Trắc nghiệm Quần xã và Diễn thế sinh thái Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Trong quần xã sinh vật, quan hệ sinh thái nào sau đây không thuộc quan hệ đối kháng giữa các loài?
A. Hội sinh.
B. Cạnh tranh.
C. Kí sinh – vật chủ.
D. Ức chế - cảm nhiễm.
-
Câu 2:
Các loài trong quần xã sinh vật có mối quan hệ nào sau đây
A. Quan hệ hỗ trợ.
B. Quan hệ đối kháng.
C. Quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng.
D. Không có quan hệ gì.
-
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là sai?
A. Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ công sinh, hội sinh và hợp tác.
B. Trong mối quan hệ hỗ trợ mỗi loài đều được hưởng lợi.
C. Một số mối quan hệ hỗ trợ có thể không mang tính thiết yếu đối với sự tồn tại của loài.
D. Trong mối quan hệ hỗ trợ, các loài đều không bị hại.
-
Câu 4:
Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, F, H.
Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này:
(1) Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.
(2) Loài D tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau.
(3) Loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài F.
(4) Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ mất đi.
(5) Nếu số lượng cá thể của loài C giảm thì số lượng cá thể của loài F giảm.
(6) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5.
Phương án trả lời đúng là
A. (1) sai, (2) đúng, (3) đúng, (4) sai, (5) đúng, (6) sai.
B. (1) đúng, (2) sai, (3) sai, (4) đúng, (5) sai, (6) đúng.
C. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng, (5) đúng, (6) sai.
D. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) sai, (5) đúng, (6) sai.
-
Câu 5:
Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một thế hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, F, H. Trong các phát biểu sau về lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1). Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn
(2). Loài D tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau
(3). Loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài F
(4). Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ mất đi
(5). Nếu số lượng cá thể của loài C giảm thì số lượng cá thể loài F giảm
(6). Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5
(7). Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích
A. 3
B. 2
C. 5
D. 6
-
Câu 6:
Cho lưới thức ăn như hình dưới đây.
Nhìn vào lưới thức ăn trên em hãy cho biết, phát biểu nào dưới đây là đúng?
1. Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắt xích.
2. Tảo lục tham gia vào 4 chuỗi thức ăn.
3. Vạc tham gia vào ba chuỗi thức ăn.
4. Khi số lượng chim bói cá tăng lên thì cá gai sẽ được hưởng lợi.
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
-
Câu 7:
Cho các loài sinh vật sau:
(1) Cây bàng.
(2) Cây cọ.
(3) Vi khuẩn phi lưu huỳnh, là một loại vi khuẩn quang tự dưỡng.
(4) Vi khuẩn màu tía, là một loại vi khuẩn quang tự dưỡng.
(5) Vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh, là một loại vi khuẩn hóa tự dưỡng.
(6) Vi khuẩn lam, là một loại vi khuẩn quang tự dưỡng.
Có bao nhiêu loài sinh vật đóng vai trò là sinh vật tự dưỡng trong quần xã?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 8:
Sán lá gan sống trong gan bò và hút dịch gan để sống. Mối quan hệ giữa sán lá gan và bò là
A. hội sinh
B. kí sinh
C. cạnh tranh
D. cộng sinh
-
Câu 9:
Cú và chồn cùng sống trong 1 khu rừng, cùng săn bắt chuột vào ban đêm để ăn. Mối quan hệ giữa cú và chồn là
A. cạnh tranh
B. hội sinh
C. cộng sinh
D. kí sinh
-
Câu 10:
Chim mỏ đỏ bắt các con rận kí sinh trên lưng linh dương để ăn. Mối quan hệ giữa chim mỏ đỏ và linh dương là
A. kí sinh
B. hội sinh
C. hợp tác
D. cạnh tranh
-
Câu 11:
Trên quần đảo Gaiapagos có 3 loài chim sẻ cùng ăn hạt:
- Ở một hòn đảo (đảo chung) có cả 3 loài chim sẻ cùng sinh sống, kích thước mỏ của 3 loài này rất khác nhau nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài.
