Trắc nghiệm Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa GDCD Lớp 11
-
Câu 1:
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở trên phạm vi cả nước ta bắt đầu từ khi nào?
A. 1945
B. 1954
C. 1975
D. 1930
-
Câu 2:
Sự thay đổi căn bản, toàn diện và triệt để một hình thái kinh tế – xã hội này bằng một hình thái kinh tế – xã hội khác là:
A. Đột biến xã hội.
B. Cách mạng xã hội
C. Cải cách xã hội
D. Tiến bộ xã hội
-
Câu 3:
Chủ nghĩa xã hội nghiên cứu vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo dưới góc độ nào?
A. Góc độ chính trị-xã hội.
B. Hình thái ý thức xã hội.
C. Tâm lý-xã hội.
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 4:
Hiện nay tôn giáo nào ở Việt Nam có số lượng tín đồ đông nhất?
A. Phật giáo
B. Công giáo
C. Tin lành
D. Hồi giáo
-
Câu 5:
Hôn nhân tiến bộ dựa trên cơ sở nào?
A. Tình yêu
B. Tự nguyện
C. Hôn nhân 1 vợ một chồng
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 6:
Câu “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên” là của ai?
A. C. Mác
B. Ph. Ăng ghen
C. C. Mác và Ph. Ăng ghen
D. V. I. Lênin
-
Câu 7:
Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa bắt đầu và kết thúc khi nào?
A. Từ khi Đảng cộng sản ra đời và xây dựng xong chủ nghĩa xã hội.
B. Bắt đầu từ thời kỳ quá độ cho đến khi xây dựng xong giai đoạn cao của xã hội cộng sản.
C. Bắt đầu từ giai đoạn cao của xã hội cộng sản và kết thúc ở giai đoạn cao của xã hội cộng sản.
D. Cả ba đều không đúng.
-
Câu 8:
Điền từ thiếu vào ô trống: “bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội kẻ thù chủ yếu của chúng ta là giai cấp …, những tập quán thói quen của giai cấp ấy” (V. I. Lênin )
A. Phong kiến
B. Nông dân
C. Tiểu tư sản
D. Tư sản
-
Câu 9:
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua yếu tố nào của chủ nghĩa tư bản?
A. Bỏ qua nhà nước của giai cấp tư sản
B. Bỏ qua cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản.
C. Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư tưởng tư bản chủ nghĩa.
D. Bỏ qua chế độ áp bức bóc lột của giai cấp tư sản
-
Câu 10:
Sự ra đời của nhà nước và pháp luật có mối liên hệ như thế nào?
A. nhà nước xuất hiện trước khi có sự xuất hiện của pháp luật
B. pháp luật tồn tại trước khi có nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội
C. nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xuất hiện đồng thời và do cùng một nguyên nhân
D. tuỳ từng quốc gia mà nhà nước có trước hoặc pháp luật có trước.
-
Câu 11:
Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng những biện pháp như thế nào?
A. chỉ bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước mới bảo đảm cho pháp luật được thực hiện.
B. nhà nước bóc lột thò áp dụng biện pháp cưỡng chế còn nhà nước xã hội chủ nghĩa thì chỉ áp dụng biện pháp giáo dục, thuyết phục, không áp dụng biện pháp cưỡng chế.
C. phải kết hợp nhiều biện pháp: giáo dục, thuyết phục, khuyến khích và cưỡng chế bắt buộc
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 12:
Nhà nước và pháp luật có mối quan hệ như thế nào?
A. pháp luật là công cụ duy nhất của nhà nước để quản lý xã hội
B. nhà nước ban hành pháp luật và sử dựng pháp luật để quản lý xã hội, đồng thời nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trên thực tế
C. nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng có tính dọc lập, không có quan hệ với nhau
D. cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 13:
Vai trò, giá trị xã hội của pháp luật được biểu hiện như thế nào?
A. pháp luật phải thể hiện ý chí bảo vệ lợi ích của tất cả các thành viên trong xã hội
B. pháp luật phải điều chỉnh được tất cả các quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội
C. pháp luật là đại lượng chung phổ biến, là đại lượng công bằng cho tất cả những người có địa vị khác nhau trong xã hội
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 14:
Pháp luật có quan hệ như thế nào với cơ sở kinh tế?
