Trắc nghiệm Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Nguyên nhân nào sau đây không dẫn đến sự tiến hóa của sinh giới qua các đại đại chất?
A. Sự biến đổi điều kiện khí hậu.
B. Sự trôi dạt các màng lục địa.
C. Do động đất, sống thần, núi lửa phun trào
D. Sự xuất hiện của loài người.
-
Câu 2:
Đại Cổ sinh gồm các kỉ xếp theo thứ tự từ sớm đến muộn là:
A. cambri → ocđôvic → silua → đêvôn → cacbon → pecmi
B. cambri → silua → pecmi → cacbon → đêvôn → ocđôvic
C. cambri → ocđôvic → silua → cacbon → đêvôn → pecmi
D. cambri → ocđôvic → đêvôn → pecmi → cacbon → silua
-
Câu 3:
Trong quá trình phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở kỉ?
A. Tam Điệp.
B. Phấn Trắng.
C. Đệ tứ.
D. Ocđôvic.
-
Câu 4:
Trong quá trình phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch và động vật lên cạn ở kỉ?
A. Silua.
B. Cacbon.
C. Pecmi.
D. Jura.
-
Câu 5:
Nguyên nhân nào sau đây không dẫn đến sự tiến hóa của sinh giới qua các đại địa chất?
A. Sự trôi dạt các mảng lục địa.
B. Sự xuất hiện của loài người.
C. Sự biến đổi điều kiện khí hậu.
D. Do động đất, sóng thần, núi lửa phun trào.
-
Câu 6:
Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về sự phát triển của sinh vật qua các đại địa chất ?
A. Ở kỉ phấn trắng, các đại lục bắc liên kết với nhau, biển thu hẹp, khí hậu khô. Xuất hiện thực vật có hoa. Tiến hóa động vật có vú; cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kế cả bò sát cổ.
B. Ở kỉ Đevon, khí hậu lục địa khô hanh, ven biển ẩm ướt, hình thành sa mạc. Phân hóa cá xương; phát sinh lưỡng cư, côn trùng.
C. Ở kỉ Tam điệp, đại lục chiếm ưu thế, khí hậu khô. Cây hạt trần ngự trị, phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh các nhóm linh trưởng.
D. Ở kỉ Đệ tam, các đại lục gần giống hiện nay, khí hậu đầu kỉ ấm áp, cuối kỉ lạnh. Phát sinh các nhóm linh trưởng, cây có hoa ngự trị. Phân hóa các lớp Thú, Chim, Côn trùng.
-
Câu 7:
Cho các sự kiện sau:
(1) Hình thành nên các chất hữu cơ phức tạp protein và axit amin.
(2) Sự tạo thành các hạt côaxecva.
(3) Sự hình thành nên các đại phân tử có khả năng tự nhân đôi.
(4) Sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.
(5) Sự xuất hiện của các enzim.
(6) Hình thành nên tế bào sơ khai đầu tiên.
Những sự kiện nào không diễn ra trong quá trình tiến hóa tiền sinh học?
A. (1), (2), (3), (4).
B. (3), (4), (5).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (5), (6).
-
Câu 8:
Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sinh vật trên Trái Đất, cho đến nay, hoá thạch của sinh vật nhân thực cổ nhất tìm thấy thuộc đại
A. Tân sinh.
B. Trung sinh.
C. Thái cổ.
D. Nguyên sinh.
-
Câu 9:
Căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và các hóa thạch điển hình, người ta đã chia lịch sử phát triển sự sống thành các đại:
A. Cổ sinh, Tiền Cambri, Trung sinh, Tân sinh.
B. Cổ sinh, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân sinh.
C. Tân sinh, Trung sinh, Thái cổ, Tiền Cambri.
D. Nguyên sinh, Tiền Cambri, Trung sinh, Tân sinh.
-
Câu 10:
Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hoá hoá học không có sự tham gia của nguồn năng lượng nào sau đây?
