Trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa - khử Hóa Học Lớp 10
-
Câu 1:
Xét phản ứng: 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O. Cần trộn 1 thể tích khí ammonia với bao nhiêu thể tích không khí để thực hiện phản ứng trên? Biết không khí chứa 21% thể tích oxygen và các thể tích khí đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất.
A. 4,378.
B. 6,250.
C. 5,952.
D. 1,250.
-
Câu 2:
Cho phương trình hóa học của phản ứng:
aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O (a, b, c, d, e là các số nguyên)
Tổng hệ số của các chất trong phương trình hóa học trên là
A. 5
B. 9
C. 12
D. 15
-
Câu 3:
Cho nước Cl2 vào dung dịch NaI xảy ra phản ứng hóa học:
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
Trong phản ứng hóa học trên, xảy ra quá trình oxi hóa chất nào?
A. Cl2.
B. NaI.
C. NaCl.
D. I2.
-
Câu 4:
Trong phản ứng hóa học: 2K + 2H2O → 2KOH + H2, chất oxi hóa là
A. H2O.
B. KOH.
C. K.
D. H2.
-
Câu 5:
Trong phản ứng hóa học: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2, mỗi nguyên tử Zn đã
A. nhường 2 electron.
B. nhận 2 electron.
C. nhường 1 electron.
D. nhận 1 electron.
-
Câu 6:
Số oxi hóa của S trong ion SO42- là
A. -2
B. +2
C. +4
D. +6
-
Câu 7:
Số oxi hóa của S trong ion S2- là
A. +2
B. -2
C. +3
D. 0
-
Câu 8:
Số oxi hóa của P trong phân tử H3PO4 là
A. +5
B. +3
C. +2
D. +1
-
Câu 9:
Số oxi hóa của N trong phân tử KNO3 là
A. -2
B. +2
C. +4
D. +5
-
Câu 10:
Trong hợp chất, số oxi hóa thường gặp của kim loại kiềm thổ là
A. +1
B. +2
C. -2
D. +3
-
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong phân tử các hợp chất, thông thường số oxi hóa của hydrogen là –2, của oxygen là +1, các kim loại điển hình có số oxi hóa âm.
B. Trong phân tử các hợp chất, thông thường số oxi hóa của hydrogen là +1, của oxygen là –2, các kim loại điển hình có số oxi hóa âm.
C. Trong phân tử các hợp chất, thông thường số oxi hóa của hydrogen là –2, của oxygen là +1, các kim loại điển hình có số oxi hóa dương.
D. Trong phân tử các hợp chất, thông thường số oxi hóa của hydrogen là +1, của oxygen là –2, các kim loại điển hình có số oxi hóa dương.
-
Câu 12:
Quá trình nào sau đây là quá trình khử?
A. Cu → Cu2+ +2e.
B. Na → Na+ +1e.
C. 2H+ +2e → H2.
D. Fe→ Fe3+ + 4e.
-
Câu 13:
Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa là chất
A. nhường electron.
B. nhận electron.
C. nhường proton.
D. nhận proton.
-
Câu 14:
Cho phương trình hóa học của phản ứng:
aCu + bHNO3 → cCu(NO3)2 + dNO + eH2O (a, b, c, d, e là các số nguyên)
Tổng hệ số của các chất tham gia phản ứng là
A. 9
B. 11
C. 16
D. 20
-
Câu 15:
Phương pháp thăng bằng electron đường dùng để lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử theo nguyên tắc:
A. Số chất khử bằng số chất oxi hóa.
B. Tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.
C. Số nguyên tử có số oxi hóa tăng bằng số nguyên tử có số oxi hóa giảm.
D. Tổng số hóa trị của các nguyên tố trong chất khử bằng tổng số hóa trị của các nguyên tố chất oxi hóa.
-
Câu 16:
Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
A. NaOH + HCl →→ NaCl + KOH.
B. CO2 + NaOH →→ NaHCO3.
C. BaCl2 + K2SO4 →→ BaSO4 + 2KCl.
D. 2Na + 2H2O →→ 2NaOH + H2.
-
Câu 17:
Cho phương trình hóa học: Cl2 + H2O →HCl + HClO. Trong phản ứng trên, Cl2 là
A. chất oxi hóa.
B. chất khử.
C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
D. không là chất oxi hóa, không là chất khử.
-
Câu 18:
Phản ứng oxi hóa – khử là
A. phản ứng hóa học chỉ xảy ra quá trình nhường electron.
B. phản ứng hóa học chỉ xảy ra quá trình nhận electron.
C. phản ứng hóa học xảy ra đồng thời quá trình quá trình nhường electron và quá trình nhận electron.
D. phản ứng oxi hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
-
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Quá trình oxi hóa là quá trình chất khử nhường electron, quá trình khử là quá trình chất oxi hóa nhận electron.
