Trắc nghiệm Sóng âm Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Sóng âm là sóng cơ học có tần số trong khoảng
A. 16Hz đến 20kHz
B. 16Hz đến 20MHz
C. 16Hz đến 200kHz
D. 16Hz đến 2kHz
-
Câu 2:
So sánh giữa sóng âm, hạ âm và siêu âm
A. Bản chất sóng âm ,hạ âm và siêu âm giống nhau, đều là sóng dọc lan truyền trong môi trường vật chất
B. Chu kì sóng âm lớn hơn chu kì sóng hạ âm
C. Chu kì sóng âm nhỏ hơn chu kì sóng siêu âm
D. Cả 3 đều đúng
-
Câu 3:
Độ to của âm thanh được đặc trưng bằng:
A. Cường độ âm
B. Biên độ dao động âm
C. Mức cường độ âm
D. Áp suất âm thanh
-
Câu 4:
Hai âm có cùng độ cao, chúng có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau?
A. Cùng biên độ
B. Cùng bước sóng trong một môi trường
C. Cùng tần số và bước sóng
D. Cùng tần số
-
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Dao động âm có tần số trong miền từ 16Hz đến 20kHz.
B. Về bản chất vật lý thì sóng âm, sóng siêu âm, sóng hạ âm đều là sóng cơ.
C. Sóng âm là sóng dọc.
D. Sóng siêu âm là sóng âm duy nhất mà tai người không nghe thấy được.
-
Câu 6:
Để tăng gấp đôi tần số của âm do dây đàn phát ra ta phải:
A. Tăng lực căng dây gấp hai lần
B. Giảm lực căng dây gấp hai lần
C. Tăng lực căng dây gấp bốn lần
D. Giảm lực căng dây gấp bốn lần
-
Câu 7:
Hai âm thanh có âm sắc khác nhau là do:
A. Tần số khác nhau
B. Độ cao và độ to khác nhau
C. Số lượng họa âm trong chúng khác nhau
D. Số lượng và cường độ các họa âm trong chúng khác nhau
-
Câu 8:
Những yếu tố sau đây
I. Tần số
II. Biên độ
III. Phương truyền sóng
IV. Phương dao động
Yếu tố nào ảnh hưởng đến âm sắc ?
A. I và III
B. II và IV
C. I và II
D. II và IV
-
Câu 9:
Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Ngưỡng nghe thay đổi tùy theo tần số âm
B. Đối với tai con người, cường độ âm càng lớn thì âm càng to
C. Miền nằm giữa ngưỡng nghe và ngưỡng đau là miền nghe được
D. Tai con người nghe âm cao tính hơn nghe âm trầm
-
Câu 10:
Trong các nhạc cụ, hộp đàn, than kèn, sáo có tác dụng:
A. Vừa khuếch đại âm, vừa tạo ra âm sắc riêng của âm động năng nhạc cụ đó phát ra
B. Làm tăng độ cao và độ to của âm
C. Giữ cho âm phát ra có tần số ổn định
D. Lọc bớt tạp âm và tiếng ồn
-
Câu 11:
Khi nguồn phát âm chuyển động laị gần người nghe đang đứng yên thì người này sẽ nghe thấy một âm có:
A. Tần số nhỏ hơn tần số của nguồn âm
B. Tần số lớn hơn tần số của nguồn âm
C. Cường độ âm lớn hơn so với khi nguòn âm đứng yên
D. Bước sóng dài hơn so với khi nguồn âm đứng yên
-
Câu 12:
Âm sắc là:
A. màu sắc của âm
B. một tính chất của âm giúp ta nhận biết các nguồn âm
C. một đặc trưng sinh lí của âm
D. một đặc trưng vật lí của âm
-
Câu 13:
Kết luận nào sau đây là không đúng khi nói về tính chất của sự truyền sóng trong môi trường?
A. Sóng truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.
B. Sóng truyền đi không mang theo vật chất của môi trường.
C. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.
D. Các sóng âm có tần số khác nhau nhưng truyền đi với vận tốc như nhau trong một môi trường.
-
Câu 14:
Chọn câu sai:
A. Sóng âm chỉ truyền được trong môi trường khí , rắn và lỏng.
B. Sóng âm có tần số nhỏ hơn 16Hz là sóng hạ âm.
C. Sóng âm và sóng cơ học có cùng bản chất vật lý.
D. Vận tốc truyền sóng âm phụ thuộc vào nhiệt độ.
-
Câu 15:
Âm sắc là đặc tính sinh lí của âm được hình thành dựa vào các đặc tính của âm là:
A. Biên độ và tần số
B. Biên độ và bước sóng
C. Tần số và bước sóng
D. Cường độ và tần số
-
Câu 16:
Chọn câu sai:
A. Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng và trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí
B. Những vật liệu như bông, nhung, xốp có tính đàn hồi tốt nên truyền âm tốt
C. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi và mật độ của môi trường
D. Vận tốc truyền âm thay đổi theo nhiệt độ của môi trường
-
Câu 17:
Sóng cơ là
A. sự truyền chuyển động cơ trong không khí.
B. những dao động cơ lan truyền trong môi trường vật chất.
C. chuyển động tương đối của vật này so với vật khác.
D. sự co dãn tuần hoàn giữa các phần tử môi trường.
-
Câu 18:
Cường độ âm là
A. năng lượng âm truyền trong 1 đơn vị thời gian.
B. năng lượng âm truyền qua 1 đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm.
C. năng lượng âm truyền trong 1 đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm.
D. độ to của âm.
-
Câu 19:
Đặc trưng nào sau đây là một đặc trưng vật lý của âm?
A. Độ to của âm
B. Độ cao của âm
C. Tần số âm
D. Âm sắc
-
Câu 20:
Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng sinh lý của âm?
A. Mức cường độ âm
B. Độ to của âm.
C. Đồ thị dao động âm.
D. Tần số âm.
-
Câu 21:
Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước.
B. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.
C. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.
D. Sóng âm trong không khí là sóng ngang.
-
Câu 22:
Đơn vị đo cường độ âm là
A. Oát trên mét (W/m).
B. Ben (B).
C. Niutơn trên mét vuông (N/m2).
D. Oát trên mét vuông (W/m2)
-
Câu 23:
Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì
A. chu kì của nó tăng.
B. tần số của nó không thay đổi.
C. bước sóng của nó giảm.
D. bước sóng của nó không thay đổi.
-
Câu 24:
Hai âm có cùng độ cao là hai âm có cùng
A. biên độ
B. cường độ âm
C. mức cường độ âm
D. tần số
-
Câu 25:
Hai âm có cùng độ cao là hai âm có cùng
A. biên độ
B. cường độ âm
C. mức cường độ âm
D. tần số
-
Câu 26:
Khi nói về sự truyền âm, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sóng âm truyền trong không khí với tốc độ nhỏ hơn trong chân không.
B. Trong một môi trường, tốc độ truyền âm không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
C. Sóng âm không thể truyền được trong các môi trường rắn và cứng như đá, thép.
D. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền âm trong nước lớn hơn tốc độ truyền âm trong không khí.
-
Câu 27:
Một sóng âm có chu kì 80 ms. Sóng âm này
A. là âm nghe được.
B. là siêu âm.
C. truyền được trong chân không.
D. là hạ âm.
-
Câu 28:
Cho các chất sau: không khí ở 00C, không khí ở 250C, nước và sắt. Sóng âm truyền nhanh nhất trong
A. không khí ở 250C
B. nước
C. không khí ở 00C
D. sắt
-
Câu 29:
Tại một vị trí trong môi trường truyền âm, một sóng âm có cường độ âm I. Biết cường độ âm chuẩn là I0. Mức cường độ âm L của sóng âm này tại vị trí đó được tính bằng công thức
A. L(dB) = 10 lg \(\frac{I}{{{I_0}}}\)
B. L(dB) = 10 lg\(\frac{{{I_0}}}{I}\)
C. L(dB) = lg \(\frac{{{I_0}}}{I}\)
D. L(dB) = lg \(\frac{I}{{{I_0}}}\)
-
Câu 30:
Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây sai?
A. Siêu âm có thể truyền được trong chất rắn.
B. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 KHz.
C. Siêu âm có thể truyền được trong chân không.
D. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản.
-
Câu 31:
Tại một điểm, đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian là
A. cường độ âm.
B. độ cao của âm.
C. độ to của âm.
D. mức cường độ âm.
-
Câu 32:
Một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì
A. tần số và bước sóng đều thay đổi.
B. tần số thay đổi, còn bước sóng không thay đổi.
C. tần số không thay đổi, còn bước sóng thay đổi.
D. tần số và bước sóng đều không thay đổi.
-
Câu 33:
Âm sắc là đặc tính sinh lí của âm
A. chỉ phụ thuộc vào biên độ.
B. chỉ phụ thuộc vào tần số.
C. chỉ phụ thuộc vào cường độ âm.
D. phụ thuộc vào tần số và biên độ.
-
Câu 34:
Sóng siêu âm
A. truyền được trong chân không.
B. không truyền được trong chân không.
C. truyền trong không khí nhanh hơn trong nước.
D. truyền trong nước nhanh hơn trong sắt.
-
Câu 35:
Một sóng âm truyền trong không khí, các đại lượng: biên độ sóng, tần số sóng, vận tốc truyền sóng, bước sóng; đại lượng nào không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại là
A. bước sóng.
B. biên độ sóng.
C. vận tốc truyền sóng.
D. tần số sóng.
-
Câu 36:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sóng âm?
