Trắc nghiệm Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Trật tự các kỉ trong đại cổ sinh là
A. Camri " Ocđôvic " Silua " Cacbon " Đêvôn " Pemi.
B. Camri " Ocđôvic " Silua " Đêvôn " Cacbon " Pemi.
C. Camri " Ocđôvic " Silua " Cacbon " Pemi " Đêvôn
D. Camri " Ocđôvic " Silua " Đêvôn " Pemi " Cacbon.
-
Câu 2:
Phân tích trình tự các băng (ký hiệu từ 1 đến 10) trên một NST của 6 quần thể ruồi giấm thuộc 6 vùng địa lý khác nhau, người ta thu được kết quả sau:
a. 12345678. b. 12263478. c. 15432678. d. 14322678. e. 16223478. f. 154322678.
Giả sử quần thể a là quần thể gốc, do đột biến cấu trúc NST làm phát sinh những quần thể tiếp theo. Trình tự xuất hiện các quần thể là:
A. a→c→f→e→b→d.
B. a→b→c→d→e→f.
C. a→c→f→d→e→b.
D. a→c→d→e→b→f.
-
Câu 3:
Đặc điểm của sinh vật điển hình ở kỉ Cácbon (Than đá) là:
A. cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hóa chim.
B. phát sinh thực vật. Tảo biển ngự trị. Tuyệt diệt nhiều sinh vật.
C. dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
D. cây có mạch và động vật lên cạn.
-
Câu 4:
Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, xét các đặc điểm sau đây:
(1) Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
(2) Phân hóa cá xương. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng.
(3) Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.
(4) Cây có mạch và động vật di cư lên cạn.
Sinh vật ở kỉ Cacbon của đại Cổ sinh có bao nhiêu đặc điểm?
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 5:
Cho các phat biểu sau:
1. Ở kỉ Silua, cây có mạch và động vật lên cạn.
2. Ở kỉ Đêvôn, phát sinh lưỡng cư, côn trùng.
3. Ở kỉ Triat xuất hiện thực vật có hoa.
4. Ở kỉ Cacbon có sự phân hóa bò sát.
5. Ở kỉ Pecmi, tuyệt diệt nhiều động vật biển.
Trong số những phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 6:
Cho các nhận định sau về đặc điểm của sinh vật giới Khởi sinh:
I. Kích thước rất nhỏ bé.
II. Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh.
III. Phân bố khắp nơi.
Có bao nhiêu nhận định chính xác?
A. 3
B. 1
C. 2
D. 0
-
Câu 7:
Sự kiện quan trọng nhất của kỉ Silua trong thời đại cổ sinh là
A. Cây cỏ mạch và động vật trên cạn
B. Tảo ở biển phát triển
C. Bắt đầu xuất hiện bò sát
D. Hình thành đại lục
-
Câu 8:
Tại thời đại khủng long thì:
A. Bò sát đã bị diệt vong
B. Bò sát đang bị diệt vong
C. Bò sát chưa xuất hiện
D. Bò sát phát triển phồn thịnh
-
Câu 9:
Sở dĩ ngày nay thú có túi chỉ có ở lục địa Úc vì:
A. Lục địa đã tách rời lục địa châu Á vào cuối Đại trung sinh và đến đầu kỉ Thứ tư thì tách khỏi lục địa Nam Mĩ. Vào thời điểm đó chưa xuất hiện thú có nhau
B. Lục địa đã tách rời lục địa châu Á vào kỉ thứ 3.Vào thời điểm đó chưa xuất hiện thú có nhau
C. Lục địa đã tách rời lục địa châu Á vào cuối Đại trung sinh và đến đầu kỉ Thứ ba thì tách khỏi lục địa Nam Mĩ. Vào thời điểm đó chưa xuất hiện thú có nhau
D. Lục địa đã tách rời lục địa châu Á và lục địa Nam Mĩ vào cuối Đại Trung sinh. Vào thời điểm đó chưa xuất hiện thú có nhau
-
Câu 10:
Trong quá trình phát triển của sinh vật, đặc điểm nổi bật ở Đại Trung sinh là:
A. Sự phát triển ưu thế cùa thực vật hạt kín và thú.
B. Sự phát triển ưu thế của thực vật hạt trần và thú.
C. Thực vật.
D. Thực vật hạt trần và bò sát chiếm ưu thế.
-
Câu 11:
Ở Đại Trung sinh đặc điểm nổi bật là sự phát triển của
A. thực vật hạt trần và bò sát
B. thực vật hạt kín và bò sát
C. thực vật hạt kín và thú
D. thực vật hạt trần và thú
-
Câu 12:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có hoa ngự trị ở đại
A. Cổ sinh.
B. Nguyên sinh.
C. Tân sinh.
D. Trung sinh.
-
Câu 13:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây Hạt trần ngự trị ở đại:
A. Tân sinh.
B. Cổ sinh.
C. Nguyên sinh.
D. Trung sinh.
-
Câu 14:
Thực vật phát sinh ở kỉ nào?