B. Quá trình oxi hóa là quá trình chất khử nhận electron, quá trình khử là quá trình chất oxi hóa nhường electron.
C. Quá trình oxi hóa và quá trình khử đều là quá trình nhường electron.
D. Quá trình oxi hóa và quá trình khử đều là quá trình nhận electron.
-
Câu 20:
Chất khử là
A. chất nhận electron.
B. chất nhường electron.
C. chất vừa nhường electron, vừa nhận electron.
D. không nhường hay nhận electron.
-
Câu 21:
Số oxi hóa của C trong ion CO32- là
A. –2.
B. +2.
C. +4.
D. +6.
-
Câu 22:
Số oxi hóa của Fe trong ion Fe3+ là
A. +2.
B. –2.
C. +3.
D. 0.
-
Câu 23:
Số oxi hóa của N trong phân tử HNO3 là
A. –3.
B. +1.
C. +2.
D. +5.
-
Câu 24:
Số oxi hóa của S trong phân tử K2SO4 là
A. –2.
B. 0.
C. +4.
D. +6.
-
Câu 25:
Trong đơn chất, số oxi hóa của nguyên tử bằng
A. 0.
B. +1.
C. –1.
D. –2.
-
Câu 26:
Số oxi hóa được viết ở dạng
A. số đại số, dấu viết trước, số viết sau.
B. số đại số, dấu viết sau, số viết trước.
C. số đại số, nếu là số oxi hóa âm thì cần viết thêm dấu ở trước.
D. số đại số, nếu là số oxi hóa âm thì cần viết thêm dấu ở sau.
-
Câu 27:
Điện tích quy ước của nguyên tử trong phân tử khi coi tất cả các electron liên kết đều chuyển hoàn toàn về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn được gọi là
A. hóa trị.
B. điện tích.
C. số oxi hóa.
D. độ âm điện.
-
Câu 28:
Cho phương trình hóa học: aZn + bH2SO4 (đặc) \(\mathop \to \limits^{{t^o}} \) cZnSO4 + dH2S + fH2O. Giá trị của b trong phương trình hóa học trên là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 29:
Cho phương trình hóa học: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO↑ + H2O. Tổng hệ số của các chất tham gia trong phản ứng trên là
A. 8
B. 11
C. 15
D. 18
-
Câu 30:
Cho phương trình hóa học của phản ứng: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaOCl + H2O. Trong phản ứng trên, Cl2 đóng vai trò
A. là chất oxi hóa.
B. là chất khử.
C. không là chất oxi hóa, không là chất khử
D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
-
Câu 31:
Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về chất oxi hóa và chất khử?
A. Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron, chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận electron.
B. Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhận electron, chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhường electron.
C. Chất khử (chất bị oxi hóa) và chất oxi hóa (chất bị khử) đều là chất nhận electron.
D. Chất khử (chất bị oxi hóa) và chất oxi hóa (chất bị khử) đều là chất nhường electron.
-
Câu 32:
Phản ứng nào dưới đây là phản ứng oxi hóa khử?
A. CaCO3 \(\mathop \to \limits^{{t^o}} \) CaO + CO2.
B. BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓+ 2NaCl.
C. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
D. 4Al + 3O2 \(\mathop \to \limits^{{t^o}} \) 2Al2O3.
-
Câu 33:
Phản ứng oxi hóa – khử là gì?
A. phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
B. phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
C. phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất một nguyên tố hóa học.
D. phản ứng hóa học trong đó hai hay nhiều chất ban đầu sinh ra một chất mới.
-
Câu 34:
Số oxi hóa của N trong ion NH4+ là
A. -3.
B. +2.
C. +4.
D. +5.
-
Câu 35:
Số oxi hóa của N trong ion NO3- là
A. -3.
B. +2.
C. +4.
D. +5.
-
Câu 36:
Số oxi hóa của S trong hợp chất KAl(SO4)2 là
A. -2.
B. +2.
C. +4.
D. +6.
-
Câu 37:
Số oxi hóa của C trong hợp chất K2CO3 là
A. +2.
B. +4.
C. +6.
D. +8.
-
Câu 38:
Số oxi hóa của Fe trong hợp chất Fe2O3 là
A. +2.
B. +3.
C. +4.
D. +6.
-
Câu 39:
Số oxi hóa của S trong phân tử H2SO4 là
A. +4.
B. +6.
C. –2.
D. 0.
-
Câu 40:
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Trong hợp chất, số oxi hóa của H là +1 (trừ một số hydride NaH, CaH2, …); số oxi hóa của O là –2 (trừ một số trường hợp như OF2, H2O2, …).
