Trắc nghiệm Peptit và Protein Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Tào phớ (còn gọi là phớ, tàu hũ, ...) là một món ăn vặt làm từ đậu tương được ưa thích ở châu Á.
Tương tự như đậu phụ, để làm tào phớ, trong cách làm truyền thống, người ta thêm "nước chua" vào dung dịch nước đậu tương đã được nấu chín (đậu tương được xay cùng với nước rồi lọc và đun sôi), khi đó "óc đậu" sẽ bị kết tủa, sau khi trải qua quá trình lọc, ép, ... chế biến, sẽ thu được thành phẩm tương ứng. Gần đây, vì lợi nhuận, nhiều người sản xuất đậu phụ, tào phớ thay vì dùng "nước chua" để làm "óc đậu" lại thay thế bằng thạch cao gây ra nhiều lo ngại về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Kết luận nào dưới đây là đúng?
A. Đậu tương có hàm lượng đạm cao nhờ có vi khuẩn cố định đạm ký sinh trong nốt sần của rễ cây.
B. "Nước chua" được sử dụng trong quá trình làm đậu bản chất là dung dịch axit có pH cao.
C. Sự hình thành "óc đậu" có bản chất là sự biến tính và đông tụ của protein dưới tác dụng của axit.
D. Để tào phớ thu được rắn chắc và đẹp mắt hơn nên thêm vào quá trình chế biến thật nhiều thạch cao.
-
Câu 2:
Để tạo thành PVA, người ta tiến hành trùng hợp
A. \(C{H_2} = CH-COO-C{H_3}\)
B. \(C{H_3}-COO-CH = C{H_2}\)
C. \(C{H_2} = C\left( {C{H_3}} \right)-COO-C{H_3}\)
D. \(C{H_3}-COO-C\left( {C{H_3}} \right) = C{H_2}\)
-
Câu 3:
Thủy phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100000 g/mol thì số mắt xích alanin có trong X là
A. 453
B. 382
C. 328
D. 479
-
Câu 4:
Hai chất nào dưới đây khi tham gia phản ứng trùng ngưng tạo tơ nilon-6,6?
A. Axit glutamic và hexametylenđiamin
B. Axit ađipic và hexametylenđiamin
C. Axit picric và hexametylenđiamin
D. Axit ađipic và etilen glicol
-
Câu 5:
Khi tiến hành phản ứng trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylenđiamin ta thu được một tơ nilon-6,6 chứa 12,39% nitơ về khối lượng. Tỷ lệ số mắt xích giữa axit ađipic và hexametylenđiamin trong mẫu tơ trên là
A. 2 : 3
B. 1 : 1
C. 1 : 3
D. 3 : 2
-
Câu 6:
Đồng trùng hợp đimetyl buta–1,3–đien với acrilonitrin(CH2=CH–CN) theo tỉ lệ tương ứng x : y, thu được một loại polime. Đốt cháy hoàn toàn một lượng polime này, thu được hỗn hợp khí và hơi (CO2, H2O, N2) trong đó có 57,69% CO2 về thể tích. Tỉ lệ x : y khi tham gia trùng hợp là bao nhiêu ?
A. \(\frac{x}{y} = \frac{1}{3}\)
B. \(\frac{x}{y} = \frac{2}{3}\)
C. \(\frac{x}{y} = \frac{3}{2}\)
D. \(\frac{x}{y} = \frac{3}{5}\)
-
Câu 7:
Cao su lưu hóa chứa 2% lưu huỳnh về khối lượng. Giả thiết nguyên tử S thay thế cho nguyên tử H ở nhóm metylen (-CH2-) trong mạch cao su. Trung bình khoảng bao nhiêu mắt xích cao su isopren có 1 cầu nối đisunfua -S-S- ?