A. Kỉ Ocđôvic.
B. Kỉ Than đá.
C. Kỉ Phấn trắng.
D. Kỉ Cambri.
-
Câu 15:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại
A. Tân sinh
B. Nguyên sinh.
C. Trung sinh.
D. Cổ sinh.
-
Câu 16:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới, thực vật có hạt xuất hiện ở đại
A. Tân sinh.
B. Cổ sinh.
C. Trung sinh.
D. Thái cổ.
-
Câu 17:
Bảng sau đây cho biết một số thông tin về các sinh vật qua các đại địa chất
Cột A Cột B 1. Kỉ Jura a. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát. 2. Kỉ Cacbon b. Cây cỏ mạch và động vật lên cạn. 3. Kỉ Silua c. Phát sinh thực vật. Tảo biển ngự trị. Tuyệt diệt nhiều sinh vật. 4. Kỉ Pecmi d. Phân hóa bò sát. Phân hóa côn trùng. Tuyệt diệt nhiều động vật biển. 5. Kỉ Ocđôvic e. Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị, phân hóa chim. Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phựơng án dưới đây, phương án đúng là
A. 1-e, 2-a, 3-b, 4-d, 5-c
B. 1-d, 2-a, 3-e, 4-c, 5-b
C. 1-b, 2-e, 3-c, 4-a, 5-d
D. 1-a, 2-c, 3-d, 4-b, 5-e
-
Câu 18:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hoa ngự trị ở đại nào sau đây
A. Trung sinh.
B. Cổ sinh.
C. Tân sinh.
D. Nguyên sinh.
-
Câu 19:
Cây có mạch phát sinh ở đại nào sau đây?
A. Đại Cổ sinh.
B. Đại Nguyên sinh.
C. Đại Trung Sinh.
D. Đại Thái cổ.
-
Câu 20:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào phát sinh côn trùng?
A. Thái cổ.
B. Nguyên sinh.
C. cổ sinh.
D. Trung sinh.
-
Câu 21:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thú xuất hiện ở đại nào sau đây?
A. Trung sinh.
B. Cổ sinh.
C. Tân sinh.
D. Nguyên sinh.
-
Câu 22:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, chim phát sinh ở đại nào sau đây?
A. Trung sinh.
B. cổ sinh.
C. Tân sinh.
D. Nguyên sinh.
-
Câu 23:
Cây hạt trần phát sinh ở đại nào sau đây?
A. Đại Cổ sinh.
B. Đại Nguyên sinh.
C. Đại Trung Sinh.
D. Đại Thái cổ.
-
Câu 24:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hoa xuất hiện ở đại nào sau đây?
A. Trung sinh.
B. Cổ sinh.
C. Tân sinh.
D. Nguyên sinh.
-
Câu 25:
Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, đại nào sau đây xuất hiện trước đại Tân sinh?
A. Thái cổ
B. Nguyên sinh
C. Cổ sinh
D. Trung sinh
-
Câu 26:
Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, đại nào sau đây xuất hiện trước đại Trung sinh?
A. Thái cổ
B. Nguyên sinh
C. Cổ sinh
D. Tân sinh
-
Câu 27:
Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, đại nào sau đây xuất hiện trước đại Cổ sinh?
A. Thái cổ
B. Nguyên sinh
C. Trung sinh
D. Tân sinh
-
Câu 28:
Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, đại nào sau đây xuất hiện trước đại Nguyên sinh?
A. Trung sinh.
B. Thái cổ.
C. Cổ sinh.
D. Tân sinh.
-
Câu 29:
Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, hoá thạch nhân sơ cổ nhất có ở đại nào sau đây?
A. Đại Cổ sinh.
B. Đại Thái cổ.
C. Đại Trung sinh.
D. Đại Nguyên sinh.
-
Câu 30:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào sau đây phát sinh các nhóm linh trưởng?
A. Đại Trung sinh.
B. Đại Nguyên sinh.
C. Đại Tân sinh.
D. Đại Cổ sinh.
-
Câu 31:
Sự phát triển phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú là đặc điểm của thời đại ..... (C: Cổ sinh, M: Trung sinh, T: Tân sinh), sự phát triển ưu thế của cây hạt trần và nhất là của bò sát là đặc điểm của đại ..... (C: Cổ sinh, M: Trung sinh, T: Tân sinh) và sự chinh phục đất liền của thực vật, động vật sau khi được vi khuẩn, tảo xanh và đại y chuẩn bị là điểm đáng chú ý nhất của đại ..... (C: Cổ sinh, M: Trung sinh, T: Tân sinh)
A. C, T, M
B. M, T, C
C. T, M, C
D. C, M, T
-
Câu 32:
Người ta dựa vào cơ sở nào sau đây để chia lịch sử Trái Đất thành các đại, các kỉ?
A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của Trái Đất và các hóa thạch.
