Trắc nghiệm Tây Âu Lịch Sử Lớp 12
-
Câu 1:
Sáu thành viên đầu tiên của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) gồm?
A. Anh, Pháp, Cộng hòa Liên Bang Đức, Bỉ, I-ta-li-a, Hà Lan.
B. Anh, Pháp, Cộng hòa Liên Bang Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha.
C. Pháp, Cộng hòa Liên Bang Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.
D. Pháp, Cộng hòa Liên Bang Đức, Bỉ, Hà Lan, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha.
-
Câu 2:
6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua thành lập "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC) ra đời vào năm?
A. 1954
B. 1955
C. 1956
D. 1957
-
Câu 3:
Sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC) ra đời vào năm?
A. 1954
B. 1955
C. 1956
D. 1957
-
Câu 4:
Hai nhà nước Đức sát nhập vào nhau vào thời gian nào?
A. 03 -09- 1990.
B. 03 - 10 - 1990.
C. 03 - 11 - 1990.
D. 03 - 12 - 1990.
-
Câu 5:
Mối quan hệ Việt Nam – EU (Liên minh Châu Âu) được chính thức thiết lập vào năm?
A. 1990.
B. 1991.
C. 1992.
D. 1993.
-
Câu 6:
Lí do chủ yếu khiến Mĩ và các nước phương Tây dồn sức viện trợ cho Tây Đức và vì mục đích để cho?
A. Để thúc đẩy quá trình hòa bình hoá hai nhà nước Đức ở châu Âu.
B. Để Tây Đức có ưu thế so với Đông Đức về kinh tế - khoa học - quân sự.
C. Để biến Tây Đức thành tâm điểm chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
D. Để tạo điều kiện hợp nhất hai nhà nước Đức ở châu Âu.
-
Câu 7:
Các thành viên đầu tiên của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) bao gồm những nước nào tham gia thành lập?
A. Anh, Pháp, Tây Đức, Bỉ, I-ta-li-a, Hà Lan.
B. Anh, Pháp, Tây Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha.
C. Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.
D. Pháp, Tây Đức, Bỉ, Hà Lan, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha.
-
Câu 8:
Sau khi nước Đức phát xít đầu hàng 4 nước nào sau đây đã phân chia lãnh thổ nước Đức thành bốn khu vực để chiếm đóng và kiểm soát?
A. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật.
B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.
C. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản.
D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh.
-
Câu 9:
Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ đứng đầu vào tháng 4-1949 nhằm mục đích gì?
A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
C. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.
D. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc.
-
Câu 10:
Chiến tranh lạnh kết thúc cùng sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta vào thế kỷ 20 có tác động như thế nào đến các nước tư bản Tây Âu?
A. Các nước điều chỉnh chính sách đối ngoại.
B. Vấn đề nước Đức được giải quyết.
C. Tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để các nước hợp tác cùng phát triển
D. Tạo ra xu thế toàn cầu hóa, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế các nước Tây Âu.
-
Câu 11:
Tại sao từ thập kỉ 90 của thế kỉ 20 các nước Tây Âu lại có sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại?
A. Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta sụp đổ
B. Vấn đề nước Đức đã được giải quyết
C. Tác động của xu thế toàn cầu hóa
D. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
-
Câu 12:
Định ước Henxinki được kí kết (1975) có tác động như thế nào đến các nước Tây Âu?
A. Mở ra xu thế hòa bình, hợp tác cùng phát triển.
B. Các nước điều chỉnh chính sách đối ngoại.
C. Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối nước TBCN và XHCN ở châu Âu.
D. Tạo điều kiện để nước Đức tái thống nhất năm 1990.
-
Câu 13:
Để chấm dứt tình trạng đối đối giữa hai khối nước Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa ở châu Âu thì hiệp ước gì đã được kí kết?
A. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết (1972)
B. Định ước Henxinki được kí kết (1975)
C. Hiệp ước Maxtrích được kí kết (1991)
D. Bức tường Béclin bị phá bỏ (1989)
-
Câu 14:
Lý giải cho việc các nước Tây Âu lại tham gia Định ước Henxinki năm 1975 là?
A. Vì kinh tế Tây Âu khủng hoảng
B. Vì bức tường Béc lin đã sụp đổ
C. Do tác động của chiến tranh lạnh kết thúc
D. Do tác động của sự hòa hoãn giữa Liên Xô và Mỹ
-
Câu 15:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai giai đoạn các nước Tây Âu trải qua giai đoạn suy thoái ngắn, từ năm 1994 mới có sự phục hồi và phát triển từ năm?
