Trắc nghiệm Quyền bình đẳng của Công dân trong một số lĩnh vực của ĐS-XH GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Đâu là nhận định đúng đúng khi bàn về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng?
A. Tài sản do người chồng làm ra sau khi kết hôn là tài sản riêng của chồng.
B. Đã là vợ chồng thì mọi tài sản đều là của chung.
C. Tài sản vợ hoặc chồng có được trước hôn nhân là tài sản riêng.
D. Trong thời kì hôn nhân, tài sản ai làm ra thì mới có quyền định đoạt.
-
Câu 2:
Trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của người nào khi đó là tài sản chung của vơ chồng?
A. Vợ và chồng.
B. Vợ.
C. Bố mẹ và các con.
D. Chồng.
-
Câu 3:
Các công đoạn của quá trình sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi được gọi là gì?
A. làm việc.
B. kinh doanh.
C. sinh lời.
D. đầu tư.
-
Câu 4:
Có thể căn cứ vào quyền bình đẳng trong nội dung nào khi muốn tì công việc phù hợp?
A. thay đổi nội dung hợp đồng lao động.
B. giao kết hợp đồng lao động.
C. tuyển dụng lao động.
D. tự do lựa chọn việc làm.
-
Câu 5:
Khái niệm bình đẳng giữa vợ và chồng có nghĩa là...........
A. người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
B. vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
C. người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái.
D. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng.
-
Câu 6:
Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động thể hiện ở việc mọi người đều có quyền lựa chọn
A. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.
B. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
C. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
D. việc làm theo sở thích của mình.
-
Câu 7:
Những chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh: Vì gây ô nhiễm môi trường công ty X và Y phải chịu trách nhiệ nhưng Chủ tịch xã nơi công ty X đứng chân lại bảo vệ công ty X và cho rằng chỉ có công ty Y mới xả chất thải ra môi trường. Bực tức, ông H và K là đại diện cho người dân đã viết đơn khiếu nại gửi đến tòa án.
A. Ông H và ông K.
B. Chủ tịch xã.
C. Công ty X và Y.
D. Chủ tịch xã, công ty X và Y.
-
Câu 8:
Ông G đã sử dụng quyền nào khi đã có giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng xin đăng kí kinh doanh thêm dịch vụ ăn uống ở hai địa điểm khác?
A. Quyền chủ động mở rộng quy mô.
B. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
C. Quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.
D. Quyền được khuyến khích phát triển trong kinh doanh.
-
Câu 9:
Theo em có thể căn cứ yếu tố nào dưới đây hai công ty có mức thuế khác nhau: Công ty X ở Gia Lai và công ty N ở Bình Định cùng sản xuất vải nhưng công ty X phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cá nhân thấp hơn công ty N.
A. Quan hệ quen biết.
B. Lợi nhuận thu được.
C. Địa bàn kinh doanh.
D. Khả năng kinh doanh.
-
Câu 10:
Dù cửa hàng vải của ông A rất đông khách nhưng hằng tháng ông A đều nộp thuế theo quy định. Việc làm của ông A thuộc nội dung nào của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
B. Bình đẳng về quyền lựa chọn hình thức kinh doanh.
C. Bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô.
D. Bình đẳng về quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
-
Câu 11:
Giấy phép kinh doanh của công ty Q là quần áo trẻ em nhưng lại buôn bán vải. Công ty Q đã vi phạm nội dung nào dưới đây theo quy định của pháp luật?
A. Mở rộng thị trường, quy mô kinh doanh.
B. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
C. Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí.
D. Tự chủ kinh doanh.
-
Câu 12:
Doanh nghiệp C là ăn thuận lợi đã quyết định mở rộng thêm quy mô sản xuất. Doanh nghiệp X đã thực hiện quyền nào?
A. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
B. Quyền chủ động mở rộng quy mô kinh doanh.
C. Quyền kinh doanh đúng ngành nghề.
D. Quyền định đoạt tài sản.
-
Câu 13:
Theo quy định của pháp luật thì mọi doanh nghiệp đều có quyền là gì khi đủ điều kiện
A. tự chủ đăng kí kinh doanh.
B. kinh doanh không cần đăng kí.
C. tăng thu nhập.
D. miễn giảm thuế.
-
Câu 14:
Thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh thể hiện quyền........
A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.
B. Quyền bình đẳng trong lao động.
C. Quyền bình đẳng trong mua bán.
D. Quyền bình đẳng trong sản xuất.
-
Câu 15:
Khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mọi doanh nghiệp với ngành nghề không bị cấm đều có quyền
A. tự chủ đăng kí kinh doanh.
B. xin ý kiến chính quyền để kinh doanh.
C. kinh doanh trước rồi đăng kí sau.
D. kinh doanh không cần đăng kí.
-
Câu 16:
Trong trường hợp sau, ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động: Giám đốc X đã cặp kè với cô V vì vợ ông vô sinh, cô V bắt ông phải sa thải chị M là trợ lí đương nhiệm và kí quyết định cho cô vào vị trí đó, khi bị phát hiện vợ ông bắt ông phải đuổi việc cô V.