A. Độ to của âm gắn liền với cường độ âm.
B. Tần số âm cơ bản do dây đàn phát ra tỉ lệ nghịch với chiều dài của dây.
C. Sóng âm truyền trong không khí có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.
D. Vì mật độ không khí nhỏ nên âm truyền trong không khí dễ dàng nhất.
-
Câu 37:
Sóng âm có đặc tính:
A. Truyền trong không khí nhanh hơn trong chất rắn.
B. Truyền trong chân không nhanh nhất.
C. Truyền được trong tất cả các môi trường kể cả trong chân không.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 38:
Các đặc tính sinh lí của âm là:
A. Âm sắc, độ cao.
B. Độ to.
C. Âm bổng, âm trầm.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 39:
Cường độ âm thanh được xác định bởi
A. Áp suất tại điểm của môi trường mà sóng âm truyền qua
B. Bình phương biên độ dao động của các phần tử môi trường tại điểm mà sóng âm truyền qua
C. Năng lượng của sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền sóng
D. Cơ năng toàn phần của các phần tử trong một đơn vị thể tích tại điểm mà sóng âm truyền qua
-
Câu 40:
Hai nhạc cụ cùng phát ra hai âm ở cùng độ cao, ta phân biệt được âm của từng nhạc cụ phát ra, là do
A. Độ to của âm do hai nhạc cụ phát ra khác nhau
B. Độ lệch pha của hai âm do hai nhạc cụ phát ra thay đổi theo thời gian
C. Dạng đồ thị dao động của âm do hai nhạc cụ phát ra khác nhau
D. Tần số của từng nhạc cụ phát ra khác nhau
-
Câu 41:
Độ to của âm
A. Có đơn vị là J/m2.
B. Gắn liền với cường độ âm.
C. Chính là mức cường độ âm.
D. Liên quan đến cảm giác về sự mạnh yếu của âm.
-
Câu 42:
Chọn phát biểu đúng khi nói về đặc trưng sinh lý của âm
A. Độ to của âm chỉ phụ thuộc vào mức cường độ âm
B. Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số của âm và cường độ âm
C. Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số của âm và biên độ âm
D. Âm sắc phụ thuộc vào các đặc trưng vật lí của âm như biên độ, tần số và các thành phần cấu tạo của âm
-
Câu 43:
Chọn câu sai.
A. Sóng âm chỉ truyền được trong môi trường khí và lỏng
B. Sóng âm có tần số nhỏ hơn 16Hz gọi là sóng hạ âm.
C. Sóng âm và sóng cơ học có cùng bản chất vật lí.
D. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào nhiệt độ.
-
Câu 44:
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Dao động âm có tần số trong miền từ 16Hz đến 20kHz.
B. Sóng âm, sóng siêu âm và sóng hạ âm đều là sóng cơ.
C. Sóng âm là sóng dọc.
D. Sóng siêu âm là sóng âm duy nhất mà tai người không nghe được.
-
Câu 45:
Khi âm thanh truyền từ không khí vào nước thì:
A. Bước sóng thay đổi nhưng tần số không đổi.
B. Bước sóng và tần số đều thay đổi.
C. Bước sóng và tần số không đổi.
D. Bước sóng không đổi nhưng tần số thay đổi.
-
Câu 46:
Tại một điểm, đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian là :
A. cường độ âm.
B. độ to của âm.
C. độ cao của âm
D. mức cường độ âm.
-
Câu 47:
Độ to của âm thanh được đặc trưng bằng:
A. Cường độ âm.
B. Biên độ dao động âm.
C. Mức cường độ âm.
D. Áp suất âm thanh.
-
Câu 48:
Âm sắc là:
A. Mằu sắc của âm.
B. Một đặc trưng sinh lý của âm giúp ta nhận biết âm do các nguồn khác nhau phát ra.
C. Một tính chất vật lý của âm.
D. Tính chất sinh lý và vật lý của âm.
-
Câu 49:
Khi hai ca sĩ cùng hát một câu ở cùng một độ cao, ta vẫn pân biệt được giọng hát của từng người là do:
A. Tần số âm khác nhau.
B. Cường độ âm khác nhau.
C. Năng lượng âm khác nhau.
D. Âm sắc khác nhau.
-
Câu 50:
Hai âm có âm sắc khác nhau là do:
A. Chúng khác nhau về tần số.
B. chúng có độ cao và độ to khác nhau.
C. đồ thị dao động âm khác nhau.
D. Chúng có cường độ khác nhau.