A. 46
B. 40
C. 56
D. 23
-
Câu 8:
Khi tiến hành đồng trùng hợp acrilonitrin và buta-1,3-đien thu được một loại cao su buna-N chứa 15,73% N về khối lượng. Tỉ lệ số mol acrilonitrin và buta-1,3-đien trong cao su buna-N là :
A. 2 : 1
B. 2 : 3
C. 1 : 2
D. 3 : 2
-
Câu 9:
Khi clo hóa PVC ta thu được một loại tơ clorin chứa 66,67% clo. Hỏi trung bình 1 phân tử clo tác dụng với bao nhiêu mắt xích PVC ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 10:
Một phân tử cao su buna-S gồm 4000 mắt xích và có phân tử khối bằng 1048000 đvC. Tỉ lệ số phân tử buta-1,3-đien và stiren trong loại cao su trên là
A. 1:2
B. 3:1
C. 1:3
D. 1:1
-
Câu 11:
Một loại cao su Buna-S có tỉ lệ kết hợp của 2 loại monome là 1 : 1. Phân tử khối trung bình của loại cao su này là 12640000 đvC. Hệ số polime hóa trung bình của loại cao su này bằng
A. 100000
B. 80000
C. 90000
D. 95000
-
Câu 12:
Khối lượng 1 phân tử xenlulozơ là 48600000 đvC. Số gốc glucozơ có trong phân tử xenlulozơ trên là
A. 250000
B. 270000
C. 300000
D. 350000
-
Câu 13:
Số lượng mắt xích của 1 đoạn mạch tơ nilon-6 là 120. Khối lượng phân tử của đoạn mạch này là
A. 13560
B. 15200
C. 13673
D. 15720
-
Câu 14:
Polisaccarit (-C6H10O5-)n có khối lượng phân tử là 162000 đvC có hệ số trùng hợp là bao nhiêu?
A. 1000
B. 800
C. 700
D. 1100
-
Câu 15:
Khối lượng phân tử của một đoạn mạch polietilen là 420 đvC. Số mắt xích của đoạn mạch này là
A. 20
B. 30
C. 15
D. 10
-
Câu 16:
Khi clo hóa PVC ta thu được một loại tơ clorin chứa 66,67% clo. Hỏi trung bình 1 phân tử clo tác dụng với bao nhiêu mắt xích PVC ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 17:
Cứ 25,2 gam cao su buna-S phản ứng hết với 300 gam dung dịch Br2 6,4%. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là
A. 3:5
B. 1:3
C. 2:3
D. 1:2
-
Câu 18:
Polime X có phân tử khối là 280.000 với hệ số trùng hợp n=10.000. X là:
A. (-CF2-CF2-)n
B. (-CH2-CH2-)n
C. (-CH2-CHCl-)n
D. (-CH2-CH-)n
-
Câu 19:
Một polime X được xác định có phân tử khối là 39062,5 đvC với hệ số trùng hợp để tạo nên polime này là 625. Polime X là
A. PP
B. PVC
C. PE
D. PS
-
Câu 20:
Một phân tử cao su buna-S gồm 4000 mắt xích và có phân tử khối bằng 1048000 đvC. Tỉ lệ số phân tử buta-1,3-đien và stiren trong loại cao su trên là
A. 1:2
B. 3:1
C. 1:3
D. 1:1
-
Câu 21:
Một loại cao su buna- N có tỉ lệ số mắt xích butađien và acrilonitrin là 5:3. Đốt m gam loại cao su này thu được 6,496 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 4,2
B. 2,4
C. 3,66
D. 3,3
-
Câu 22:
Một loại cao su buna- S có tỉ lệ số mắt xích buta - 1,3 -đien và stiren là 2:3. Cứ m gam cao su này phản ứng vừa hết với 24 gam brom trong dung dịch CCl4. Giá trị của m là:
A. 8,61
B. 31,5
C. 47,1
D. 94,2
-
Câu 23:
Khi tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien với stiren, xúc tác Na thu được một loại cao su buna-S. Cứ 42 gam cao su buna-S phản ứng hết với 32 gam Br2 trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích buta-1,3-dien và stiren trong cao su buna-S là
A. 1:2
B. 3:5
C. 1:3
D. 2:3
-
Câu 24:
Một loại cao su buna-N có phần trăm khối lượng của nitơ là 19,72%. Tỉ lệ mắt xích butađien và vinyl xianua là
A. 1:3
B. 3:1
C. 2:1
D. 1:2
-
Câu 25:
Một loại cao su Buna-S có tỉ lệ kết hợp của 2 loại monome là 1 : 1. Phân tử khối trung bình của loại cao su này là 12640000 đvC. Hệ số polime hóa trung bình của loại cao su này bằng
A. 100000
B. 80000
C. 90000
D. 95000
-
Câu 26:
Phân tử khối của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 56500u. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 nêu trên là
A. 250
B. 500
C. 125
D. 113
-
Câu 27:
Khối lượng của 1 đoạn mạch tơ nitron là 80560 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch tơ nitron là:
A. 7124
B. 1492