A. Năng lượng giải phóng từ quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tế bào.
B. Năng lượng từ hoạt động của núi lửa.
C. Năng lượng từ bức xạ mặt trời.
D. Năng lượng từ sự phóng điện trong tự nhiên.
-
Câu 11:
Khi nói về hóa thạch, phát biểu nào sau đây chưa chính xác?
A. Muốn hình thành được hóa thạch, sinh vật nhất thiết phải có bộ phận khó phân hủy như xương, răng,...
B. Xác của các sinh vật sống trong môi trường biển thường rất dễ hình thành hóa thạch.
C. Các bằng chứng hóa thạch là bằng chứng trực tiếp phản ánh mối quan hệ tiến hóa giữa các loài sinh vật.
D. Người ta thường sử dụng C14 để xác định tuổi của hóa thạch lên đến hàng nghìn năm.
-
Câu 12:
Sự kiện nào sau đây thuộc về đại Cổ sinh?
A. Xuất hiện thực vật có hoa, phân hóa côn trùng
B. Thực vật có hạt xuất hiện, phát sinh bò sát
C. Phát sinh tảo và động vật không xương sống thấp ở biển
D. Phát sinh thú và chim, phân hóa bò sát cổ
-
Câu 13:
Hóa thạch nhân sơ cổ nhất xuất hiện ở
A. Đại thái cổ
B. Đại cổ sinh
C. Đại nguyên sinh
D. Đại tân sinh
-
Câu 14:
Kết quả của quá trình tiến hóa tiền sinh học tạo ra
A. Các tế bào sơ khai
B. các đại phân tử tự tái bản
C. các hợp chất protein, gluxit, lipit
D. tế bào nhân sơ
-
Câu 15:
Khí quyển có nhiều ôxi khi loài sinh vật nào sau đây ngự trị?
A. Vi khuẩn
B. Vi khuẩn lam
C. Động vật đơn bào
D. Nấm
-
Câu 16:
Cơ thể sống xuất hiện đầu tiên thuộc dạng nào sau đây?
A. Nhân sơ
B. Nhân thực
C. Đơn bào nhân thực
D. Đa bào nhân thực
-
Câu 17:
Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm có ở tất cả các loài chim?
1. Bao phủ bằng lông vũ.
2. Trứng nhỏ có vỏ đá vôi.
3. Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
4. Mỏ sừng.
5. Chi trước biến đổi thành cánh.
Phương án đúng là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 18:
Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái đât, sự kiện nào dưới đây không diễn ra trong quá trình tiến hoá hoá học?
A. Từ các chất vô cơ hình thành các chất hữu cơ đơn giản.
B. Hình thành tế bào sơ khai.
C. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên chuỗi pôlipeptit đơn gian.
D. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic.
-
Câu 19:
Trong lịch sử phát triển của Trái Đất, thời kì nào có đặc điểm: các lục địa liên kết với nhau, băng hà; phân hoá bò sát và côn trùng?
A. Than đá.
B. Pecmi.
C. Tam điệp.
D. Jura.
-
Câu 20:
Đầu kỉ Carbon có khí hậu ẩm và nóng, về sau khí hậu trở nên lạnh và khô. Đặc điểm của sinh vật điển hình ở kỉ này là:
A. xuất hiện thực vật có hoa, cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ.
B. dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.
C. cây hạt trần ngự trị, bò sát ngự trị, phân hóa chim.
D. ây có mạch và động vật di cư lên cạn.
-
Câu 21:
... là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
A. Sinh vật cổ
B. Sinh vật nguyên thủy
C. Hóa thạch
D. Cổ sinh vật học
-
Câu 22:
Thuộc tính nào dưới đây không phải là thuộc tính của côaxecva?