- Ở các hòn đảo khác (các đảo riêng), mỗi hòn đảo chỉ có một trong ba loài chim sẻ này sinh, sống, kích thước mỏ của các cá thể thuộc mỗi loài lại khác với kích thước mỏ của các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo chung.
Nhận định nào sau đây về hiện tượng trên sai?
A. Kích thước mỏ có sự thay đổi bởi áp lực chọn lọc tự nhiên dẫn đến giảm bớt sự cạnh tranh giữa 3 loài chim sẻ cùng sống ở hòn đảo chung.
B. Sự phân li ổ sinh thái dinh dưỡng của 3 loài chim sẻ trên hòn đảo chung giúp chúng có thể chung sống với nhau.
C. Sự khác biệt về kích thước mỏ giữa các cá thể đang sinh sống ở hòn đảo chung so với các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo riêng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên theo các hướng khác nhau.
D. Kích thước khác nhau của các loại hạt mà 3 loài chim sẻ này sử dụng làm thức ăn ở hòn đảo chung là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi về kích thước mỏ của cả 3 loài chim sẻ.
-
Câu 12:
Khi nói về quá trình diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
A. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
B. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là một trong những nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái.
C. Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường chưa từng có sinh vật.
D. Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp chúng ta có thể chủ động xây dựng kế hoạch để bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên.
-
Câu 13:
Khi nói về quá trình diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
II. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là một trong những nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái.
III. Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường chưa từng có sinh vật.
IV. Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp chúng ta có thể chủ động xây dựng kế hoạch để bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 14:
Trong quần xã sinh vật gồm trâu, rận kí sinh trên trâu, sáo ăn rận trên lưng trâu. Có những mối qua hệ nào có thể xảy ra:
A. kí sinh, hợp tác, hội sinh.
B. hội sinh, cộng sinh, sinh vật này ăn sinh vật khác.
C. kí sinh, hợp tác, sinh vật ăn sinh vật khác.
D. Hội sinh, cộng sinh, ức chế cảm nhiễm
-
Câu 15:
Đáp án nào dưới đây gồm toàn các mối quan hệ hỗ trợ khác loài?
A. Cộng sinh, hợp tác, hội sinh.
B. Cộng sinh, cạnh tranh, hội sinh.
C. Cộng sinh, hợp tác, kí sinh.
D. Hội sinh, cạnh tranh, kí sinh.
-
Câu 16:
Một loài cây dây leo họ Thiên lí sống bám trên thân gỗ, một phần thân của dây leo phồng lên tạo nhiều khoang trống làm thành tổ cho nhiều cá thể kiến sinh sống trong đó. Loài dây leo nhận chất dinh dưỡng là thức ăn của kiến đem về dự trữ trong tổ kiến. Kiến sống trên cây gỗ góp phần tiêu diệt các loài sâu đục thân cây. Mối quan hệ giữa dây leo và kiến, dây leo và cây thân gỗ, kiến và cây thân gỗ lần lượt là
A. Cộng sinh, hội sinh, hợp tác
B. Vật ăn thịt – con mồi, hợp tác, hội sinh
C. Cộng sinh, kí sinh vật chủ, hợp tác
D. Ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh, hợp tác
-
Câu 17:
Loài cây có tên gọi là cây tổ kiến thường sống bám trên các cây thân gỗ lớn (lấy nước, chất dinh dưỡng từ phần vỏ hay thân cây), có thân phình thành củ lớn tạo nhiều khoang trống trở thành một “pháo đài” trú ẩn cho nhiều cá thể kiến, trong khi kiến tha mùn và thải phân làm nguồn nuôi dưỡng cây. Kiến sống trên cây thân gỗ tiêu diệt một số loài sâu hại góp phần bảo về cây thân gỗ. Mối quan hệ sinh thái giữa cây tổ kiến và kiến, cây tổ kiến và cây thân gỗ, kiến và cây thân gỗ lần lượt là
A. Công sinh, hội sinh, hợp tác
B. Kí sinh, hợp tác, hội sinh.
C. Công sinh, hợp tác, hội sinh
D. Kí sinh, hội sinh, hợp tác.
-
Câu 18:
Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa -> châu chấu-> nhái -> gà -> cáo. Tiêu diệt mắt xích nào trong các mắt xích sau sẽ gây hậu quả lớn nhất?
