân anđehit ứng với công thức phân tử C5H10O là:
A. 3.
B. 5.
C. 6.
D. 4.
-
Câu 6:
Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. NaOH, Cu, NaCl.
B. Na, NaCl, CuO.
C. NaOH, Na, CaCO3.
D. Na, CuO, HCl.
-
Câu 7:
Axit fomic không thể tác dụng với chất nào sau đây?
A. dd AgNO3/ NH3.
B. CH3OH.
C. CH3CHO.
D. Cu(OH)2.
-
Câu 8:
Có bao nhiêu đồng phân ankin có công thức phân tử C5H8 có thể tham gia phản ứng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
-
Câu 9:
Hỗn hợp gồm C2H2, C2H4, C2H6 để tinh chế C2H6 người ta cho hỗn hợp lội chậm qua:
A. dd NaOH.
B. dd KMnO4.
C. dd AgNO3/ NH3.
D. H2O.
-
Câu 10:
Hiđrocacbon sau:
CH3-CH2-CH(CH3)-CH=CH-CH2-CH((CH3))2
có tên gọi là:
A. 4, 7 – đimetyloct – 4 – en.
B. 3, 7 – đimetyloct – 4 – en.
C. 2, 8 – đimetyloct – 4 – en.
D. 2, 7 – đimetyloct – 4 – en.
-
Câu 11:
Hiện tượng xảy ra khi cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzen, lắc nhẹ hỗn hợp?
A. Brom lỏng bị mất màu.
B. Có khí thoát ra.
C. Xuất hiện kết tủa.
D. Brom lỏng không bị mất màu.
-
Câu 12:
Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và chất nào dưới đây?
A. CH3COOH.
B. CH3CHO.
C. HCOOH.
D. C2H5OH.
-
Câu 13:
Oxi hoá không hoàn toàn ancol isopropylic bằng CuO nung nóng, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là:
A. metyl phenyl xeton.
B. metyl vinyl xeton.
C. đimetyl xeton.
D. propanal.
-
Câu 14:
Oxi hoá không CH3CH2OH bằng CuO đun nóng, thu được anđehit có công thức là:
A. CH3CH2CHO.
B. CH3CHO.
C. CH2 = CHCHO.
D. HCHO.
-
Câu 15:
Cho m (g) anđehit axetic vào dung dịch AgNO3/ NH3 dư thì thu được 6,48 gam Ag. Với H = 75% thì m có giá trị là:
A. 1,32g.
B. 1,98g.
C. 1,76g.
D. 0,99g.
-
Câu 16:
Cho dãy các chất sau: HCHO, HCOOH, C2H2, CH3 – CO – CH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
-
Câu 17:
Axit axetic có công thức là?
A. CH3CHO.
B. CH3COOH.
C. HCOOH.
D. HCHO.
-
Câu 18:
Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp gồm 4 hiđrocacbon thu được 33g CO2 và 13,5g H2O. Giá trị của a là:
A. 10,5.
B. 11.
C. 11,5.
D. 12.
-
Câu 19:
Hiện tượng xảy ra khi đun nóng toluen với dung dịch thuốc tím KMnO4 là:
A. dung dịch KMnO4 bị nhạt màu.
B. có kết tủa trắng.
C. có sủi bọt khí.
D. không có hiện tượng gì.
-
Câu 20:
Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là:
A. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na.
B. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH.
C. nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH.
D. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH.
-
Câu 21:
Đốt cháy hoàn toàn anđehit X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho 0,01 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 0,04 mol Ag. X là:
A. anđehit no, mạch hở, hai chức.
B. anđehit không no, mạch hở, hai chức.
C. anđehit axetic.
D. anđehit fomic.
-
Câu 22:
Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức cấu tạo của X là
A. HOOC – CH = CH – COOH.
B. HO - CH2 - CH2 – CH2 – CHO.
C. HO - CH2 – CH = CH – CHO.
D. HO - CH2 - CH2 – CH = CH – CHO.
-
Câu 23:
Cho 0,36g metanal vào dung dịch AgNO3/ NH3 dư đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 1,296g.
B. 2,592g.
C. 5,184g.
D. 2,568g.
-
Câu 24:
Chất nào sau đây là axit acrylic?
A. CH3COOH.
B. HCOOH.
C. CH2 = CH – COOH.
D. HCHO.
-
Câu 25:
Cho các chất: but – 1 – en, but – 1 – in, buta – 1, 3 – đien, vinylaxetilen, isobutilen, anlen. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên khi phản ứng hoàn toàn với khí dư (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra butan?
A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
-
Câu 26:
Công thức tổng quát của hiđrocacbon có dạng CnH2n + 2 – 2a. Khi giá trị a = 2 ứng với:
A. xiclopentan.
B. 2 – metylbuta – 1, 3 – đien.
C. vinylaxetylen.
D. xiclohexan.
-
Câu 27:
Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là:
A. 20,40 gam.
B. 18,96 gam.
C. 16,80 gam.
D. 18,60 gam.
-
Câu 28:
Hỗn hợp G gồm 2 ancol X, Y (MX < MY). Tiến hành thí nghiệm về G thu được kết quả như sau:
- Lấy 6,64 gam G cho vào H2SO4 đặc đun nóng thu được 2 anken liên tiếp.
- Nhỏ 5 ml H2SO4 đặc vào m gam G và đun nóng ở 140°c sau một thời gian thu được 13,9 gam hỗn hợp Z gồm 3 ete. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 17,92 lít CO2 (ở đktc).
Xác định CTPT của X, Y.
A. X: C2H5OH; Y: C3H7OH
B. X: C3H7OH; Y: C4H9OH
C. X: C2H5OH; Y: C4H9OH
D. X: CH3OH; Y: C2H5OH
-
Câu 29:
Trung hòa 3,36 gam một axit hữu cơ Y đơn chức cần dùng 100 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức phân tử của Y là
A. C2H3COOH
B. C2H5COOH
C. HCOOH
D. CH3COOH
-
Câu 30:
Hiđrat hóa 2 – metylbut – 2 – en (điều kiện nhiệt độ, xúc tác thích hợp) thu được sản phẩm chính là:
A. 3 – metylbutan – 2 – ol.
B. 3 – metylbutan – 1 – ol.
C. 2 – metylbutan – 2 – ol.
D. 2 – metylbutan – 3 – ol.