A. Giai đoạn 1945 – 1950
B. Giai đoạn 1950 – 1973
C. Giai đoạn 1973 – 1991
D. Giai đoạn 1991 – 2000
-
Câu 16:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai giai đoạn các nước Tây Âu lâm vào suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định kéo dài đếu đầu thập kỉ 90 từ năm?
A. Giai đoạn 1945 – 1950
B. Giai đoạn 1950 – 1973
C. Giai đoạn 1973 – 1991
D. Giai đoạn 1991 – 2000
-
Câu 17:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai giai đoạn các nước Tây Âu có nền kinh tế phát triển nhanh, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn trên thế giới cùng với Mĩ và Nhật Bản từ năm?
A. Giai đoạn 1945 – 1950
B. Giai đoạn 1950 – 1973
C. Giai đoạn 1973 – 1991
D. Giai đoạn 1991 – 2000
-
Câu 18:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai giai đoạn các nước Tây Âu phục hồi kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh từ năm?
A. Giai đoạn 1945 – 1950
B. Giai đoạn 1950 – 1973
C. Giai đoạn 1973 – 1991
D. Giai đoạn 1991 – 2000
-
Câu 19:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai giai đoạn kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhất là từ năm?
A. Giai đoạn 1945 – 1950
B. Giai đoạn 1950 – 1973
C. Giai đoạn 1973 – 1991
D. Giai đoạn 1991 – 2000
-
Câu 20:
Chọn nhận định đúng phản ánh giai đoạn phát triển kinh tế của các nước Tây Âu giai đoạn 1991 - 2000?
A. Các nước Tây Âu phục hồi kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh.
B. Các nước Tây Âu có nền kinh tế phát triển nhanh, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn trên thế giới cùng với Mĩ và Nhật Bản
C. Các nước Tây Âu lâm vào suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định kéo dài đếu đầu thập kỉ 90.
D. Các nước Tây Âu trải qua giai đoạn suy thoái ngắn, sau khủng hoảng mới có sự phục hồi và phát triển.
-
Câu 21:
Chọn nhận định đúng phản ánh giai đoạn phát triển kinh tế của các nước Tây Âu giai đoạn 1973 - 1991?
A. Các nước Tây Âu phục hồi kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh.
B. Các nước Tây Âu có nền kinh tế phát triển nhanh, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn trên thế giới cùng với Mĩ và Nhật Bản
C. Các nước Tây Âu lâm vào suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định kéo dài đếu đầu thập kỉ 90.
D. Các nước Tây Âu trải qua giai đoạn suy thoái ngắn, sau khủng hoảng mới có sự phục hồi và phát triển.
-
Câu 22:
Chọn nhận định đúng phản ánh giai đoạn phát triển kinh tế của các nước Tây Âu giai đoạn 1950 - 1973?
A. Các nước Tây Âu phục hồi kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh.
B. Các nước Tây Âu có nền kinh tế phát triển nhanh, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn trên thế giới cùng với Mĩ và Nhật Bản
C. Các nước Tây Âu lâm vào suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định kéo dài đếu đầu thập kỉ 90.
D. Các nước Tây Âu trải qua giai đoạn suy thoái ngắn, sau khủng hoảng mới có sự phục hồi và phát triển.
-
Câu 23:
Chọn nhận định đúng phản ánh giai đoạn phát triển kinh tế của các nước Tây Âu giai đoạn 1945 – 1950?
A. Các nước Tây Âu phục hồi kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh.
B. Các nước Tây Âu có nền kinh tế phát triển nhanh, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn trên thế giới cùng với Mĩ và Nhật Bản
C. Các nước Tây Âu lâm vào suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định kéo dài đếu đầu thập kỉ 90.
D. Các nước Tây Âu trải qua giai đoạn suy thoái ngắn, sau khủng hoảng mới có sự phục hồi và phát triển.
-
Câu 24:
Chiến tranh thế giới thứ II (1939 - 1945) kết thúc kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhất trong khoảng thời gian nào?
A. Trong thập niên 90 của thế kỉ XX.
B. Từ thập niên 50 đến thập niên 70 của thế kỉ XX.
C. Trong thập niên 80 của thế kỉ XX.
D. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1950.
-
Câu 25:
Từ năm 1991 – 2000 nền kinh tế của các nước Tây Âu có đặc điểm gì khác so với năm 1973 – 1991?