A. Có thể hấp thụ các hợp chất hữu cơ trong dung dịch.
B. Có khả năng lớn dần lên và biến đổi cấu trúc nội tại.
C. Có khả năng phân chia thành những giọt nhỏ dưới tác dụng cơ giới.
D. Là dạng sống đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất có cấu tạo tế bào.
-
Câu 23:
Cho các nhận xét sau:
1. Hóa thạch là di tích các sinh vật để lại trong lớp đất đá.
2. Thời gian bán rã của C14 là khoảng 5730 năm.
3. Khi nghiên cứu tuổi địa tầng bằng thời gian bán rã của đồng vị phóng xạ, sai sót là trên 10%.
4. Người ta sử dụng 2 loại đồng vị phóng xạ là C12 và U238 để tính tuổi địa tầng.
5. Hóa thạch là bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
6. Lớp vỏ Trái Đất không thống nhất mà được chia thành từng vùng riêng biệt gọi là các phiến kiến tạo.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 24:
Phát biểu nào dưới đây về các biến động khí hậu và địa chất là không đúng?
A. Sự phát triển của băng hà là nhân tố ảnh hưởng mạnh tới khí hậu, khí hậu lạnh tương ứng tới sự phát triển của băng hà.
B. Chuyển động của quá trình kiến tạo núi thường kèm theo động đất và núi lửa nhưng không làm phân bố lại đại lục địa.
C. Các đại lục địa có thể dịch chuyển theo chiều ngang làm thay đổi sự phân bố đất liền.
D. Mặt đất có thể bị nâng lên hoặc tụt xuống do đó nước biển rút ra hay tiến sâu vào bờ.
-
Câu 25:
Mô tả nào dưới đây về lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất là không đúng?
A. Trong kỉ Cambri, lượng ôxi trên Trái Đất cơ bản là giống lượng ôxi trên Trái Đất hiện nay và hầu hết các ngành động vật ngày nay được phát sinh trong thời kì này.
B. Trong kỉ Cambri, lượng ôxi trên Trái Đất bằng 5$\%$ lượng ôxi trên Trái Đất hiện nay và một số ngành động vật như ngày nay được phát sinh trong thời kì đó.
C. Thực vật có mạch xuất hiện đầu tiên vào kỉ Đêvôn (cách đây khoảng 409 triệu năm).
D. Bò sát khổng lồ đầu tiên xuất hiện vào kỉ Pecmi (cách đây khoảng 290 triệu năm).
-
Câu 26:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:
I. Tiến hóa hóa học II. Tiến hóa sinh học III. Tiến hóa tiền sinh học
Các giai đoạn trên diễn ra theo thứ tự đúng là:A. I → III → II
B. II→ III→I
C. I → II → III
D. III → II → I
-
Câu 27:
Người ta chia giai đoạn phát triển của Trái Đất thành:
A. 6 đại và 12 kỉ.
B. 5 đại và 12 kỉ.
C. 6 đại và 11 kỉ.
D. 5 đại và 11 kỉ.
-
Câu 28:
Băng hà trong lịch sử sinh giới xuất hiện lần đầu tiên ở kỉ nào?
A. Kỉ Pecmi
B. Kỉ Cacbon
C. Kỉ Silua
D. Kỉ Ocđôvic
-
Câu 29:
Trong số các phát biểu sau đây, những phát biểu đúng là:
1. Tên kỉ Cacbon và Krêta được đặt theo tên của loại đá điển hình ở kỉ đó.
2. Tên của kỉ Đêvôn và kỉ Jura được đặt theo tên của địa phương lần đầu tiên người ta nghiên cứu lớp đất đá thuộc kỉ đó.
3. Sự phát sinh của sinh giới luôn diễn ra một cách chậm chạp và theo sau sự phát sinh của điều kiện khí hậu địa chất.
4. Khi Trái Đất mới bắt đầu hình thành, sự sống đã nảy nở.
5. Sau khi có sự tuyệt chủng hàng loạt, một số cá thể may mắn sống sót sẽ tiếp tục sinh sản tăng lên về mặt số lượng và di truyền những đặc điểm của tổ tiên cho con cháu của mình.