B. Trong hợp chất, số oxi hóa của các kim loại kiềm (nhóm IA: Li, Na, K, …) luôn là +1.
C. Trong hợp chất, số oxi hóa của các kim loại kiềm thổ (nhóm IIA: Be, Mg, Ca, Ba, …) luôn là +2, số oxi hóa của Al là +3.
D. Tổng các số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử và trong một ion đa nguyên tử bằng 0.
-
Câu 41:
Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là
A. hóa trị của nguyên tố đó trong hợp chất.
B. điện tích của nguyên tử nguyên tố đó với giả định đây là hợp chất ion.
C. số nguyên tử của nguyên tố đó trong hợp chất.
D. số khối của nguyên tử nguyên tố đó trong hợp chất.
-
Câu 42:
Cho phản ứng: aZn + bHNO3 → cZn(NO3)2 + dN2 + eNH4NO3 + fH2O.
Nếu d : e = 1 : 1, thì tổng hệ số cân bằng nguyên tối giản trong phản ứng là
A. 21
B. 41
C. 49
D. 51
-
Câu 43:
Cho phương trình phản ứng: Al + HNO3→ Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O. Biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3 : 2.
Tỉ lệ số nguyên tử Al : N2O : N2 là
A. 44 : 6 : 9;
B. 46 : 9 : 6;
C. 46 : 6 : 9;
D. 44 : 9 : 6.
-
Câu 44:
Cho phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Quá trình khử trong phản ứng trên là
A. \(2\mathop O\limits^{ - 2} \to {\mathop O\limits^0 _2} + 4e\)
B. \(3\mathop {Fe}\limits^{ + 8/3} \to 3\mathop {Fe}\limits^{ + 3} + 1e\)
C. \(\mathop N\limits^{ + 5} + 1e \to \mathop N\limits^{ + 4} \)
D. \(\mathop {Fe}\limits^{ + 2} \to \mathop {Fe}\limits^{ + 3} + 1e\)
-
Câu 45:
Cho phản ứng:
\(KMn{O_4}\; + {\rm{ }}FeS{O_4}\; + {\rm{ }}{H_2}S{O_4}\; \to {\rm{ }}F{e_2}{(S{O_4})_3} + {\rm{ }}{K_2}S{O_4} + {\rm{ }}MnS{O_4} + {\rm{ }}{H_2}O\)
Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là
A. 10 và 2;
B. 1 và 5;
C. 2 và 10;
D. 5 và 1.
-
Câu 46:
Phản ứng HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + H2O có hệ số cân bằng của các chất lần lượt là
A. 2, 1, 1, 1, 1;
B. 2, 1, 1, 1, 2;
C. 4, 1, 1, 1, 2;
D. 4, 1, 2, 1, 2.
-
Câu 47:
Loại phản ứng nào sau đây luôn là phản ứng oxi hóa - khử?
A. Phản ứng hóa hợp;
B. Phản ứng phân hủy;
C. Phản ứng thế (vô cơ);
D. Phản ứng trao đổi.
-
Câu 48:
Số oxi hóa của N, Cr, Mn trong các nhóm ion nào sau đây lần lượt là +5; +6; +7?
A. \(NH_4^ + ,CrO_4^{2 - },MnO_4^{2 - }\)
B. \(NO_2^ - ,CrO_2^ - ,MnO_4^{2 - }\)
C. \(NO_3^ - ,C{r_2}O_7^{2 - },MnO_4^ - \)
D. \(NO_3^ - ,CrO_2^ - ,MnO_4^ - \)
-
Câu 49:
Phương trình hóa học nào thể hiện tính oxi hóa của HCl?
A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2;
B. NaOH + HCl → NaCl + H2O;
C. Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O;
D. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
-
Câu 50:
Trong phản ứng: CaO + CO2 → CaCO3, carbon đóng vai trò là?
A. Chất oxi hóa;
B. Chất khử;
C. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa;
D. Không bị oxi hóa cũng không bị khử.