A. Phát triển xen lẫn khủng hoảng
B. Phát triển nhanh
C. Phát triển chậm
D. Có sự phục hồi và phát triển
-
Câu 26:
Từ năm 1973 – 1991 nền kinh tế của các nước Tây Âu có đặc điểm gì khác so với năm 1945 - 1950?
A. Phát triển xen lẫn khủng hoảng
B. Phát triển nhanh
C. Phát triển chậm
D. Khủng hoảng triền miên
-
Câu 27:
Từ năm 1973 đến năm 2000 nền kinh tế của các nước Tây Âu có đặc điểm gì khác so với năm 1945 - 1950?
A. Phát triển xen lẫn khủng hoảng
B. Phát triển nhanh
C. Phát triển chậm
D. Khủng hoảng triền miên
-
Câu 28:
Sở dĩ nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển trong những năm 1950 đến 1973 là do nguyên nhân nào thúc đẩy?
A. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật
B. Ngân sách nhà nước chi cho quốc phóng thấp
C. Vai trò quản lí, điều tiết có hiệu quả của nhà nước
D. Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài
-
Câu 29:
Đâu không phải là nguyên nhân đưa Tây Âu trở thành nền kinh tế phát triển nhanh chóng trong những năm 1950 - 1973?
A. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật
B. Ngân sách nhà nước chi cho quốc phóng thấp
C. Vai trò quản lí, điều tiết có hiệu quả của nhà nước
D. Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài
-
Câu 30:
Nội dung nào không phải là nguyên nhân đưa Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới?
A. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật
B. Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước
C. Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EC)
D. Khai thác, bóc lột thuộc địa
-
Câu 31:
Nguyên nhân phát triển của Tây Âu trong giai đoạn 45 - 50 không có nguyên nhân nào dưới đây?
A. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật
B. Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước
C. Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EC)
D. Khai thác, bóc lột thuộc địa
-
Câu 32:
Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới không phải vì yếu tố nào thúc đẩy?
A. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật
B. Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước
C. Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EC)
D. Khai thác, bóc lột thuộc địa
-
Câu 33:
Mĩ viện trợ cho các nước nào theo như thông qua Kế hoạch Mácsan (1947)?
A. Tây Âu
B. Châu Phi
C. Mỹ La tinh
D. Hàn Quốc
-
Câu 34:
Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu thông qua Kế hoạch Mácsan đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế- chính trị giữa Tây Âu đồng thời mục đích của Mĩ là?
A. Lôi kéo đồng minh để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.
B. Thúc đẩy tiến trình hình thành của Liên minh Châu Âu.
C. Lôi kéo đồng minh để củng cố trật tự thế giới “một cực”.
D. Giúp các nước Tây Âu phát triển phục hồi nền kinh tế.
-
Câu 35:
Kế hoạch Marshall là một kế hoạch trọng yếu của Hoa Kỳ nhằm tái thiết và thiết lập một nền móng vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu có tác động như thế nào đến các nước Đông Âu và Tây Âu?
A. Tạo nên sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Tây Âu- Đông Âu
B. Tạo nên sự đối lập về ý thức hệ giữa Tây Âu và Đông Âu
C. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế- chính trị giữa Tây Âu- Đông Âu
D. Dẫn đến sự chia cắt châu Âu
-
Câu 36:
Những thách thức đặt ra đối với các nước tư bản Tây Âu trong những năm 1973 - 1991 khi nền kinh tế khủng hoảng nặng nề là?
A. Nạn phân biệt chủng tộc.
B. Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
C. Mặt bằng dân trí thấp.
D. Sự phân hoá giàu nghèo lớn.
-
Câu 37:
Khái niệm Tây Âu được định nghĩa là?
A. Các quốc gia này đều nằm ở phía Tây châu Âu
B. Các quốc gia này đều nằm ở phía Tây châu Âu
C. Dùng để chỉ về sự khác biệt kinh tế- chính trị với Đông Âu
D. Dùng để chỉ các quốc gia thân Mĩ
-
Câu 38:
Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội và đối ngoại của các nước Tây Âu trong giai đoạn đầu phục hồi kinh tế là những chính sách nào?
A. Củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác khu vực.
B. Đấu tranh chống lại sự thao túng, ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu.
C. Chạy đua vũ trang, tham gia cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.
-
Câu 39:
Phản ứng của các nước tư bản Tây Âu đối với hệ thống thuộc địa cũ thể hiện qua việc Tây Âu thực hiện chính sách?