C. 1520
D. 1289
-
Câu 28:
Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 22826 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 11639 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là:
A. 103 và 101
B. 121 và 114
C. 101 và 103
D. 113 và 114
-
Câu 29:
Khối lượng phân tử của một đoạn mạch polietilen là 420 đvC. Số mắt xích của đoạn mạch này là
A. 20
B. 30
C. 15
D. 10
-
Câu 30:
Số lượng mắt xích của 1 đoạn mạch tơ nilon-6 là 120. Khối lượng phân tử của đoạn mạch này là
A. 13560
B. 15200
C. 13673
D. 15720
-
Câu 31:
Cho các polime sau: polietilen, poliacrilonitrin, tơ visco, nhựa novolac, xenlulozơ, cao su buna-N, tơ nilon-6,6. Số polime tổng hợp là
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
-
Câu 32:
Cho các polime sau: polietilen, poli(vinyl clorua), cao su lưu hóa, nilon-6,6, amilopectin, xenlulozơ. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là
A. 5
B. 3
C. 6
D. 4
-
Câu 33:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
B. Sợi bông, tơ tằm đều thuộc loại tơ thiên nhiên.
C. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không phân nhánh.
D. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
-
Câu 34:
Cho các chất sau: etilen, vinyl clorua, metyl axetat, metyl acrylat, glyxin. Số chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
-
Câu 35:
Cho dãy các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6, amilozơ, nilon-6, tơ nitron, polibutađien, tơ visco, tơ lapsan. Số polime tổng hợp có trong dãy là:
A. 6
B. 5
C. 7
D. 4
-
Câu 36:
Cho các polime sau: nilon 6-6; poli (vinyl clorua); poli (metyl metacrylat); teflon; tơ lapsan; polietilen; polibutadien. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. 2
B. 7
C. 5
D. 3
-
Câu 37:
Cho một polime sau : (–NH–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH2–CH2–CO–)n.
Số loại phân tử monome tạo thành polime trên là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 38:
Cho các chất sau :
\(\begin{array}{*{20}{l}} {}\\ {1)C{H_3}CH\left( {N{H_2}} \right)COOH\;\;\;\;\;\;\;\;2)HOOC - C{H_2} - C{H_2} - COOH\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;3)HO - C{H_2} - COOH}\\ {4)HCHO;{C_6}{H_5}OH\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;5)HO - C{H_2} - C{H_2} - OH;p - {C_6}{H_4}{{\left( {COOH} \right)}_2}}\\ {6){H_2}N{{\left[ {C{H_2}} \right]}_6}N{H_2};HOOC{{\left( {C{H_2}} \right)}_4}COOH} \end{array}\)
Các trường hợp có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. 1, 3, 4, 5, 6
B. 1, 2, 3, 4, 5, 6
C. 1, 6
D. 1, 3, 5, 6
-
Câu 39:
Để tạo ra cao su Buna-S, cao su Buna-N, người ta phải thực hiện phản ứng gì?
A. Phản ứng trùng hợp
B. Phản ứng đồng trùng hợp
C. Phản ứng trùng ngưng
D. Phản ứng đồng trùng ngưng
-
Câu 40:
Xét về mặt cấu tạo thì số lượng polime thu được khi trùng hợp buta-1,3-đien là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 41:
Nhận xét về tính chất vật lí chung của polime nào dưới đây không đúng?
A. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi
B. Đa số nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ rộng, hoặc không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng
C. Đa số không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp
D. Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền
-
Câu 42:
Cho các polime : PS, cao su isopren, rezit, xenlulozơ, tinh bột, glicogen, PVC, cao su lưu hóa. Có bao nhiêu polime có cấu trúc mạng không gian ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 43:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ba ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 3 - 4 giọt CuSO4 2%.
Bước 2: Cho tiếp vào ba ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 2 - 3 ml dung dịch NaOH 10%, lắc đều.