6. Chim và thú được phát sinh ở kỉ Tam Điệp thuộc đại Trung sinh.A. 3, 2, 6
B. 2, 3, 5
C. 3, 4, 5
D. 1, 2, 6
-
Câu 30:
Thứ tự sắp xếp đúng của đại Cổ sinh là:
A. Cambri =>Ocđôvic =>Đêvôn =>Silua =>Than đá =>Pecmi
B. Pecmi =>Than đá =>Đêvôn =>Silua =>Cambri =>Ocđôvic
C. Cambri =>Ocđôvic =>Silua =>Đêvôn =>Cacbon =>Pecmi
D. Cambri =>Đêvôn =>Ocđôvic =>Pecmi =>Than đá =>Silua
-
Câu 31:
Đặc điểm nào của kỉ Silua được coi là quan trọng nhất?
A. Xuất hiện cây có mạch, động vật tiến lên cạn.
B. Mực nước biển giảm, băng hà, khí hậu khô.
C. Phát sinh các ngành động vật và phân hóa tảo.
D. Lưỡng cư ngự trị, bắt đầu xuất hiện bò sát.
-
Câu 32:
Nhận xét nào không đúng với tiến hóa văn hóa?
A. Chọn lọc tự nhiên vẫn luôn tác động trong suốt quá trình tiến hóa.
B. Tiến hóa văn hóa là nhân tố quyết định sự sống và sự phát triển của con người.
C. Tiến hóa văn hóa diễn ra từ từ và chậm chạp hơn tiến hóa sinh học.
D. Con người không chỉ là sản phẩm của tự nhiên mà còn là sản phẩm của xã hội.
-
Câu 33:
Hiện tượng trôi dạt lục địa là một trong những yếu tố để phân chia thời gian địa chất vì:
A. nó ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu của Trái Đất và phát tán, tiến hóa của sinh vật.
B. nó ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu của Trái Đất và phát tán, tiến hóa, tuyệt chủng của nhiều loại sinh vật.
C. nó ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu của Trái Đất và sự tiến hóa của các loài sinh vật.
D. nó làm xuất hiện các dãy núi, động đất, sóng thần, núi lửa, dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật.
-
Câu 34:
Trong quá trình phát sinh loài người Homo sapiens, khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Từ Homo erectus đã hình thành nên loài Homo sapiens.
B. Người và tinh tinh tách ra từ một tổ tiên chung cách đây khoảng 5-7 triệu năm.
C. Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là Homo habilis.
D. Homo habilis có thể tích hộp sọ lớn hơn Homo erectus và đã biết dùng lửa.
-
Câu 35:
Cây hạt trần và bò sát khổng lồ phát triển hưng thịnh ở đại Trung sinh do:
A. Sự phát triển của cây hạt trần là nguồn thức ăn dồi dào của các loài lưỡng cư - thức ăn của bò sát khổng lồ.
B. Biển tiến sâu vào đất liền, cá và thân mềm phong phú làm cho bò sát quay lại đời sống dưới nước và phát triển mạnh.
C. Khí hậu ấm áp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thực vật hạt trần, kéo theo sự phát triển của bò sát.
D. Do sự phát sinh của nhiều loài chim, thú ở kỉ Triat (đại Trung sinh) - nguồn thức ăn quan trọng của bò sát cổ.
-
Câu 36:
Bò sát cổ lần lượt phát sinh, phát triển, tuyệt diệt ở các kỉ:
A. Cacbon - Jura - Đệ Tam
B. Pecmi - Jura - Đệ Tam
C. Pecmi - Jura - Đệ Tứ
D. Cacbon - Jura – Krêta
-
Câu 37:
Người ta dựa vào cơ sở nào sau đây để chia lịch sử Trái Đất thành các đại, các kỉ?
A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của Trái Đất và các loại hóa thạch.
B. Lịch sử phát triển của thế giới sinh vật qua các thời kì.
C. Thời gian hình thành và phát triển của Trái Đất.
D. Sự hình thành hóa thạch và khoáng sản ở trong lòng đất.
-
Câu 38:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Thực vật có hạt phát sinh ở kỉ Cacbon của đại Trung Sinh.
(2) Chim và thú phát sinh ở kỉ Tam Điệp của Đại tân sinh
(3) Các nhóm linh trưởng phát sinh ở kỉ Đệ tam (thứ 3) của Đại Tân Sinh.
