Trắc nghiệm Phép biến hình Toán Lớp 11
-
Câu 1:
Cho đường thẳng d và điểm M' là ảnh của điểm M nằm ngoài d qua phép chiếu vuông góc lên đường thẳng d. Chọn mệnh đề đúng:
A. MM′⊥d tại M′
B. MM′⊥d tại M
C. MM′//d
D. MM′≡d
-
Câu 2:
Phép tịnh tiến theo véc tơ ( u ) biến điểm M thành M' và điểm N thành N' thì
A. \( \overrightarrow {MM'} = \overrightarrow {NN'} \)
B. \( \overrightarrow {MM'} = \overrightarrow {N'N} \)
C. \( \overrightarrow {MN'} = \overrightarrow {NM'} \)
D. \(\overrightarrow {MN} = \vec u\)
-
Câu 3:
Phép đồng nhất biến hình H thành hình H' thì:
A. H′≡H
B. H′≠H
C. H′>H′
D. H′<H
-
Câu 4:
Phép đồng nhất biến điểm M thành điểm M' thì:
A. MM′=0
B. MM′=1
C. MM′=2
D. MM′=−1
-
Câu 5:
Cho phép biến hình F biến hình H thành hình H'. Với mỗi điểm M thuộc H thì tồn tại:
A. M′=F(M)∉H′
B. M′=F(M)∈H
C. M′=F(H)∈M
D. M′=F(M)∈H′
-
Câu 6:
Phép biến hình biến điểm M thành điểm M' là hình chiếu của M lên đường thẳng d. Phép biến hình đó được gọi là:
A. Phép đồng nhất
B. Phép tịnh tiến
C. Phép chiếu vuông góc
D. Phép đối xứng tâm
-
Câu 7:
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm: “Phép đồng nhất là phép biến hình biến điểm M thành …”.
A. Điểm M′ sao cho MM′=1
B. Điểm M′ sao cho MM′=2
C. Điểm M′ sao cho MM′<1
D. Chính nó
-
Câu 8:
Nếu ảnh của hình H qua phép biến hình F là H' thì ta kí hiệu là:
A. F(H′)=H
B. F(HH′)=0
C. F(H′H)=0
D. F(H)=H′
-
Câu 9:
Gọi ảnh của điểm M qua phép biến hình F là điểm M'. Khi đó, ta có kí hiệu:
A. F(M)=M′
B. F(M′)=M
C. F(MM′)=0
D. F(M′M)=0
-
Câu 10:
Gọi M' là ảnh của điểm M qua một phép biến hình. Có tất cả bao nhiêu điểm M'
A. 0
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 11:
Trong mặt phẳng tọa độOxy , cho phép biến hình f xác định như sau: Với mỗi M(x;y), ta có \(M^{\prime}=f(M)\)sao cho \(M^{\prime}\left(x^{\prime} ; y^{\prime}\right) \text { thỏa } x^{\prime}=x+2 ; y^{\prime}=y-3\)
A. f là phép tịnh tiến theo vectơ v\(\vec{v}=(2 ; 3)\)
B. f là phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec{v}=(-2 ; 3)\).
C. f là phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec{v}=(2 ; -3)\)
D. f là phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec{v}=(-2 ;- 3)\)
-
Câu 12:
Cho hai đường thẳng song song d và d'. Trong các khẳng định sau khẳng định nào đúng?
A. Cả ba khẳng định trên đều đúng
B. Có đúng một phép tịnh tiến biến d thành d'
C. Có vô số phép tịnh tiến biến d thành d'
D. Phép tịnh tiến theo véc tơ \(\vec v\) có giá vuông góc với đường thẳng d biến d thành d'
-
Câu 13:
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Qua O kẻ đường thẳng d. Quy tắc nào sau đây là một phép biến hình:
A. Quy tắc biến O thành giao điểm của d với các cạnh tam giác ABC
B. Quy tắc biến O thành giao điểm của d với đường tròn (O)
C. Quy tắc biến O thành hình chiếu của O trên các cạnh của tam giác ABC
D. Quy tắc biến O thành trực tâm H, biến H thành O và các điểm khác H và O thành chính nó
-
Câu 14:
Cho hai đường tròn bằng nhau có tâm lấn lượt là O, O’, biết chúng tiếp xúc ngoài, một phép quay tâm I và góc quay \(\frac{{\rm{\pi }}}{2}\) biến đường tròn (O) thành đường tròn (O'). Khẳng định nào sau đây sai?
