Trắc nghiệm Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Cho các sự kiện sau:
(1) Hình thành nên các chất hữu cơ phức tạp protein và axit amin.
(2) Sự tạo thành các hạt côaxecva.
(3) Sự hình thành nên các đại phân tử có khả năng tự nhân đôi.
(4) Sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.
(5) Sự xuất hiện của các enzim.
(6) Hình thành nên tế bào sơ khai đầu tiên.
Những sự kiện nào không diễn ra trong quá trình tiến hóa tiền sinh học?
A. (1), (2), (3), (4).
B. (3), (4), (5).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (5), (6).
-
Câu 2:
Cho các giai đoạn sau:
(1) Tiến hóa sinh học
(2) Tiến hóa tiền sinh học
(3) Tiến hóa hóa học
Quá trình tiến hóa trên trái đất diễn ra theo thứ tự?
A. (1) - (2) - (3)
B. (3) - (2) - (1)
C. (2) - (3) - (1)
D. (2) - (1) - (3)
-
Câu 3:
Sự kiện xảy ra ở kỉ Cambri là:
A. Phát sinh các ngành động vật, phân hóa tảo
B. Cây có mạch và động vật lên cạn
C. Phát sinh thực vật, tảo biển ngự trị
D. Phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư và côn trùng
-
Câu 4:
Đại trung sinh gồm các kỉ:
A. Phấn trắng, Jura, Tam điệp
B. Đêvôn, Jura, Cambi
C. Phấn trắng, Than đá, Tam điệp
D. Than đá, Tam điệp, Pecmi
-
Câu 5:
Đặc điểm địa chất, khí hậu của kỉ Cambri là:
A. Hình thành sa mạc
B. Phân bố đại lục và đại dương khác xa hiện nay, khí quyển nhiều CO2
C. Di chuyển đại lục, băng hà, khí hậu khô
D. Hình thành 2 đại lục Bắc và Nam, biển tiến
-
Câu 6:
Đặc điểm địa chất, khí hậu của kỉ Đêvôn là:
A. Hình thành 2 đại lục Bắc và Nam
B. Khí hậu khô hanh, ven biển ẩm ướt, hình thành sa mạc
C. Phân bố đại lục và đại dương khác xa hiện nay, khí quyển nhiều CO2
D. Băng hà, khí hậu lạnh khô
-
Câu 7:
Hiện tượng thực vật có mạch và động vật chuyển lên cạn xảy ra vào kỉ
A. Pecmi
B. Cambri
C. Silua
D. Ocđôvi
-
Câu 8:
Sự kiện xảy ra ở kỉ Tam Điệp là:
A. Phát sinh thú và chim
B. Xuất hiện loài người
C. Xuất hiện thực vật có hoa
D. Dương xỉ phát triển mạnh mẽ
-
Câu 9:
Carbon 14 (14C) có thời gian bán rã khoảng:
A. 5730 năm
B. 6730 năm
C. 7000 năm
D. 4730 năm
-
Câu 10:
Urani 238 ( 238U ) có thời gian bán rã khoảng:
A. 3,5 tỉ năm
B. 4,5 tỉ năm
C. 3 tỉ năm
D. 4 tỉ năm
-
Câu 11:
Trong đại Cổ sinh, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ
A. Silua.
B. Pecmi.
C. Carbon (Than đá).
D. Cambri.
-
Câu 12:
Lịch sử phát triển của sinh vật gắn với lịch sử phát triển của
A. sự tiến hóa hóa học.
B. sự tiến hóa sinh học.
C. hợp chất hữu cơ.
D. vỏ trái đất.
-
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây là không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất ?
A. Quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ cao phân tử đầu tiên diễn ra theo con đường hoá học và nhờ nguồn năng lượng tự nhiên
B. Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên xuất hiện trong đại dương nguyên thuỷ tạo thành các keo hữu cơ, các keo này có khả năng trao đổi chất và đã chịu tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên
C. Quá trình phát sinh sự sống (tiến hoá của sự sống) trên Trái Đất gồm các giai đoạn: tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học
D. Sự sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ, từ chất hữu cơ phức tạp
-
Câu 14:
Trong các giai đoạn tiến hóa của Trái đất, thì giai đoạn có thời gian kéo dài nhất là
A. tiến hoá hóa học.
B. tiến hoá lí học.
C. tiến hóa tiền sinh học.
D. tiến hóa sinh học.
-
Câu 15:
Hiện nay sự sống trên trái đất đang xảy ra quá trình tiến hoá nào sau đây?
A. Tiến hoá tiền sinh học.
B. Tiến hóa sinh học.
C. Tiến hóa hóa học.
D. Tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học.
-
Câu 16:
Sự phát sinh sự sống trên Trái đất lần lượt trải qua các giai đoạn là
A. tiến hoá hoá học, tiến hoá sinh học.
B. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học.
C. tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học.
D. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học.
-
Câu 17:
Đại địa chất nào đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát?
A. Đại Trung sinh
B. Đại Thái cổ
C. Đại Cổ sinh
D. Đại Tân sinh
-
Câu 18:
Sự kiện xảy ra ở kỉ Đêvôn là:
A. Cây hạt trần ngự trị
B. Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện
C. Phát sinh thực vật, tảo biển ngự trị
D. Phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư và côn trùng
-
Câu 19:
Giới vô cơ và giới hữu cơ hoàn toàn thống nhất với nhau ở cấp độ
A. phân tử
B. nguyên tử
C. hoàn toàn khác biệt ở mọi cấp độ
D. tế bào, mô
-
Câu 20:
Sinh giới được tiến hóa theo các chiều hướng.
1. Ngày càng đa dạng và phong phú.
2. Tổ chức cơ thể ngày càng cao.
3. Từ trên cạn xuống dưới nước
4. Thích nghi ngày càng hợp lý
Phương án đúng là:
A. 1,2,4
B. 2,3,4
C. 1,2,3
D. 1,3,4
-
Câu 21:
Đặc điểm nổi bật của đại trung sinh là gì?
A. Sự phát triển ưu thế của hạt trần và bò sát.
B. Sự xuất hiện thực vật hạt kín.
C. Sự xuất hiện bò sát bay và chim.
D. Sự xuất hiện thú có nhau thai.
-
Câu 22:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở
A. Kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh.
B. Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
C. Kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh
D. Kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.
-
Câu 23:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới, động vật được di cư từ môi trường nước lên môi trường cạn do hình thành đại lục, khí hậu nóng ẩm xảy ra ở kỉ
A. Cacbon
B. Cambri
C. Pecmi
D. Silua
-
Câu 24:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát phát sinh ở kì nào sau đây?
A. Silua
B. Krêta (Phấn trắng)
C. Đêvôn
D. Than đá (Cacbon)
-
Câu 25:
Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Đệ Tam?
A. Cây hạt kín phát triển mạnh.
B. Chim và thú phát triển mạnh
C. Chim và thú phát triển mạnh
D. Xuất hiện loài người.
-
Câu 26:
Sự xuất hiện của thực vật có hoa diễn ra vào:
A. Đại thái cổ
B. Đại cổ sinh
C. Đại trung sinh
D. Đại tân sinh
-
Câu 27:
Sự kiện nào sau đây không xuất hiện ở đại Cổ sinh?
A. Sự phát sinh và phát triển của cây hạt trần.
B. Sự phát sinh và phát triển của chim và thú.
C. Sự phát sinh và phát triển của côn trùng.
D. Sự phát sinh và phát triển của bò sát.
-
Câu 28:
Các sinh vật chuyển đời sống từ dưới nước lên cạn vào kỷ nào?