A. Châu chấu
B. Nhái.
C. Gà.
D. Cáo
-
Câu 19:
Quá trình hình thành một quần xã ổn định từ một hòn đảo mới được hình thành giữa biển được gọi là
A. Diễn thế dưới nước
B. Diễn thế trên cạn
C. Diễn thế nguyên sinh
D. Diễn thế thứ sinh
-
Câu 20:
Nhận định nào sau đây phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh?
A. Có sự biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường qua các giai đoạn diễn thế.
B. Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
C. Quần xã ổn định qua các giai đoạn diễn thế.
D. Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
-
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
A. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định
B. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn
C. Một trong những nguyên nhân gây diễn thế sinh thái là sự tác dộng mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã
D. Trong diễn thế sinh thái có sự thay thế tuần tự của các quần xã tương ứng với điều kiện ngoại cảnh
-
Câu 22:
Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Diễn thế sinh thái thứ sinh luôn khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật
B. Trong diễn thế sinh thái, song song với quá trình biến đổi của quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường
C. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một trong những nguyên nhân gây nên diễn thế sinh thái
D. Diễn thế sinh thái là sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường
-
Câu 23:
Bản chất của cơ chế diễn thế sinh thái là sự:
A. Thay đổi quần xã sinh vật khi môi trường thay đổi.
B. Thay thế quần thể ưu thế này bằng quần thể ưu thế khác thích nghi hơn trong quần xã.
C. Biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã.
D. Thay thế hoàn toàn quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác.
-
Câu 24:
Khi nói về sự tác động qua lại giữa quần xã và môi trường sống trong quá trình diễn thế sinh thái, hãy chọn phát biểu đúng:
A. Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế, các điều kiện tự nhiên của môi trường không bị thay đổi.
B. Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
C. Trong tất cả các quá trình diễn thế, nguyên nhân gây ra đều được bắt đầu từ những thay đổi của ngoại cảnh dẫn tới gây ra biến đổi quần xã.
D. Sự biến đổi của điều kiện môi trường không phải là nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái của quần xã.
-
Câu 25:
Cho các phát biểu sau:
(1) Khống chế sinh học thường dẫn đến cân bằng sinh học.
(2) Ứng dụng khống chế sinh học trong bảo vệ thực vật bằng cách sử dụng thiên địch để trừ sâu.
(3) Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài.
(4) Nơi quần xã sống gọi là sinh cảnh.
Số phát biểu đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 26:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật trong tự nhiên ?
(1). Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường.
(2). Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể chỉ xảy ra ở các quần thể động vật không xảy ra các quần thể thực vật.
(3). Quan hệ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm.
(4). Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong.
(5). Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho số lượng cá thể trong quần thể giảm xuống mức tối thiểu.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 27:
Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự cạnh tranh giữa các loài là do chúng
A. có mùa sinh sản trùng nhau.
B. cùng sống trong một nơi ở.
C. có thời gian hoạt động kiếm ăn trùng nhau.
D. có các ổ sinh thái trùng lặp nhau.
-
Câu 28:
Đối với hệ sinh thái nhân tạo, trong sản xuất nông nghiệp để tăng hàm lượng đạm trong đất, người ta sử dụng mối quan hệ nào dưới đây?
A. Nuôi nhiều động vật để lấy phân bón.
B. Cộng sinh giữa nấm sợi và tảo trong địa y.
C. Cộng sinh giữa rêu và lúa
D. Cộng sinh giữa vi khuẩn lam và rễ cây họ đâu
-
Câu 29:
Trong sản xuất nông nghiệp để tăng hàm lượng đạm trong đất, người ta sử dụng mối quan hệ:
A. Giữa các loài thực vật và vi khuẩn sống trong cơ thể thực vật
B. Giữa tảo và nấm sợi tạo địa y.
C. Giữa rêu và cây lúa.
D. Giữa vi khuẩn tạo nốt sần và rễ cây họ đậu.
-
Câu 30:
Ở vườn quốc gia Cát Tiên, cho đến nay, các nghiên cứu đã ghi nhận được có 113 loài thú, thuộc 38 họ và 12 bộ. Đây là ví dụ minh hoạ cho đặc trưng nào của quần xã?
