Đề thi HK2 môn Hóa 11 năm 2022 - 2023
Trường THPT Lê Hồng Phong
-
Câu 1:
Đốt cháy một ancol đa chức thu được H2O và CO2 có tỉ lệ số mol lần lượt là 3 : 2. Ancol đó là:
A. C3H8O3
B. C2H6O2
C. C3H8O2
D. C4H10O
-
Câu 2:
Hợp chất X có công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu đồng phân hiđrocacbon thơm?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
-
Câu 3:
Dãy sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi của các chất CH3OH, H2O, C2H5OH là:
A. CH3OH, H2O,C2H5OH
B. CH3OH, C2H5OH, H2O
C. H2O, C2H5OH,CH3OH
D. H2O,CH3OH, C2H5OH
-
Câu 4:
Chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường
A. CH3CH2OH
B. CH3CH2CH3
C. C6H5CH=CH2
D. C6H5CH3
-
Câu 5:
Khi hiđrat hoá 2-metyl but-2-en thì thu được sản phẩm chính là:
A. 2-metyl butan-2-ol
B. 2-metyl butan-1-ol
C. 3-metyl butan-1-ol
D. 3-metyl butan-2-ol
-
Câu 6:
Cho sơ đồ phản ứng. CH4 → X → Y → Z → polibutadien. Cho biết các chất X, Y, Z thích hợp lần lượt là:
A. etin, etilen, buta-1,3-dien.
B. metylclorua, etilen, buta-1,3-dien
C. etin, vinylaxetilen, buta-1,3-dien.
D. etilen, but-1-en, buta-1,3-dien
-
Câu 7:
Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3?
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 8:
Tên theo danh pháp thay thế của chất: CH3- CH=CH-CH2OH là:
A. but-2-en- 1- ol
B. but-2-en-4-ol
C. butan-1-ol
D. but-2-en
-
Câu 9:
Số đồng phân cấu tạo mạch hở của hydrocacbon C4H6 không tạo kết tủa vàng nhạt với dung dịch AgNO3/NH3 là?
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
-
Câu 10:
Hợp chất thơm có CTPT C7H8O có số đồng phân tác dụng được với NaOH là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 11:
Khi oxi hóa 6,9 gam ancol etylic bởi CuO, to thu được lượng andehit axetic với hiệu suất 70% là:
A. 8,25 gam
B. 6,42 gam
C. 4,62 gam
D. 6,6 gam
-
Câu 12:
Theo quy tắc Zai-xep, sán phẩm chính của phản ứng tách nước ra khỏi phân tử butan-2- ol?
A. But-1-in
B. But-2-en
C. But-1,3-đien
D. But-1-en
-
Câu 13:
Đun chất ClCH2C6H4Cl với dung dịch NaOH có dư. Sản phẩm hữu cơ thu được là:
A. NaOCH2C6H4ONa
B. HOCH2C6H4ONa
C. HOCH2C6H4Cl
D. HOC6H4CH2Cl
-
Câu 14:
Ứng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu anken đồng phân cấu tạo?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 15:
Hợp chất 1,3 - dimetylbenzen có tên gọi khác là
A. m- xilen
B. o - xilen
C. Crezol
D. p – xilen
-
Câu 16:
Cho ba hiđrocacbon: but -2-en, propin, butan. Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt ba chất trên?
A. dd brom
B. dd KMnO4
C. ddAgNO3 /NH3 và dd brom
D. ddAgNO3
-
Câu 17:
Hỗn hợp X gồm CaC2 x mol và Al4C3 y mol. Cho một lượng nhỏ X vào H2O rất dư, thu được dung dịch Y, hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4) và a gam kết tủa Al(OH)3. Đốt cháy hết Z, rồi cho toàn bộ sản phẩm vào Y được 2a gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ x : y bằng
A. 3 : 2
B. 4: 3
C. 1 : 2
D. 5 : 6
-
Câu 18:
Một bình kín chỉ chứa các chất sau: axetilen (0,5 mol), vinylaxetilen (0,4 mol), hiđro (0,65 mol) và một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 19,5. Khí X phản ứng vừa đủ với 0,7 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được m gam kết tủa và 10,08 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Khí Y phản ứng tối đa với 0,55 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 76,1