A. Vợ chồng Giám đốc X và chị M.
B. Giám đốc X và cô V.
C. Vợ chồng Giám đốc X và cô V.
D. Vợ chồng Giám đốc.
-
Câu 17:
H 12 tuổi bị mẹ ruột ép nghỉ học làm nhân viên massage trong khách sạn. H yêu cầu phải lập hợp đồng và được chủ khách sạn chấp nhận nên đã tự mình kí vào hợp đồng lao động. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Mẹ H và chủ khách sạn.
B. Hai mẹ con H và chủ khách sạn.
C. Mẹ của H.
D. Hai mẹ con H.
-
Câu 18:
Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động: Ông S bổ nhiệm cháu gái mình là chị U lên chức trưởng phòng vì công ty là của ông. Anh G ép ông S phải thăng chức cho mình nếu không sẽ cung cấp sự việc cho báo chí. Chị T nghe được cuộc trao đổi giữa anh G và giám đốc S nên đã quén quay video để tống tiền cả hai người.
A. Giám đốc S và chị U.
B. Giám đốc S, anh G và chị U.
C. Giám đốc S, anh G và chị T.
D. Giám đốc S và chị T.
-
Câu 19:
Giám đốc công bắt chị C là việc nặng nhọc mà theo quy định pháp luật đó là những công việc của lao động nam. Quyết định của giám đốc công ty đã xâm phạm tới
A. quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
B. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ.
C. quyền ưu tiên lao động nữ.
D. quyền bình đẳng giữa người lao động nam và lao động nữ.
-
Câu 20:
Doanh nghiệp mỹ phẩm D quy định lao động nữ sau năm 3 làm việc cho công ty mới được sinh con. Quy định này là trái với nguyên tắc nào?
A. tự nguyện trong giao kết hợp đồng lao động.
B. không phân biệt đối xử trong lao động.
C. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
-
Câu 21:
Doanh nghiệp vi phạm nội dung nào khi không tuyển nhân viên nữ, vì cho rằng lao động nữ được hưởng chế độ thai sản?
A. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
B. Bình đẳng trong tuyển chọn người lao động.
C. Bình đẳng trong sử dụng lao động.
D. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
-
Câu 22:
Theo quy định của pháp luật thì chị N có được nghỉ như chị T không trong trường hợp sau: Chị T đang nuôi con nhỏ 7 tháng tuổi nên được đi là trễ 30 phút. Chị N (đang độc thân) cũng yêu cầu được nghỉ như chị T vì cùng lao động như nhau.
A. Không được nghỉ vì không thuộc đối tượng ưu đãi của pháp luật.
B. Cùng được nghỉ để đảm bảo về thời gian lao động và cùng là lao động nữ.
C. Cũng được nghỉ để đảm bảo sức khỏe lao động và cùng là lao động nữ.
D. Không được nghỉ vì ảnh hưởng đến công việc của công ty.
-
Câu 23:
Hành vi của công ty đã vi phạm nội dung nào về bình đẳng trong lao động: C và F đều tốt nghiệp trung học phổ thông cùng xin vào làm một công ty, nhưng chỉ vì F là dân tộc thiểu số nên bị loại.
A. Bình đẳng trong sử dụng lao động.
B. Bình đẳng giữa lao động nam và nữ.
C. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
D. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
-
Câu 24:
Trong trường hợp sau, Giám đốc công ty đã vi phạm về vấn đề nào: Sau thời gian nghỉ về quê chă sóc mẹ ốm, chị B đến công ty làm việc thì nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Giám đốc công ty.
A. giao kết hợp đồng lao động.
B. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. quyền tự do lựa chọn việc làm.
D. quyền bình đẳng tự do sử dụng sức lao động.
-
Câu 25:
Cần dựa vào nguyên tắc nào sau để bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
B. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
C. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
D. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
-
Câu 26:
Việc tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo là nội dung quyền bình đẳng vợ chồng trong quan hệ
A. việc làm.
B. nhân thân.
C. nhà ở.
D. tài sản.
-
Câu 27:
Việc bình đẳng trong lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng là nội dung quyền bình đẳng......
A. trong quan hệ nhân thân.
B. trong quan hệ việc làm.
C. trong quan hệ nhà ở.
D. trong quan hệ tài sản.
-
Câu 28:
Nơi có thầm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp là
A. Phòng đăng kí kinh doanh.
B. Chủ tịch UBND tỉnh.
C. Chủ tịch UBND huyện.
D. Chánh văn phòng UBND tỉnh.
-
Câu 29:
Hàng vi là hồ sơ đăng kí kinh doanh là giả mạo thì sẽ bị
A. đi tù.
B. thu hồi giấy đăng kí kinh doanh.
C. không bị phạt.
D. phạt tiền.
-
Câu 30:
Khi từ 10 lao động trở hộ gia đình cần lập
A. doanh nghiệp.
B. hợp tác xã.
C. công ty.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 31:
Hộ kinh doanh cá thể được phép sử dụng bao nhiêu lao động?