A. Sự phân bố cá thể.
B. Đa dạng thành phần loài.
C. Nhóm tuổi.
D. Tỉ lệ giới tính.
-
Câu 31:
Sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt là
A. vật kí sinh thường có số lượng ít hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi
B. vật kí sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn con mồi
C. trong thiên nhiên, mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi không có vai trò đó
D. vật kí sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thường giết chết con mồi
-
Câu 32:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi?
A. Vật kí sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn con mồi.
B. Vật kí sinh thường có số lượng ít hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi.
C. Vật kí sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thường giết chết con mồi.
D. Trong thiên nhiên, mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi không có vai trò đó.
-
Câu 33:
Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:
I. Chim bắt chấy rận trên trâu, bò.
II. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng
III. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn
IV. Trâu và bò cùng ăn cỏ trên đồng cỏ
Có bao nhiêu quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
-
Câu 34:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đặc điểm của vật ăn thịt - con mồi; kí sinh - vật chủ?
I. Để lấy được một lượng dinh dưỡng lớn từ cơ thể vật chủ nên số lượng vật kí sinh thường ít hơn vật chủ.
II. Để kí sinh được vào vật chủ nên vật kí sinh thường có kích thước cơ thể nhỏ hơn vật chủ.
III. Do nhu cầu cao về dinh dưỡng nên vật ăn thịt và vật kí sinh thường giết chết con mồi và vật chủ.
IV. Để bắt được con mồi nên số lượng vật ăn thịt thường lớn hơn số lượng con mồi.A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 35:
Kết quả của diễn thế nguyên sinh thường dẫn tới
A. thay đổi hẳn cấu trúc của quần xã.
B. hình thành quần xã tương đối ổn định.
C. quần xã bị suy thoái.
D. sự tan rã của quần xã.
-
Câu 36:
Trong các phát biểu sau đây về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Diễn thế sinh thái là sự biến đối tuần tự của quần xã sinh vật qua các giai đoạn khác nhau.
(2) Quá trình diễn thế có thể tạo nên một quần xã ổn định hoặc suy thoái.
(3) Người ta có thể dự đoán được tương lai của quá trình diễn thế.
(4) Diễn thế sinh thái có thể được ứng dụng trong việc quy hoạch về nông lâm ngư nghiệp.
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
-
Câu 37:
Cho hình ảnh về các giai đoạn của một quá trình diễn thế sinh thái và các phát biểu sau đây:
(1) Quá trình này là quá trình diễn thế nguyên sinh.
(2) Thứ tự đúng của các giai đoạn là a → e → c → b → d.
(3) Giai đoạn a được gọi là quần xã sinh vật tiên phong
(4) Quần xã ở giai đoạn d có độ đa dạng cao nhất
(5) Thành phần thực vật chủ yếu trong giai đoạn e là cây ưa bóng.
Số phát biểu đúng.
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
-
Câu 38:
Khi nói về lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong lưới thức ăn, mỗi loài sinh vật chỉ thuộc một bậc dinh dưỡng nhất định.
B. Trong một chuỗi thức ăn, một mắt xích chỉ có một loài sinh vật.
C. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
D. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
-
Câu 39:
Cho biểu đồ và các phát biểu sau về sự sinh trưởng của hai loài trùng cỏ cùng ăn một loại thức ăn trong những điều kiện thí nghiệm khác nhau:(1) Khi nuôi riêng, hai loài trên đều được tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
(2) Khi nuôi riêng, tốc độ tăng trưởng và kích thước tối đa của quần thể của loài 2 cao đều hơn loài 1.
(3) Khi nuôi riêng, tốc độ tăng trưởng quần thể loài 1 và loài 2 đều đạt giá trị tối đa vào khoảng ngày thứ 4 của quá trình nuôi cấy.