B. Lịch sử phát triển của thế giới sinh vật qua các thời kì.
C. Thời gian hình thành và phát triển của quả đất.
D. Sự hình thành hóa thạch và khoáng sản ở trong lòng Trái Đất.
-
Câu 33:
Các sinh vật chuyển đời sống từ dưới nước lên cạn vào kỷ nào?
A. Kỷ Cambri
B. Kỷ Đêvôn
C. Kỷ Silua
D. Kỷ Ocđovic
-
Câu 34:
Sự xuất hiện của sâu bọ bay trong kỉ Jura tạo điều kiện cho:
A. sự phát triển ưu thế của bò sát khổng lồ.
B. cây hạt trần phát triển mạnh.
C. sự chuyển từ lưỡng cư thành các bò sát đầu tiên.
D. sự xuất hiện của bò sát bay ăn sâu bọ.
-
Câu 35:
Phát sinh các nhóm linh trưởng vào.....
A. Kỉ Đệ tam.
B. Kỉ Đệ tứ.
C. Kỉ Jura.
D. Kỉ Phấn trắng.
-
Câu 36:
Trong quá trình tiến hóa sinh học, chim và thú phát sinh ở đại nào?
A. Đại Nguyên sinh
B. Đại Tân sinh
C. Đại Cổ sinh
D. Đại Trung sinh
-
Câu 37:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hạt và bò sát phát sinh ở kỉ nào sau đây?
A. Kỉ Đệ tam
B. Kỉ Đệ tứ
C. Kỉ Cacbon (Than đá)
D. Kỉ Krêta (Phấn trắng)
-
Câu 38:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Thực vật có hạt phát sinh ở kỉ Cacbon của đại Trung Sinh.
(2) Chim và thú phát sinh ở kỉ Tam Điệp của Đại tân sinh
(3) Các nhóm linh trưởng phát sinh ở kỉ Đệ tam (thứ 3) của Đại Tân Sinh.
(4) Bò sát cổ ngự trị ở Kỉ Jura của đại Trung sinh.
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 39:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cố ngự trị ở
A. Kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh
B. Kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh
C. Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh
D. Kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh
-
Câu 40:
Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, bò sát khổng lồ phát triển mạnh ở:
A. Kỉ cacbon (than đá) đại Cổ sinh.
B. Kỉ thứ ba đại Tân sinh.
C. Kỉ thứ tư đại Tân sinh.
D. Kỉ Jura đại Trung sinh.
-
Câu 41:
Đặc điểm nổi bật ở đại Trung sinh là:
A. Thực vật hạt trần và bò sát chiếm ưu thế
B. Sự phát triển ưu thế của thực vật hạt kín và thú
C. Sự phát triển ưu thế của thực vật hạt trần và thú
D. Hệ thực vật phát triển, hệ động vật ít phát triển
-
Câu 42:
Các kỉ trong đại Cổ sinh được xếp theo thứ tự là:
A. Xilua – Ôcđôvic – Cambri – Đêvôn – Than đá – Pecmi
B. Cambri – Ôcđôvic - Xilua – Đêvôn– Than đá – Pecmi
C. Cambri – Ôcđôvic – Đêvôn - Xilua– Than đá – Pecmi
D. Ôcđôvic – Cambri – Xilua – Đêvôn – Than đá – Pecmi
-
Câu 43:
Động vật có vú xuất hiện vào kỉ:
A. Kỉ Silua
B. Kỉ Tam điệp
C. Kỉ Jura
D. Kỉ Đệ tam
-
Câu 44:
Đặc điểm nổi bật của đại trung sinh là
A. thực vật hạt trần và bò sát chiếm ưu thế.
B. sự phát triển ưu thế của thực vật hạt kín và thú.
C. sự phát triển ưu thế của thực vật hạt trần và thú.
D. hệ thực vật phát triển, hệ động vật ít phát triển.
-
Câu 45:
Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Chim bồ câu.
B. Rắn hổ mang.
C. Trai sông.
D. Cá trắm.
-
Câu 46:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, chim xuất hiện ở
A. đại Tân sinh.
B. đại Trung sinh.
C. đại Cổ sinh.
D. đại Nguyên sinh.
-
Câu 47:
Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ phấn trắng?
A. Sâu bọ phát triển
B. Cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ.
C. Tiến hoá động vật có vú.
D. Xuất hiện thực vật có hoa.
-
Câu 48:
Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Kreta?
A. Sâu bọ xuất hiện
B. Xuất hiện thực vật có hoa.
C. Cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ.
D. Tiến hóa động vật có vú.
-
Câu 49:
Các loài vi khuẩn qua hàng tỉ năm vẫn giữ cấu trúc cơ thể đơn bào đơn giản vì:
A. Hệ gen của chúng quá đơn giản nên không tiến hoá được.
B. Cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh nên dễ thích ứng với môi trường.
C. Chúng trao đổi chất dinh dưỡng và sinh trưởng nhanh.
D. Cả B và C
-
Câu 50:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới, động vật hằng nhiệt (chim và thú) phát sinh ở đại nào sau đây?
A. Đại Trung sinh
B. Đại Cổ sinh
C. Đại Tân sinh
D. Đại Nguyên sinh