A. Từ 8 lao động.
B. Từ 7 lao động.
C. Từ 6 lao động.
D. Từ 9 lao động.
-
Câu 32:
Nội dung nào sau không được chấp nhận đăng kí kinh doanh?
A. Chung cư.
B. Văn phòng công ty.
C. Nhà đất.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 33:
Mỗi công dân có thể đứng tên trong bao nhiêu hộ kinh doanh?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 34:
Nghề nào sau đây không phải đăng kí kinh doanh?
A. Nghề sửa dày dép.
B. Cửa hàng bán xe máy.
C. Cửa hàng bán văn phòng phẩm.
D. Cửa hàng bán máy giặt.
-
Câu 35:
Cần phải đáp ứng điều kiện gì khi muốn đăng kí hộ kinh doanh?
A. Tên đăng kí kinh doanh phù hợp.
B. Nộp đủ lệ phí theo quy định.
C. Ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục cấm.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 36:
Khi đủ điều kiện thì sau bao nhiêu ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh?
A. 3 ngày.
B. 4 ngày.
C. 5 ngày.
D. 6 ngày.
-
Câu 37:
Không phải đăng kí kinh doanh trong trường hợp
A. Cửa hàng bán sữa.
B. Cửa hàng bán xăng dầu.
C. Nghề làm muối.
D. Cửa hàng tạp hóa.
-
Câu 38:
Nội dung nào sau không phải đăng kí kinh doanh?
A. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối.
B. Những người bán hàng rong, quà vặt.
C. Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 39:
Anh G đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào khi mua xe máy trị giá 65 triệu đồng sau đó anh đi viết hóa đơn với giá trị thấp hơn là 25 triệu.
A. Lao động.
B. Chính trị.
C. Kinh doanh.
D. Văn hóa.
-
Câu 40:
Việc làm của anh G thể hiện điều gì trong trường hợp sau: Khi người dân có nhu cầu cao về mặt hàng bánh kẹo, anh G đã chủ động đăng kí thêm mặt hàng kinh doanh.
A. Anh G tuân thủ pháp luật.
B. Anh G làm sai nghĩa vụ trong kinh doanh
C. Anh G trốn thuế
D. Anh G vi phạm pháp luật.
-
Câu 41:
Để lấy phần chênh lệch doanh nghiệp thời trang C thường bán hóa đơn đỏ với giá trị nhỏ hơn thực tế, việc làm đó đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A. Lao động.
B. Văn hóa.
C. Kinh doanh.
D. Chính trị.
-
Câu 42:
Công ty sản xuất bột ngọt thường xuyên xả nước thải gây ô nhiễm môi trường. Công ty sản xuất bột ngọt đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực
A. Kinh doanh.
B. Lao động.
C. Văn hóa.
D. Chính trị.
-
Câu 43:
Hoàn thành nội dung câu sau: Bất kì công dân nào khi tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải ..........
A. chuyển giao mọi bí quyết làng nghề.
B. đóng thuế đầy đủ và đúng hạn.
C. thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
D. sử dụng các dịch vụ bảo hiểm.
-
Câu 44:
Cần điều kiện gì khi muốn trở thành chủ thể của luật kinh doanh?
A. Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật.
B. Có năng lực hành vi dân sự.
C. Không thuộc trường hợp bị hạn chế kinh doanh hay cấm kinh doanh.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 45:
Các loại hình doanh nghiệp được nhà nước thừa nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Lao động.
B. Văn hóa.
C. Kinh doanh.
D. Chính trị.
-
Câu 46:
Việc tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng nói về quyền bình đẳng trong lĩnh vực.......
A. Kinh tế.
B. Lao động.
C. Kinh doanh.
D. Học tập.
-
Câu 47:
Quyền lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh của mmỗi công dân thuộc quyền bình đẳng trong lĩnh vực.........
A. Học tập.
B. Kinh tế.
C. Kinh doanh.
D. Lao động.
-
Câu 48:
"Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ” là nội dung nói về
A. bình đẳng về việc làm.
B. bình đẳng giữa vợ và chồng.
C. bình đẳng trong kinh doanh.
D. bất bình đẳng.
-
Câu 49:
Sau khi học xong đại học, B mở một cửa hàng tạp hóa tại khu phố nơi mình ở. Theo em B đang thực hiện tốt quyền nào dưới đây?
A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.
B. Quyền bình đẳng trong lao động.
C. Quyền bình đẳng trong gia đình.
D. Quyền bình đẳng của hôn nhân.
-
Câu 50:
Đâu không phải nội dung bình đẳng trong kinh doanh?
A. Tự do lựa chọn việc làm.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh.
C. Tự do lựa chọn hình thức kinh doanh theo điều kiện và khả năng của mình.
D. Tự chủ trong kinh doanh.