(4) Khi nuôi chung hai loài trong cùng một bể nuôi, sự phân li ổ sinh thái đã diễn ra.
(5) Loài 2 có khả năng cạnh tranh cao hơn so với loài 1.
Số phát biểu không đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 40:
Xét một quần xã, mối quan hệ giữa 2 loài trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại gì thuộc mối quan hệ
A. kí sinh.
B. cộng sinh.
C. hợp tác.
D. hội sinh.
-
Câu 41:
Đây là hình ảnh mô tả:
A. sự đa dạng loài
B. diễn thế sinh thái
C. cạnh tranh cùng loài
D. cộng sinh
-
Câu 42:
Trong một quần xã sinh vật trên cạn, châu chấu và thỏ sử dụng cỏ làm nguồn thức ăn; châu chấu là nguồn thức ăn của chim sâu và gà. Chim sâu, gà và thỏ đều là nguồn thức ăn của trăn. Khi phân tích mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã trên, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4.
B. Trăn là sinh vật có sinh khối lớn nhất.
C. Châu chấu và thỏ có ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau.
D. Gà và chim sâu đều là sinh vật tiên thu bậc ba.
-
Câu 43:
Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Mỗi quần xã thường có một số lượng loài nhất đinh, khác với quần xã khác.
B. Các quần xã ở vùng ôn đới do có điều kiện môi trường phức tạp nên độ đa dạng loài cao hơn các quần xã ở vùng nhiệt đới.
C. Tính đa dạng về loài của quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, sự thay đổi môi trường vô sinh.
D. Quần xã càng đa dạng về loài bao nhiêu thì số lượng cá thể của mỗi loài càng ít bấy nhiêu
-
Câu 44:
Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là
A. Loài chủ chốt.
B. Loàỉ ưu thế.
C. Loài đặc trưng.
D. Loài ngẫu nhiên.
-
Câu 45:
Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là
A. Quan hệ vật chủ - vật ký sinh.
B. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
C. Quan hệ cộng sinh.
D. Quan hệ hội sinh.
-
Câu 46:
Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa:
A. Tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống
B. Giảm mức độ canh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống
C. Giảm mức độ canh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống
D. Tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.
-
Câu 47:
Nhận định nào dưới đây không đúng khi phát biểu về thành phần loài của quần xã?
A. Số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã.
B. Quần xã ổn định thường có mức độ đa dạng cao hơn quần xã suy thoái
C. Loài đặc trưng là loài có số lượng nhiều,sinh khối lớn, hoạt động mạnh
D. Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã
-
Câu 48:
Điều nào không đúng đối với diễn thế nguyên sinh?
A. Có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định, tuy nhiên rất nhiều quần xã bị suy thoái.
B. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng.
C. Khởi đầu từ môi trường trống trơn.Hình thành quần xã tương đối ổn định.
D. Tất cả đều sai
-
Câu 49:
Khi nói về độ đa dạng các loài trong quần xã và sự tác động của độ đa dạng loài với các yếu tố khác của quần xã, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Quần xã có độ đa dạng loài càng cao thì quần xã càng dễ bị biến đổi.
B. Độ đa dạng loài trong quần xã càng cao thì lưới thức ăn càng phức tạp.
C. Hai loài trong quần xã có ổ sinh thái trùng nhau sẽ có xu hướng cạnh tranh khác loài.
D. Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào các điều kiện môi trường xung quanh.
-
Câu 50:
Cho những mối quan hệ như sau, quan hệ nào không phải cạnh tranh?
A. Cá mập con khi mới nở ra trong bụng mẹ sử dụng ngay những trứng chưa nở làm thức ăn.
B. Các loài tôm, cá nhỏ thường bò lên thân cá lạc, cá dưa để ăn các loại kí sinh sống trên đây làm thức ăn.
C. Các loài cỏ dại sống với cây lúa trong quần xã là cánh đồng lúa.
D. Cú mèo và rắn cùng ăn chuột trong một khu rừng.