Trắc nghiệm Tính chất và cấu tạo hạt nhân Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Trong một phản ứng hạt nhân thì
A. bảo toàn năng lượng tòan phần và động lượng.
B. bảo toàn năng lượng toàn phần còn động lượng thì không.
C. cả năng lượng toàn phần và động lượng đều không bảo toàn.
D. bảo toàn động lượng còn năng lượng toàn phần thì không.
-
Câu 2:
Phản ứng hạt nhân là:
A. Một phản ứng hóa học thông thường
B. Sự va chạm giữa các hạt nhân
C. Sự tác động từ bên ngoài vào hạt nhân làm hạt nhân đó bị vỡ ra
D. Sự tương tác giữa hai hạt nhân dẫn đến sự biến đổi chúng thành các hạt nhân khác
-
Câu 3:
Các lò phản ứng hạt nhân trong các nhà máy điện nguyên tử hoạt động trong chế độ mà hệ số nhân notron s phải thỏa mãn:
A. s<1
B. s≥1
C. s=1
D. s>1
-
Câu 4:
Trong sự phân hạch của hạt nhân , gọi k là hệ số nhân notron. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu k<1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và năng lượng tỏa tăng nhanh
B. Nếu k>1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì và có thể gây nên bùng nổ
C. Nếu k>1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra
D. Nếu k=1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra
-
Câu 5:
Đồng vị có thể phân hạch khi hấp thụ một notron chậm là:
A. \(_{92}^{238}{\rm{U}}\)
B. \(_{92}^{234}{\rm{U}}\)
C. \(_{92}^{235}{\rm{U}}\)
D. \(_{92}^{239}{\rm{U}}\)
-
Câu 6:
Trong phản ứng hạt nhân, gọi tổng khối lượng của các hạt nhân ban đầu là m0, tổng khối lượng của các hạt nhân sinh ra là m. Chỉ ra kết luận sai:
A. Nếu m0<m thì phản ứng hạt nhân thu năng lượng và động năng của các hạt trước phản ứng chuyển thành năng lượng nghỉ
B. Nếu m0<m thì phản ứng hạt nhân thu năng lượng và động năng của các hạt trước phản ứng chuyển thành khối lượng tương ứng
C. Nếu m0>m thì các phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng và năng lượng nghỉ chuyển thành động năng các hạt
D. Nếu m0>m thì phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng, tổng độ hụt khối của các hạt sinh ra nhỏ hơn tổng độ hụt khối của các hạt ban đầu
-
Câu 7:
Để thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân, vì sao cần có điều kiện nhiệt độ cao hàng chục triệu độ ?
A. Để các electron bứt ra khỏi nguyên tử, tạo điều kiện cho các hạt nhân tiếp xúc và kết hợp với nhau
B. Để phá vỡ hạt nhân của các nguyên tử tham gia phản ứng, kết hợp tạo thành hạt nhân nguyên tử mới
C. Để các hạt nhân có động năng lớn, thắng lực đẩy Culông giữa các hạt nhân
D. Cả A và B
-
Câu 8:
Để thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân, vì sao cần có điều kiện mật độ hạt nhân phải đủ lớn
A. Để giảm khoảng cách giữa các hạt nhân làm tăng lực hấp dẫn giữa chúng làm cho các hạt nhân kết hợp được với nhau
B. Để làm tăng cơ hội các hạt nhân tiếp xúc và kết hợp với nhau
C. Để giảm năng lượng liên kết hạt nhân, tạo điều kiện để các hạt nhân kết hợp với nhau
D. Để giảm khoảng cách các hạt nhân với bán kính tác dụng
-
Câu 9:
Phản ứng hạt nhân nào sau đây là phản ứng thu năng lượng
A. Phản ứng nhiệt hạch
B. Phản ứng mà trong đó tổng độ hụt khối của các hạt nhân sinh ra lớn hơn tổng độ hụt khối các hạt nhân tham gia phản ứng
C. Phản ứng mà trong đó tổng độ hụt khối của các hạt nhân sinh ra bé hơn tổng độ hụt khối các hạt nhân tham gia phản ứng
D. Sự phóng xạ
-
Câu 10:
Trong các phân rã α,β và γ thì hạt nhân bị phân rã mất nhiều năng lượng nhất xảy ra trong phân rã:
A. γ
B. Cả 3 phân rã α,β,γ hạt nhân mất năng lượng như nhau
C. α
D. β
-
Câu 11:
Trong phản ứng hạt nhân
A. Tổng năng lượng được bảo toàn
B. Tổng khối lượng của các hạt được bảo toàn
C. Tổng số notron được bảo toàn
D. Động năng được bảo toàn
-
Câu 12:
Định luật bảo toàn nào sau đây không áp dụng được trong phản ứng hạt nhân
A. Định luật bảo toàn điện tích
B. Định luật bảo toàn khối lượng
C. Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần
D. Định luật bảo toàn số nuclon (số khối A)
-
Câu 13:
Khi nói về phản ứng hạt nhân, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Tổng động năng của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn
B. Tất cả các phản ứng hạt nhân đều thu năng lượng
C. Tổng khối lượng nghỉ (tĩnh) của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn
D. Năng lượng toàn phần trong phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn
-
Câu 14:
Hạt nhân mẹ A có khối lượng mA đang đứng yên phân rã thành hạt nhân con B và hạt α có khối lượng mB và mα. Chọn kết luận đúng về hướng và trị số của vận tốc các hạt sau phản ứng
A. Cùng phương, cùng chiều, độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng
B. Cùng phương, ngược chiều, độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng
C. Cùng phương,cùng chiều, độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng
D. Cùng phương, ngược chiều, độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng
-
Câu 15:
Trong phóng xạ α thì hạt nhân con :
A. Lùi 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn
B. Tiến 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn
C. Lùi 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn.
D. Tiến 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn.
-
Câu 16:
Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có
A. năng lượng liên kết càng lớn.
B. năng lượng liên kết càng nhỏ.
C. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ.
D. năng lượng liên kết riêng càng lớn.
-
Câu 17:
Một chất phóng xạ có hằng số phóng xạ λ. Ở thời điểm ban đầu có N0 hạt nhân. Số hạt nhân bị phân rã sau thời gian t là :
A. N0.e-λt
B. N0.(1 – λt).
C. N0.(1 - eλt).
D. N0.(1 – e-λt)
-
Câu 18:
Biểu thức liên hệ giữa hằng số phóng xạ λ và chu kì bán rã T của một chất phóng xạ là
A. \(\lambda = \frac{1}{T}\;{\rm{ }}\)
B. \(\lambda = \frac{{ln2}}{T}\)
C. \(\lambda = \frac{T}{{ln2}}\;\)
D. \(\lambda = \frac{{lg2}}{T}\)
-
Câu 19:
Hạt nhân bền vững nhất trong các hạt nhân \(_2^4{\rm{He}}\) , \(_{92}^{235}{\rm{U}}\), \(_{55}^{137}{\rm{Cs}}\) và \(_{26}^{56}{\rm{Fe}}\) là
A. \(_2^4{\rm{He}}\)
B. \(_{92}^{235}{\rm{U}}\)
C. \(_{26}^{56}{\rm{Fe}}\)
D. \(_{55}^{137}{\rm{Cs}}\)
-
Câu 20:
Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có
A. cùng số nuclôn nhựng khác số prôtôn.
B. cùng số nơtron nhưng khác số prôtôn.
C. cùng số nuclôn nhưng khác số nơtron.
D. cùng số prôtôn nhưng khác số nơtron.
-
Câu 21:
MeV/c2 là đơn vị đo
A. khối lượng
B. năng lượng
C. động lượng
D. hiệu điện thế
-
Câu 22:
Số lượng các hạt mang điện trong nguyên tử chì \(_{82}^{206}Pb\) là:
A. 82
B. 164
C. 124
D. 310
-
Câu 23:
Việc giải phóng năng lượng hạt nhân chỉ có thể xảy ra trong các phản ứng hạt nhân mà trong đó:
A. Tổng năng lượng liên kết của các hạt nhân trước phản ứng bằng tổng năng lượng liên kết của các hạt nhân xuất hiện sau phản ứng.
B. Tổng năng lượng liên kết của các hạt nhân trước phản ứng lớn hơn tổng năng lượng liên kết của các hạt nhân sau phản ứng.
C. Độ hụt khối hạt nhân giảm.
D. Độ hụt khối hạt nhân tăng.
-
Câu 24:
Sự phóng xạ và phản ứng nhiệt hạch giống nhau ở điểm nào sau đây?
A. Tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng.
B. Tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt trước phản ứng.
C. Để các phản ứng đó xảy ra thì đều phải cần nhiệt độ rất cao.
D. Đều là các phản ứng hạt nhân xảy ra một cách tự phát không chịu tác động bên ngoài.
-
Câu 25:
Phát biểu nào sau đây là sai khi so sánh phản ứng hạt nhân và phản ứng hóa học
A. Phản ứng phóng xạ không điều chỉnh tốc độ được như một số phản ứng hóa học.
B. Hai loại phản ứng đều tạo ra các nguyên tố mới từ các nguyên tố ban đầu.
C. Phản ứng hạt nhân và phản ứng hóa học đều có thể tỏa hoặc thu nhiệt.
D. Phản ứng hóa học chỉ xảy ra ở vỏ các nguyên tử, còn phản ứng hạt nhân xảy ra trong hạt nhân.
-
Câu 26:
Đối với phản ứng hạt nhân thu năng lượng, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tổng động năng của các hạt trước phản ứng lớn hơn tổng động năng của các hạt sau phản ứng
B. Tổng động năng nghỉ trước phản ứng nhỏ hơn tổng năng lượng nghỉ sau phản ứng.
C. Các hạt nhân sinh ra bền vững hơn cá hạt nhân tham gia trước phản ứng.
D. Tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân sau phản ứng lớn hơn tổng khối lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng.
-
Câu 27:
Phát biểu nào là sai?
A. Các đồng vị phóng xạ đều không bền.
B. Các đồng vị của cùng một nguyên tố có cùng vị trí trong bảng hệ thống tuần hoàn.
C. Các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số prôtôn nhưng có số nơtrôn (nơtron) khác nhau gọi là đồng vị.
D. Các đồng vị của cùng một nguyên tố có số nơtrôn khác nhau nên tính chất hóa học khác nhau.
-
Câu 28:
Hạt nhân phốt pho P31 có
A. 16 prôtôn và 15 nơtrôn.
B. 15 prôtôn và 16 nơtrôn.
C. 31 prôtôn và 15 nơtrôn
D. 15 prôtôn và 31 notrôn.
-
Câu 29:
Khẳng định nào là đúng về cấu tạo hạt nhân?
A. Trong ion đơn nguyên tử so nơtron bằng số electron.
B. Trong hạt nhân số khối bằng số nơtron.
C. Có một sô hạt nhân mà trong đó so proton bằng hoặc lớn hơn số nơtron.
D. Các nuclôn ở mọi khoảng cách bất kỳ đều liên kết với nhau bởi lực hạt nhân
-
Câu 30:
Nitơ tự nhiên có khối lượng nguyên tử là 14,0067u gồm 2 đồng vị là N14 và N15 có khối lượng nguyên tử lần lượt là 14,00307u và 15,00011u. Phần trăm của N15 trong nitơ tự nhiên:
A. 0,36%
B. 0,59%
C. 0,43%
D. 0,68 %
-
Câu 31:
Uran tự nhiên gồm 3 đồng vị chính là U238 có khối lượng nguyên tử 238,0508u (chiếm 99,27%), U235 có khối lượng nguyên tử 235,0439u (chiếm 0,72%), U234 có khối lượng nguyên tử 234,0409u (chiếm 0,01%). Tính khối lượng trung bình
A. 238,0887u
B. 238,0587u
C. 237,0287u
D. 238,0287u
-
Câu 32:
Công thức gần đúng cho bán kính của hạt nhân là R = 1,2.10−15.(A)1/3 là số khối). Tính mật độ điện tích của hạt nhân sắt 26Fe56. (C/m3)
A. 8.1024
B. 1025
C. 7.1024
D. 8,5.1024
-
Câu 33:
Công thức gần đúng cho bán kính của hạt nhân là: R = 1,2.10−15.(A)1/3 (m) (với A là số khối). Tính khối lượng riêng của hạt nhân 11Na23. (kg/m3)
A. 2,2.1017
B. 2,3.1017
C. 2,4.1017
D. 2,5.1017
-
Câu 34:
Biết số Avôgađrô là 6,02.1023/mol. Tính số nguyên tử Oxy trong một gam khí CO2 là (C = 12,011; O = 15,999)
A. 137.1020
B. 548.1020
C. 274.1020
D. 188.1020
-
Câu 35:
Biết số Avôgađrô là 6,02.1023 /mol. Tính số phân tử oxy trong một gam khí CO2 (O = 15,999)
A. 376.1020
B. 188.1020
C. 99.1020
D. 198.1020
-
Câu 36:
Biết số Avôgađrô là 6,02.1023 /mol, khối lượng mol của urani U238 là 238 g/mol. Số nơtrôn trong 119 gam urani U238 là
A. 8,8.1025
B. 1,2.1025
C. 4,4.1025
D. 2,2.1025
-
Câu 37:
Biết số Avôgađrô NA = 6,02.1023 hạt/mol và khối lượng của hạt nhân bằng số khối của nó. Số prôtôn (prôton) có trong 0,27 gam \(_{13}^{27}Al\) là
A. 6,826.1022
B. 8,826.1022
C. 9,826.1022
D. 7,826.1022
-
Câu 38:
Biết 1u = 1,66058.10−27 (kg), khối lượng của He = 4,0015u. Số nguyên tử trong 1mg khí He là
A. 2,984. 1022
B. 2,984. 1019
C. 3,35. 1023
D. 1,5.1020
-
Câu 39:
Phát biểu nào là sai?