A. Kỷ Cambri
B. Kỷ Đêvôn
C. Kỷ Silua
D. Kỷ Ocđovic
-
Câu 29:
Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về Kỷ Đệ tam của đại Tân sinh?
A. Diện tích rừng bị thu hẹp, một số dạng vượn người chuyển xuống sống dưới mặt đất, các vùng đất trống, tiến hóa theo chiều hướng di chuyển bằng 2 chân, đứng thắng và trở thành tổ tiên loài người.
B. Thực vật hạt kín phát triển mạnh, trở thành loài thức ăn phong phú cho các loài chim và thú.
C. Từ thú ăn sâu bọ đã tách thành bộ Linh trưởng, tới giữa kỷ các dạng vượn người đã phân bố rộng.
D. Các hóa thạch của loài Homo habilis được phát hiện chủ yếu trong các địa tầng của thời đại này.
-
Câu 30:
Sự kiện không diễn ra ở đại Cổ sinh là:
A. Sự phát sinh của sinh vật nhân thực cổ nhất.
B. Sự phát sinh lưỡng cư và côn trùng.
C. Sự di chuyển đời sống từ nước lên cạn.
D. Sự phát sinh thực vật có hạt.
-
Câu 31:
Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở:
A. kỉ Kreta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.
B. kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.
C. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
D. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.
-
Câu 32:
Đặc điểm khí hậu và thực vật điển hình ở kỉ Cacbon thuộc đại Cổ sinh là:
A. Đầu kỉ khô lạnh, cuối kỉ nóng ẩm; xuất hiện dương xỉ, thực vật có hạt phát triển mạnh.
B. Đầu kỉ khô lạnh, cuối kỉ nóng ẩm; dương xỉ phát triển mạnh, xuất hiện thực vật có hạt.
C. Đầu kỉ nóng ẩm, cuối kỉ khô lạnh; đương xỉ phát triển mạnh, xuất hiện thực vật có hạt.
D. Đầu kỉ nóng ẩm, cuối kỉ khô lạnh; dương xỉ phát triển mạnh, xuất hiện thực vật có hoa.
-
Câu 33:
Bảng sau đây cho biết một số thông tin về các sinh vật qua các đại địa chất?
Cột A
Cột B
1. Kỉ Jura
a. Dương xỉ xuất hiện mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát
2. Kỉ Cacbon
b. Cây có mạch và động vật trên cạn
3. Kỉ Silua
c. Phát sinh thực vật, tảo biển ngự trị, tuyệt diệt nhiều sinh vật
4. Kỉ Pecmi
d. Phân hóa bò sát, phân hóa côn trùng, tuyệt diệt nhiều sinh vật biển
5. Kỉ Ocđôvic
e.Cây hạt trần ngự trị, bò sát cổ ngự trị, phân hóa chim
Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án đúng là:
A. 1-e, 2-a, 3-b, 4-d, 5-c
B. 1-d, 2-a, 3-e, 4-c, 5-b
C. 1-b, 2-e, 3-c, 4-a, 5-d
D. 1-a, 2-c, 3-d, 4-b, 5-e
-
Câu 34:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam điệp (Triat) cỏ lục địa chiếm ưu thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là:
A. Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim
B. Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hóa chim
C. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát
D. Phân hóa cá xương. Phát sinh lưỡng cư và côn trùng
-
Câu 35:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các loài lưỡng cư xuất hiện ở kì nào?
A. kỉ silua.
B. kỉ pecmi.
C. kỉ than đá.
D. kỉ đêvôn.
-
Câu 36:
Cây có hoa ngự trị vào Đại địa chất nào sau đây?
A. Đại Tân sinh
B. Đại Nguyên sinh
C. Đại Trung sinh
D. Đại Cổ sinh.
-
Câu 37:
Trong quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất, ở kỉ nào sau đây xảy ra sự phân hóa bò sát, cá xương phát triển, phát sinh chim và thú?