A. cơ sở kinh tế là yếu tố quyết định sự ra đời và phát triển của pháp luật.
B. pháp luật chỉ phản ánh một cách thụ động cơ sở kinh tế
C. sự tồn tại của pháp luật hoàn toàn không phụ thuộc gì vào cơ sở kinh tế
D. pháp luật là yếu tố có vai trò quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế.
-
Câu 15:
Pháp luật và đạo đức có điểm gì khác nhau?
A. pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội còn đạo đức thì không điều chỉnh quan hệ xã hội.
B. pháp luật mang tính bắt buộc chung còn đạo đức thì không mang tính bắt buộc chung.
C. pháp luật là quy tắc xử sự của con người trong xã hội còn đạo đức không phải là quy tắc xử sự của con người trong xã hội.
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 16:
Pháp luật và chính trị có điểm gì giống nhau?
A. đều là các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc được nhà nước thừa nhận
B. đều là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung
C. đều là các quy tắc xử sự, điều chỉnh quan hệ giữa người với người trong xã hội.
D. đều được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước.
-
Câu 17:
Kiểu pháp luật nào là kiểu pháp luật xuất hiện sớm nhất trong lịch sử?
A. kiểu pháp luật cộng sản nguyên thuỷ
B. kiểu pháp luật chủ nô
C. kiểu pháp luật phong kiến
D. kiểu pháp luật tư sản
-
Câu 18:
Trong lịch sử đã xuất hiện những kiểu pháp luật gì?
A. pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến và pháp luật tư sản
B. pháp luật tư sản, pháp luật phong kiến
C. pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến
D. pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật xã hội chủ nghĩa
-
Câu 19:
Đặc điểm nào sau đây không phải là thuộc tính của pháp luật?
A. tính quy phạm phổ biến
B. tính phù hợp với quy luật khách quan
C. tính xác định chặt chẽ vè mặt hình thức
D. tính được đảm bảo bằng nhà nước.
-
Câu 20:
Bản chất giai cấp của pháp luật được hiểu như thế nào?
A. pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
B. pháp luật là khuôn mẫu, quy tắc xử sự đối với mọi công dân
C. pháp luật phản ánh các quy luật khách quan của đời sống kinh tế, xã hội
D. cả ba cách hiểu trên đều sai
-
Câu 21:
Pháp luật xuất hiện từ khi nào?
A. khi có sự xuất hiện loài người và có quan hệ giữa người với người trong xã hội
B. khi có quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá
C. khi nhà nước ra đời thì pháp luật cũng xuất hiện
D. khi có sự xuất hiện đồng tiền
-
Câu 22:
Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức ở cấp nào?
A. chỉ tổ chức ở cấp trung ương
B. chỉ tổ chức ở cấp trung ương và cấp tỉnh
C. chỉ tổ chức ở cấp tỉnh và cấp huyện
D. tổ chức ở ba cấp: viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
-
Câu 23:
Toà án nhân dân được tổ chức ở cấp nào?
A. chỉ tổ chức ở cấp trung ương
B. chỉ tổ chức ở cấp trung ương và cấp tỉnh
C. chỉ tổ chức ở cấp cấp tỉnh và cấp huyện
D. tổ chức ở ba cấp: Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân cấp huyện.
-
Câu 24:
Chủ thể nào sau đây là người đứng đầu cơ quan thực hành quyền công tố?
A. viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao
B. chánh án Toà án nhân dân tối cao
C. thủ tướng Chính phủ
D. chủ tịch nước
-
Câu 25:
Chủ thể nào sau đây là người đứng đầu cơ quan xét xử?
A. viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao
B. chủ tịch nước
C. chủ tịch quốc hội
D. chánh án Toà án nhân dân tối cao
-
Câu 26:
Chủ thể nào sau đây là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cao nhất?
A. chủ tịch nước
B. thủ tướng Chính phủ
C. chủ tịch quốc hội
D. viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao
-
Câu 27:
Chủ thể nào sau đây là người đứng đầu cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất?
A. chủ tịch quốc hội
B. chủ tịch nước
C. thủ tướng Chính phủ
D. chánh án Toà án nhân dân tố́i cao
-
Câu 28:
Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân có quan hệ như thế nào?
A. uỷ ban nhân dân do hội đồng nhân dân bầu
B. uỷ ban nhân dân trực thuộc hội đồng nhân dân
C. uỷ ban nhân dân hoàn toàn độc lập với hội đồng nhân dân
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 29:
Cơ quan xét xử cao nhất ở Việt Nam là cơ quan nào?