A. Các đồng vị phóng xạ đều không bền.
B. Các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số prôtôn nhưng có số nơtrôn (nơtron) khác nhau gọi là đồng vị.
C. Các đồng vị của cùng một nguyên tố có số nơtrôn khác nhau nên tính chất hóa học khác nhau.
D. Các đồng vị của cùng một nguyên tố có cùng vị trí trong bảng hệ thống tuần hoàn.
-
Câu 40:
Hạt nhân Triti ( \(_1^3T\)) có
A. 3 nuclôn, trong đó có 1 prôtôn
B. 3 nơtron và 1 prôtôn.
C. 3 nuclôn, trong đó có 1 nơtrôn.
D. 3 prôtôn và 1 nơtrôn.
-
Câu 41:
Hạt nhân càng bền vững khi có
A. năng lượng liên kết riêng càng lớn
B. số prôtôn càng lớn.
C. số nuclôn càng lớn
D. năng lượng liên kết càng lớn
-
Câu 42:
Xét 4 hạt : nơtrinô, nơtron, prôtôn, êlectron. Các hạt này được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của khối lượng nghỉ :
A. prôtôn, nơtron, êlectron, nơtrinô
B. nơtron, prôtôn, nơtrinô, êlectron
C. nơtrinô, nơtron, prôtôn, êlectron
D. nơtron, prôtôn, êlectron, nơtrinô
-
Câu 43:
Hạt nào sau đây không phải là hạt sơ cấp?
A. êlectron (e-)
B. prôtôn (p).
C. pôzitron (e+)
D. anpha (\(\alpha\))
-
Câu 44:
Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì
A. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.
B. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.
C. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.
D. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y
-
Câu 45:
Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì
A. Năng lượng liên kết riêng càng nhỏ.
B. Năng lượng liên kết càng lớn.
C. Năng lượng liên kết càng nhỏ.
D. Năng lượng liên kết riêng càng lớn.
-
Câu 46:
Trong các hạt nhân: \(_{92}^{235}U\), \(_{26}^{56}U\), \(_{3}^{7}Li\), \(_{2}^{4}He\)hạt nhân bền vững nhất là
A. \(_{92}^{235}U\)
B. \(_{26}^{56}U\)
C. \(_{3}^{7}Li\)
D. \(_{2}^{4}He\)
-
Câu 47:
Trong một phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng, đại lượng nào sau đây của các hạt sau phản ứng lớn hơn so với trước phản ứng?
A. Tổng véc tơ động lượng của các hạt.
B. Tổng số nuclôn của các hạt.
C. Tổng độ hụt khối của các hạt.
D. Tổng đại số điện tích của các hạt.
-
Câu 48:
Trong một phản ứng hạt nhân, có sự bảo toàn
A. số prôtôn.
B. số nuclôn.
C. số nơtron.
D. khối lượng.
-
Câu 49:
Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có
A. Năng lượng liên kết càng lớn.
B. Năng lượng liên kết càng nhỏ.
C. Năng lượng liên kết riêng càng lớn.
D. Năng lượng liên kết riêng càng nhỏ.
-
Câu 50:
Số nuclôn của hạt nhân \(_{90}^{230}Th\) nhiều hơn số nuclôn của hạt nhân \(_{84}^{210}Po\) là
A. 6.
B. 126.
C. 20.
D. 14.