A. kỉ Triat của đại trung sinh.
B. kỉ Jura của đại trung sinh.
C. kỉ Pecmi của đại cổ sinh.
D. kỉ Cacbon của đại cổ sinh.
-
Câu 38:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỳ Tam điệp (Triat) có lục địa chiếm ưu thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỳ này là?
A. Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.
B. Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.
C. Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hóa chim.
D. Phân hóa cá xương. Phát sinh lưỡng cư và côn trùng.
-
Câu 39:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới, trong số các loài thuộc ngành động vật có xương sống sau đây, nhóm nào xuất hiện đầu tiên?
A. Thú
B. Cá xương
C. Lưỡng cư
D. Bò sát
-
Câu 40:
Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ nào sau đây?
A. Kỉ Cacbon
B. Kỉ Krêta
C. Kỉ Pecmi
D. Kỉ Jura
-
Câu 41:
Khi nói về quá trình phát sinh sự sống trên trái đất. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lịch sử trái đất có 5 đại, trong đó đại Cổ sinh chiếm thời gian dài nhất.
B. Đại Trung sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh và hưng thịnh của bò sát khổng lồ.
C. Đại Tân sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh các loài thú, chim mà đỉnh cao là sự phát sinh loài người.
D. Các loài động vật và thực vật ở cạn đầu tiên xuất hiện vào đại Cổ sinh.
-
Câu 42:
Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát?
A. Kỉ Cacbon
B. Kỉ Pecmi
C. Kỉ Đêvôn
D. Kỉ Triat
-
Câu 43:
Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, thực vật có mạch dẫn và động vật đầu tiên chuyển lên sống trên cạn vào giai đoạn nào?
A. Đại Cổ sinh
B. Đại Tân sinh
C. Đại Nguyên sinh
D. Đại Trung sinh
-
Câu 44:
Đặc điểm nổi bật nhất ở đại Cổ sinh là:
A. sự chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn của nhiều loài thực vật và động vật.
B. sự phát triển của cây hạt kín, chim và thú.
C. sự phát triển của cây hạt kín và sâu bọ.
D. sự phát triển của cây hạt trần và bò sát.
-
Câu 45:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới, có rất nhiều loài bị tuyệt chủng. Nguyên nhân chủ yếu làm cho các loài bị tuyệt chủng là
A. do sinh sản ít, đồng thời lại bi các loài khác dùng làm thức ăn
B. do cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng nên bị diệt vong
C. có những thay đổi lớn về khí hậu, địa chất
D. do cạnh tranh khác loài dẫn đến loài yếu hơn bị đào thải
-
Câu 46:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới, trong số các loài thuộc ngành động vật có xương sống sau đây, nhóm nào xuất hiện đầu tiên?
A. Thú
B. Cá xương
C. Lưỡng cư
D. Bò sát
-
Câu 47:
Cây có mạch và động vật lên cạn xuất hiện ở kỉ nào?
A. Kỉ Pecmi
B. Kỉ Cambri
C. Kỉ Silua
D. Kỉ Ocđovic
-
Câu 48:
Điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại cổ sinh là:
A. phát sinh thực vật và các ngành động vật.
B. sự tích luỹ ôxi trong khí quyển, sinh vật phát triển đa dạng, phong phú.
C. sự phát triển cực thịnh của bò sát.
D. sự di cư của thực vật và động vật từ dưới nước lên cạn.
-
Câu 49:
Động vật có vú đầu tiên xuất hiện ở
A. kỉ Silua
B. kỉ Phấn trắng
C. Jura
D. kỉ Đệ tam
-
Câu 50:
Đặc điểm nổi bật của kỉ Silua là
A. Xuất hiện thực vật có hoa, phân hóa tảo
B. Phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư, côn trùng
C. Phát sinh cây có mạch và động vật di chuyển lên cạn
D. Dương xỉ phát triển mạnh thực vật có hạt xuất hiện