Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 năm 2022-2023
Trường THPT Nghi Xuân
-
Câu 1:
Thủy phân triolein trong môi trường axit thu được sản phẩm là
A. C15H31COOH và glixerol.
B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H33COOH và glixerol.
D. C17H33COOH và glixerol.
-
Câu 2:
Đun nóng este CH3OOCCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH2=CHCOONa và CH3OH
B. CH3COONa và CH2 =CHOH
C. CH3COONa và CH3CHO
D. C2H5COONa và CH3OH
-
Câu 3:
Đốt cháy hoàn toàn một este hữu cơ X thu được 0,2 mol CO2 và 0,2 mol H2O. X thuộc loại
A. este no đơn chức, mạch hở
B. este mạch vòng đơn chức
C. este có một liên kết đôi, chưa biết số nhóm chức
D. este hai chức no
-
Câu 4:
Thủy phân R1COO – R – OOC – R2 trong môi trường kiềm thu được:
A. 2 muối và 1 ancol đơn chức
B. 2 ancol và 1 muối đơn chức
C. 1 muối và 1 ancol đa chức
D. 2 muối và 1 ancol đa chức
-
Câu 5:
Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ ?
A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước, có vị ngọt.
B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây và trong quả chín.
C. Còn có tên là đường nho.
D. Có 0,1% trong máu người.
-
Câu 6:
Cho các chất sau: tinh bột, glucozo, saccarozo, mantozo, xenlulozo. Số chất không tham gia phản ứng tráng gương là:
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 7:
Cách nào sau đây dùng để điều chế etyl axetat?
A. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, giấm và axit sufuric đặc.
B. Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit sufuric.
C. Đun hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sufuric đặc trong cốc thủy tinh chịu nhiệt.
D. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sufuric đặc.
-
Câu 8:
Một este Y mạch hở có công thức phân tử \({C_5}{H_6}{O_2}\). Số liên kết pi trong Y là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 9:
Chất béo là
A. hợp chất hữu cơ chứa C, H, O, N
B. trieste của axit béo và glixerol
C. là este của axit béo và ancol đa chức
D. trieste của axit hữu cơ và glixerol
-
Câu 10:
Thủy phân este X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được natri axetat và metanol. X là
A. HCOOC2H5.
B. CH3COOC2H5.
C. CH3COOCH3.
D. HCOOCH3.
-
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Triolein là chất rắn ở điều kiện thường.
B. Fructozơ có nhiều trong mật ong.
C. Xenlulozơ bị thuỷ phân trong dung dịch kiềm đun nóng.
D. Tinh bột có phản ứng tráng bạc.
-
Câu 12:
Có bao nhiêu amin bậc 2 có cùng công thức phân tử C4H11N?
A. 3
B. 8
C. 4
D. 1
-
Câu 13:
Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài. Công thức phân tử của benzyl axetat là
A. C9H8O2.
B. C9H10O2.
C. C8H10O2.
D. C9H10O4.
-
Câu 14:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CH3NH2 vào dung dịch chứa axit glutamic.
(b) Đun nóng saccarozơ trong dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng.
(d) Nhỏ vài giọt dung dịch brom vào ống nghiệm chứa metyl acrylat, lắc đều.
(e) Cho metyl fomat vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
-
Câu 15:
Fructozơ và glucozơ
A. đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.
B. đều có nhóm –CHO trong phân tử
C. là hai dạng thù hình của cùng một chất.
D. trong dung dịch, đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
-
Câu 16:
Lên men 90 gam glucozo thành ancol etylic với hiệu suất 70%, thu được V lít khí CO2 (đktc). iá trị của V là
A. 15,68.
B. 7,84.
C. 22,4.
D. 11,2.
-
Câu 17:
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn, màu trắng, có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3trong NH3 thu được Ag.
(f) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 6
C. 4
D. 3
-
Câu 18:
Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C2H5COOH.
B. HO-C2H4-CHO.
C. CH3COOCH3.
D. HCOOC2H5.
-
Câu 19:
Phenyl axetat được điều chế trực tiếp từ
A. axit axetic và phenol.
B. anhiđrit axetic và phenol.
C. axit axetic và ancol benzylic.
D. anhiđrit axetic và ancol benzylic.
-
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thủy phân saccarozơ thu được 2 monosaccarit khác nhau.
B. Trong phân tử amilozơ tồn tại cả liên kết α-1,4-glicozit và α-1,6-glicozit.
C. Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ cùng thu được một monosaccarit.
D. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.
-
Câu 21:
Phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của glucozơ?
A. Tác dụng với Cu(OH)2/OH- cho kết tủa đỏ gạch khi đun nóng.
B. Cộng H2 (Ni, to).
C. Tác dụng với dung dịch Br2.
D. Tráng gương.
-
Câu 22:
Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
A. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường).
B. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).
C. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
D. Dung dịch NaOH (đun nóng).
-
Câu 23:
Chất không tham gia phản ứng thủy phân là
A. xenlulozơ.
B. saccarozơ.
C. tinh bột.
D. fructozơ.
-
Câu 24:
Khi xà phòng hóa tristearin trong dung dịch NaOH vừa đủ ta thu được sản phẩm là
A. C17H35COONa và glixerol.
B. C15H31COOH và glixerol.
C. C17H35COOH và glixerol.
D. C15H31COONa và etanol.
-
Câu 25:
Để phân biệt glucozơ với etanal ta có thể dùng cách nào sau đây?
A. tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao.
B. tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng.
C. thực hiện phản ứng tráng gương.
D. dùng dung dịch Br2.
-
Câu 26:
Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào sau đây?
A. Glucozơ.
B. Fructozơ.
C. Mantozơ.
D. Saccarozơ.
-
Câu 27:
Một este có công thức phân tử là C3H6O2 có phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3 trong NH3. Công thức cấu tạo của este đó là
A. HCOOC3H7.
B. HCOOC2H5.
C. C2H5COOCH3.
D. CH3COOCH3.
-
Câu 28:
Trung hoà 21,7 gam một amin đơn chức X cần 350 ml dung dịch HCl 2M. Công thức phân tử của X là
A. C3H7N.
B. C3H9N.
C. C2H5N.
D. CH5N.
-
Câu 29:
Amin nào dưới đây có 4 đồng phân cấu tạo?
A. C5H13N.
B. C4H11N.
C. C3H9N.
D. C2H7N.
-
Câu 30:
Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, triolein, metyl metacrylat và anilin. Số chất tác dụng với dung dịch brom là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 31:
Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin?
A. Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3CH3NH3+.
B. CH3NH2 + H2O → CH3NH3+ + OH-
C. CH3NH2 + HNO2 → CH3OH + N2 + H2O.
D. C5H5NH2 + HCl → C5H5NH3Cl.
-
Câu 32:
Hai este A, B là đồng phân của nhau. Biết 17,6 gam hỗn hợp này chiếm thể tích bằng thể tích của 6,4 gam oxi ở cùng điều kiện. Hai este A, B là
A. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5.
B. CH3COOCH3 và HCOOC2H5.
C. HCOOC3H7 và C3H7COOH.
D. CH3COOC2H5 và HCOOC3H7.
-
Câu 33:
Thực hiện phản ứng tráng gương hoàn toàn 18 gam glucozo thu được bao nhiêu gam Ag kết tủa?
A. 5,40 gam.
B. 21,60 gam.
C. 2,16 gam.
D. 10,80 gam.
-
Câu 34:
Cho các chất sau đánh số theo thứ tự NH3 (1), CH3NH2 (2), KOH (3), C6H5NH2 (4), (CH3)2NH (5). Tính bazơ của các chất tăng dần theo thứ tự
A. (1), (2), (4), (5), (3).
B. (1), (2), (5), (3), (4).
C. (4), (1), (2), (5), (3).
D. (2), (1), (4), (5), (3).
-
Câu 35:
Rượu 40° là dung dịch ancol etylic trong nước, trong đó ancol etylic chiếm 40% về thể tích. Người ta dùng một loại nguyên liệu chứa 50% glucozơ để lên men thành rượu với hiệu suất 80%. Để thu được 2,3 lít rượu 40° cần dùng bao nhiêu kilogam nguyên liệu nói trên ? Biết rằng khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml.
A. 1,8 kg.
B. 3,6 kg.
C. 9,0 kg.
D. 1,44 kg.
-
Câu 36:
Đốt cháy hoàn toàn 1 mol este X thu được 4 mol khí CO2. Mặt khác khi xà phòng hóa 0,1 mol este trên thu được 8,2 gam muối chứa natri. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOCH3.
B. C2H5COOCH3.
C. HCOOC3H7.
D. CH3COOC2H5.
-
Câu 37:
Khử glucozơ bằng hiđro để tạo sobitol. Lượng glucozơ dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 1,44 gam.
B. 1,80 gam.
C. 4,28 gam.
D. 2,25 gam.
-
Câu 38:
Từ 18 kg tinh bột chứa 19% tạp chất trơ có thể sản xuất được bao nhiêu kg glucozơ, nếu hiệu suất quá trình sản xuất là 75%?
A. 13,45 kg.
B. 16,20 kg.
C. 12,15 kg.
D. 10,42 kg.
-
Câu 39:
Thủy phân 12,9 g este X đơn chức, mạch hở (có xúc tác axit) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z. Cho Y, Z phản ứng dd AgNO3/NH3 dư thu được 32,4 g bạc. Biết X có phân tử khối nhỏ hơn 100 đvc, vậy X không thể là
A. CH3COOCH=CH2
B. HCOOCH=CHCH3
C. HCOOCH2CH=CH2
D. HCOOC(CH3)=CH2
-
Câu 40:
Cho các chất sau: HCHO ; CH3OH; HCOOCH3 ; C3H5(OH)3; C6H5OH. Số chất cho kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2/ OH- khi đun nóng
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1