Bước 3: Tiếp tục nhỏ vào ống thứ nhất 2 ml dung dịch glucozơ 1%, vào ống nghiệm thứ hai 2 ml dung dịch saccarozơ 1%, vào ống nghiệm thứ ba 2 ml dung dịch lòng trắng trứng.
Cho các phát biểu sau:
(1) Ở bước 3, trong cả 3 ống nghiệm đều có hiện tượng kết tủa bị tan ra cho dung dịch màu xanh lam.
(2) Kết thúc bước 2, trong cả ba ống nghiệm đều có kết tủa xanh của Cu(OH)2.
(3) Sau bước 3, trong ống nghiệm thứ ba xuất hiện màu tím đặc trưng.
(4) Ở bước 2 có thể thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
-
Câu 44:
Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure của lòng trắng trứng (protein) theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2% + 1 ml dung dịch NaOH 30%.
Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.
Bước 3: Thêm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm, lắc đều.
Nhận định nào sau đây là sai?
A. Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức.
B. Có thể thay thế dung dịch lòng trắng trứng bằng dung dịch Gly-Ala.
C. Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và dung dịch có màu tím đặc trưng.
D. Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh lam.
-
Câu 45:
Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 0,5 ml dung dịch protein 10% (lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt), cho tiếp 1 - 2 ml nước cất, lắc đều ống nghiệm.
Bước 2: Cho tiếp 1 - 2 ml dung dịch NaOH 30% (đặc) và 1 - 2 giọt dung dịch CuSO4 2% vào rồi lắc ống nghiệm.
Bước 3: Để yên ống nghiệm 2 - 3 phút.
Cho các phát biểu sau:
(1) Sau bước 1 ta thu được dung dịch protein.
(2) Thí nghiệm này có thể tiến hành ở điều kiện thường và không cần đun nóng.
(3) Sau bước 2, dung dịch ban đầu xuất hiện màu xanh tím.
(4) Sau bước 3, màu xanh tím đậm dần rồi biến mất.
(5) Phản ứng màu biure xảy ra thuận lợi trong môi trường kiềm.
(6) Có thể thay lòng trắng trứng gà hoặc vịt bằng dầu ăn.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
-
Câu 46:
Có hai loại len có bề ngoài giống nhau, một loại là len lông cừu và một loại len sản xuất từ tơ nhân tạo (có bản chất là xenlulozơ). Cách đơn giản để phân biệt hai loại len trên là
A. Hòa tan vào nước, len lông cừu tan còn len sản xuất từ tơ nhân tạo không tan.
B. Hòa tan vào cồn, len lông cừu không tan còn len sản xuất từ tơ nhân tạo tan.
C. Đốt cháy, len lông cừu có mùi khét còn len sản xuất từ tơ nhân tạo không có mùi.
D. Đốt cháy, len lông cừu không có mùi còn len sản xuất từ tơ nhân tạo có mùi khét.
-
Câu 47:
Các loài thủy hải sản như lươn, cá… thường có nhiều nhớt, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hầu hết các chất này là các loại protein. Để làm sạch nhớt thì không thể dùng biện pháp nào sau đây?
A. dùng giấm ăn
B. dùng nước vôi
C. dùng tro thực vật
D. rửa bằng nước lạnh
-
Câu 48:
Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra sản phẩm có màu đặc trưng
A. Màu đỏ
B. Màu cam
C. Màu vàng
D. Màu tím
-
Câu 49:
Một trong những điểm khác nhau cơ bản của protid (protein) so với lipit và glucozơ là
A. protid (protein) luôn có nhóm hiđroxyl.
B. protid (protein) luôn chứa N
C. protid (protein) luôn chứa N.
D. protid (protein) có khối lượng phân tử lớn hơn.
-
Câu 50:
Mô tả hiện tượng nào dưới đây không chính xác?
A. Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng thấy hiện tượng đông tụ lại, tách ra khỏi dung dịch
B. Trộn lẫn lòng trắng trứng, dung dịch NaOH và một ít CuSO4 thấy xuất hiện màu đỏ gạch đặc trưng.
C. Nhỏ vài giọt axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy kết tủa màu vàng
D. Đốt cháy một mẫu lòng trắng trứng thấy xuất hiện mùi khét như mùi tóc cháy.