A. Tìm cách trở lại xâm chiếm các nước này.
B. Viện trợ và bồi thường cho các nước này.
C. Thiết lập quan hệ bình thường đối với các nước này.
D. Tôn trọng độc lập của họ.
-
Câu 40:
Hãy cho biết tâm điểm đối đầu của Liên Xô và Hoa Kì được đánh dấu ở châu Âu là quốc gia nào?
A. Hy Lạp
B. Đức
C. Thổ Nhĩ Kì
D. Áo
-
Câu 41:
Trong những năm 1950 - 1973, các nước Tây Âu có sự thay đổi trong chính sách đối ngoại nét nổi bật nhất trong tình hình đối ngoại của các nước Tây Âu những năm 1950 - 1973 là?
A. Chịu sự chi phối và ảnh hưởng sâu sắc của Mĩ.
B. Các nước Tây Âu thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
C. Nhiều nước thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan,… tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.
D. Một số nước Tây Âu chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN khác, phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ.
-
Câu 42:
Điều thay đổi mới trong quan hệ đối ngoại của các nước Tây Âu từ thập kỉ 90 trở đi là?
A. Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở châu Á, Phi, Mĩ Latinh, Đông Âu và SNG.
B. Tăng cường phụ thuộc vào Mĩ, mở rộng quan hệ với các nước tư bản.
C. Cố gắng hạn chế ảnh hưởng của Mĩ, mở rộng quan hệ với các nước khu vực Mĩ latinh.
D. Mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển, các nước Đông Âu.
-
Câu 43:
Trong những năm 1950 - 1973 nước nào của Tây Âu có chính sách đối ngoại là phát triển quan hệ ngoại giao với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác?
A. Pháp.
B. Anh.
C. Hà Lan.
D. Áo.
-
Câu 44:
Chỉ ra những quốc gia Tây Âu ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam về cả vật chất lẫn tinh thần?
A. Anh
B. Hà Lan
C. Bồ Đào Nha
D. Thụy Điển
-
Câu 45:
Chính sách đối ngoại chủ yếu của Tây Âu từ 1950 đến 1973 có gì khác so với giai đoạn 1945 - 1950 là gì?
A. Cố gắng quan hệ với Nhật Bản.
B. Đa phương hóa trong quan hệ.
C. Liên minh hoàn toàn với Mỹ.
D. Rút ra khỏi NATO.
-
Câu 46:
Sau Chiến tranh thế giới thứ II (1939-1945) các nước Tây Âu có chiến lược mới gì với các thuộc địa thuộc địa cũ?
A. Đa số ủng hộ vấn đề độc lập ở các thuộc địa
B. Tìm cách biến các nước thuộc thế giới thứ ba thành thuộc địa kiểu mới
C. Ủng hộ việc thiết lập quyền tự trị ở các thuộc địa
D. Tìm cách tái thiết lập chủ quyền ở các thuộc địa cũ
-
Câu 47:
Trong giai đoạn 1991 - 2000 ở Tây Âu đối trọng với Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng là các quốc gia tư bản nào?
A. Anh, Pháp.
B. Pháp, Đức.
C. Anh, Hà Lan.
D. Đức, Anh.
-
Câu 48:
Ưu tiên chung nhất quán trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu giai đoạn 1945-1950 là?
A. Mở rộng hợp tác với Nhật Bản và Hàn Quốc
B. Liên kết chống lại các nước Đông Âu
C. Liên minh với CHLB Đức
D. Liên minh chặt chẽ với Mĩ
-
Câu 49:
Sau giai đoạn phục hồi cơ bản từ năm 1973 - 1991, kinh tế của các nước tư bản Tây Âu có gì thay đổi?
A. Lâm vào khủng hoảng, suy thoái, phát triển không ổn định.
B. Phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng cao.
C. Phát triển không đồng đều do sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa.
D. Vươn lên hàng thứ hai thế giới.
-
Câu 50:
Các nước tư bản Tây Âu dựa vào viện trợ của Mĩ qua kế hoạch Macsan để đạt được sự phục hồi cơ bản về mọi mặt đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, Tây Âu đã đạt được thành tựu gì quan trọng về kinh tế?
A. Trở thành khối kinh tế đứng thứ hai thế giới
B. Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới
C. Trở thành trung tâm kinh tế đứng đầu khối tư bản chủ nghĩa
D. Trở thành trung tâm công nghiệp - quốc phòng lớn nhất thế giới