(4) Bò sát cổ ngự trị ở Kỉ Jura của đại Trung sinh.
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 39:
Đại Tân sinh gồm các kỉ:
A. Phấn trắng, Đệ tam
B. Phấn trắng, Đệ tứ
C. Than đá, Đệ tam
D. Đệ tam, Đệ tứ
-
Câu 40:
Đại Cổ sinh gồm các kỉ:
A. Pécmi, Than đá, Đêvôn, Silua, Tam điệp, Cambri
B. Pécmi, Than đá, Đêvôn, Silua, Jura, Cambri
C. Pécmi, Than đá, Đêvôn, Silua, Phấn trắng, Cambri
D. Pécmi, Than đá, Đêvôn, Silua, Ocđvi, Cambri
-
Câu 41:
Hiện nay, người ta giả thiết rằng, trong giai đoạn tiến hóa hóa học, phân tử tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất là:
A. ADN
B. ARN
C. Prôtêin
D. Sáccarít.
-
Câu 42:
Sự kiện xảy ra ở kỉ Cambri là:
A. Phát sinh các ngành động vật, phân hóa tảo
B. Cây có mạch và động vật lên cạn
C. Phát sinh thực vật, tảo biển ngự trị
D. Phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư và côn trùng
-
Câu 43:
Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thú và chim xuất hiện đầu tiên ở:
A. kỉ Tam điệp thuộc đại Trung sinh.
B. kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh.
C. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
D. kỉ Thứ ba thuộc đại Tân sinh.
-
Câu 44:
Giai đoạn từ khi sự sống xuất hiện và phát triển cho đến ngày nay được gọi là
A. tiến hóa hóa học
B. tiến hóa xã hội
C. tiến hóa sinh học
D. tiến hóa tiền sinh học
-
Câu 45:
Khi nói về đại Tân sinh, có bao nhiêu nhận định sau đây không đúng?
(1) Cây hạt kín, chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này.
(2) Được chia thành 2 kỉ, trong đó loài người xuất hiện vào kỉ Đệ tứ.
(3) Phân hóa các lớp Chim, Thú, Côn trùng.
(4) Ở kỉ Đệ tam, bò sát và cây hạt trần phát triển ưu thế.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 46:
Dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu giai đoạn tiến hoá sinh học là
A. xuất hiện qui luật chọn lọc tự nhiên.
B. xuất hiện các sinh vật đơn giản đầu tiên.
C. sinh vật chuyển từ môi trường nước lên cạn.
D. xuất hiện Coacerva.
-
Câu 47:
Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây:
“Quan niệm hiện đại xem sự phát sinh sự sống là quá trình … (I)… của các hợp chất của … (II)..., dẫn đến sự hình thành hệ tương tác giữa các đại phân tử … (III).... có khả năng … (IV)....”
a. protein và acid nucleic. b. cacbohidrat và lipid c. tiến hoá d. phát triển
e. carbon f. nitơ g. tự nhân đôi, tự đổi mới. h. tự sao chép
Tổ hợp đáp án chọn đúng là
A. I d, II e, III b, IV h
B. I c, II e, III b, IV g
C. I d, II f, III a, IV h
D. I c, II e, III a, IV g
-
Câu 48:
Qua chọn lọc tự nhiên, hệ đại phân tử nào tiếp tục phát triển thành sinh vật?
A. Protein – lipid.
B. Protein – saccharite.
C. Protein – acid nucleic.
D. Acid nucleic – lipid.
-
Câu 49:
Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN?
A. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzyme (protein).
B. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN.
C. ARN có thành phần nucleotide loại uraxin.
D. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử.
-
Câu 50:
Để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan, năm 1953 Milơ đã tạo ra môi trường nhân tạo có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy của Trái Đất. Môi trường nhân tạo đó gồm:
A. CH4, CO2, H2 và hơi nước.
B. N2, NH3, H2 và hơi nước.
C. CH4, NH3, H2 và hơi nước.
D. CH4, CO, H2 và hơi nước.