B. 91,8.
C. 75,9.
D. 92,0.
-
Câu 19:
Ngâm 2,33 g hợp kim Fe-Zn trong lượng dư dung dịch HCl đến khi phản ứng hoàn toàn thấy giải phóng 896 ml khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim này là:
A. 27,9% Zn và 72,1 % Fe.
B. 24,9 % Zn và 75,1% Fe.
C. 25,9% Zn và 74,1 % Fe.
D. 26,9% Zn và 73,1% Fe.
-
Câu 20:
Bậc của ancol là
A. bậc cacbon lớn nhất trong phân tử.
B. bậc của cacbon liên kết với nhóm -OH.
C. số nhóm chức có trong phân tử.
D. số cacbon có trong phân tử ancol.
-
Câu 21:
Chất dùng để điều chế ancol etylic bằng phương pháp sinh hóa là
A. Anđehit axetic.
B. Etylclorua.
C. Etilen.
D. Tinh bột.
-
Câu 22:
X là hỗn hợp gồm hai anken (ở thể khí trong điều kiện thường). Hiđrat hóa X được hỗn hợp Y gồm 4 ancol (không có ancol bậc III). X gồm
A. propen và but-1-en.
B. etilen và propen.
C. propen và but-2-en.
D. propen và 2-metylpropen.
-
Câu 23:
Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là
A. CuO (to), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH.
B. Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).
C. NaOH, MgO, HCOOH (xúc tác).
D. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).
-
Câu 24:
Hidro hóa hoàn toàn 3,0 gam một anđehit A được 3,2 gam ancol B. A có công thức phân tử là
A. CH2O.
B. C2H4O.
C. C3H6O.
D. C2H2O2.
-
Câu 25:
Ancol no đơn chức tác dụng được với CuO tạo anđehit là
A. ancol bậc 2.
B. ancol bậc 3.
C. ancol bậc 1.
D. ancol bậc 1 và ancol bậc 2.
-
Câu 26:
Anken có đồng phân hình học là
A. pent-1-en.
B. 2-metylbut-2-en
C. pent-2-en.
D. 3-metylbut-1-en.
-
Câu 27:
Chất trùng hợp tạo ra cao su BuNa là
A. Buta-1,4-dien.
B. Buta-1,3-dien.
C. Penta-1,3-dien.
D. Isopren.
-
Câu 28:
Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là
A. cafein.
B. nicotin.
C. aspirin.
D. moocphin.
-
Câu 29:
Sản phẩm chính thu được khi cho 2-metylpropen tác dụng với HCl là
A. 2-clo-2-metylpropan.
B. 2-clo-1-metylpropan.
C. 2-clo-2-metylpropen.
D. 2-clo-1-metylpropen.
-
Câu 30:
Cho các chất sau: CH3CH2CHO (1), CH2=CHCHO (2), CH3COCH3 (3), CH2=CHCH2OH (4). Những chất tác dụng hoàn toàn với H2 dư ( Ni, to ) cho cùng một sản phẩm là
A. (2), (3), (4).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (2), (3), (4).
-
Câu 31:
Đốt cháy 1 hidrocacbon X mạch hở thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O. X là
A. Anken.
B. Ankin.
C. Ankan.
D. Ankađien
-
Câu 32:
Khi đun nóng ancol no, đơn chức, mạch hở X với H2SO4 đặc ở 140oC thu được ete Y. Tỉ khối của Y đối với X là 1,4357. X là
A. C2H5OH.
B. C4H9OH.
C. CH3OH.
D. C3H7OH.
-
Câu 33:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 ,C4H10 thu được 17,6 g CO2 và 10,8 g H2O. Giá trị m là
A. 2 gam.
B. 4 gam.
C. 6 gam.
D. 8 gam.
-
Câu 34:
Stiren không có khả năng phản ứng với
A. dung dịch brom.
B. H2, có Ni xúc tác.
C. dung dịch KMnO4.
D. dung dịch AgNO3/NH3.
-
Câu 35:
Liên kết đôi được hình thành bởi
A. Một liên kết \(\pi\).
B. Một liên kết \(\sigma \) và một liên kết \(\pi\).
C. Hai liên kết \(\sigma \).
D. Hai liên kết \(\pi\).