A. I nằm trên đường tròn đường kính OO’.
B. I nằm trên đường trung trực đoạn OO’.
C. I là giao điểm của đường tròn đường kính OO’ và trung trực đoạn OO’
D. Có hai tâm I của phép quay thỏa mãn điều kiện đầu bài
-
Câu 15:
Trong các phép biến hình sau đây, phép biến hình nào không phải là phép dời hình?
A. Phép tịnh tiến.
B. Phép quay.
C. Phép vị tự.
D. Phép đối xứng trục.
-
Câu 16:
Trong các mệnh đề mệnh đề nào sai ?
A. Phép dời là phép đồng dạng tỉ số k = 1.
B. Phép đồng dạng biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.
C. Phép vị tự tỉ số k là phép đồng dạng tỉ số |k|
D. Phép đồng dạng bảo toàn độ lớn góc.
-
Câu 17:
Cho hai đường thẳng d và d' song song với nhau. Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến đường thẳng d thành đường thẳng d'?
A. Không có phép tịnh tiến nào.
B. Có duy nhất một phép tịnh tiến.
C. Chỉ có hai phép tịnh tiến.
D. Có rất nhiều phép tịnh tiến.
-
Câu 18:
Trong năm phép biến hình: Tịnh tiến, đối xứng tâm, đối xứng trục, phép quay và phép vị tự. Có bao nhiêu phép biến hình luôn biến một đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 19:
Trong các phép biến hình sau, đâu không phải là phép dời hình?
A. Phép tịnh tiến.
B. Phép quay.
C. Phép đối xứng tâm.
D. Phép vị tự.
-
Câu 20:
Xét hai phép biến hình sau:
(i) Phép biến hình F1, biến mỗi điểm M(x;y) thành điểm M'(-y;x)
(ii) Phép biến hình F2 biến mỗi điểm M(x;y) thành điểm M'(2x;2y)
Phép biến hình nào trong hai phép biến hình trên là phép dời hình?
A. Chỉ phép biến hình (i)
B. Chỉ phép biến hình (ii)
C. Cả hai phép biến hình (i) và (ii)
D. Cả hai phép biến hình (i) và (ii) đều không là phép dời hình
-
Câu 21:
Phép biến hình nào sau đây là một phép dời hình ?
A. Phép biến mọi điểm M thành điểm M' sao cho O là trung điểm MM', với O là điểm cố định cho trước
B. Phép chiếu vuông góc lên một đường thẳng d.
C. Phép biến mọi điểm M thành điểm O cho trước
D. Phép biến mọi điểm M thành điểm M' là trung điểm của đoạn OM, với O là 1 điểm cho trước
-
Câu 22:
Trong mặt phẳng Oxy, cho phép biến hình f xác định như sau: Với mỗi M(x;y), ta có M' = f(M) sao cho M'(x';y') thỏa mãn x' = x; y' = ax+by, với a,b là các hằng số thực. Khi đó a và b nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây thì f trở thành phép biến hình đồng nhất?
A. a = b = 1
B. a = 0;b = 1
C. a = 0;b = 1
D. a = b = 0
-
Câu 23:
Cho tam giác ABC nội tiếp đường trong (O). Qua O kẻ đường thẳng d. Quy tắc nào sau đây là một phép biến hình.
A. Quy tắc biến O thành giao điểm của d với các cạnh tam giác ABC
B. Quy tắc biến O thành giao điểm của d với đường tròn O
C. Quy tắc biến O thành hình chiếu của O trên các cạnh của tam giác ABC
D. Quy tắc biến O thành trực tâm H, biến H thành O và các điểm khác H và O thành chính nó.
-
Câu 24:
Phép biến hình biến điểm M thành điểm M’ thì với mỗi điểm M có:
A. Ít nhất một điểm M’ tương ứng
B. Không quá một điểm M’ tương ứng
C. Vô số điểm M’ tương ứng
D. Duy nhất một điểm M’ tương ứng