A. quốc hội
B. Chính phủ
C. hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
D. chánh án Toà án nhân dân tối cao
-
Câu 30:
Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ở Việt Nam là cơ quan nào?
A. Chính phủ
B. văn phòng Chính phủ
C. uỷ ban nhân dân cấp tình
D. uỷ ban thường vụ quốc hội
-
Câu 31:
Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở Việt Nam là cơ quan nào?
A. Chính phủ
B. quốc hội
C. chủ tịch nước
D. chủ tịch quốc hội
-
Câu 32:
Bộ máy nhà nước tư sản và Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa có điểm khác nhau như thế nào?
A. Bộ máy nhà nước tư sản không có cơ quan thực hành quyền công tố còn Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa thì có cơ quan này
B. Bộ máy nhà nước tư sản không tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc pháp chế còn Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa thì luôn tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc này.
C. Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực còn Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyề̀n lực
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 33:
Loại văn bản nào sau đây không phải là văn bản pháp luật?
A. phảp lệnh của uỷ ban thường vụ quốc hội
B. nghị định của Chính phủ
C. thông tư của bộ, cơ quan ngang bộ
D. nghị quyết của Bộ chính trị ban chấp hành trung ương Đảng
-
Câu 34:
Chủ thể nào sau đây không phải là cơ quan trong Bộ máy nhà nước?
A. ban chấp hành trung ương Đảng
B. thanh tra Bộ tài chính
C. thanh tra Chính phủ
D. thanh tra ngân hàng nhà nước
-
Câu 35:
Hoạt động nào sau đây là hoạt động quản lý nhà nước?
A. hoạt động điều tra vụ án hình sự
B. hoạt động công tố tại phiên toà
C. hoạt động xét xử tại phiên toà
D. hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường
-
Câu 36:
Hoạt động nào sau đây thuộc thẩm quyền của quốc hội?
A. hoạt động ban hành hiến pháp và các đạo luật
B. hoạt động hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật
C. hoạt động kiểm tra kiểm tr, thanh tra việc chấp hành pháp luật
D. cả ba hoạt động nêu trên đều thuộc thẩm quyền của quốc hội.
-
Câu 37:
Hoạt động nào sau đây thuộc chức năng của Toà án nhân dân?
A. hoạt động truy tố kẻ phạm tội ra trước Toà án
B. hoạt động xét xử kẻ phạm tội
C. hoạt động điều tra xác định kẻ phạm tội
D. hoạt động thu thập chứng cứ về vụ án
-
Câu 38:
Hoạt động nào sau đây thuộc chức năng của viện kiểm sát nhân dân?
A. hoạt động truy tố kẻ phạm tội ra trước Toà án
B. hoạt động xét xử kẻ phạm tội
C. hoạt động điều tra xác định kẻ phạm tội
D. cả ba hoạt động trên đều thuộc chức năng của viện kiểm sát nhân dân
-
Câu 39:
Quốc hội và viện kiểm sát nhân dân có quan hệ như thế nào?
A. quốc hội và viện kiểm sát nhân dân là các cơ quan độc lập, không có quan hệ gì với nhau
B. viện kiểm sát nhân dân là do quốc hội thành lập, chịu sự giám sát của quốc hội, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao phải là đại biểu quốc hội
C. quốc hội không thành lập viện kiểm sát nhân dân mà chỉ giám sát hoạt động của viện kiểm sát nhân dân
D. quốc hội chỉ thành lập viện kiểm sát nhân dân chứ không giám sát hoạt động của viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo tính độc lập của viện kiểm sát nhân dân
-
Câu 40:
Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân có mối quan hệ như thế nào?
A. viện kiểm sát nhân dân nằm trong cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân
B. Toà án nhân dân nằm trong cơ cấu tổ chức của viện kiểm sát nhân dân
C. viện kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 41:
Quốc hội và Chính phủ có mối quan hệ như thế nào?
A. Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội
B. Chính phủ là đơn vị nằm trong cơ cấu tổ chức của quốc hội
C. quốc hội là đơn vị nằm trong cơ cấu của Chính phủ
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 42:
Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân có quan hệ như thế nào?
A. uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân
B. uỷ ban nhân dân là đơn vị nằm trong cơ cấu của hội đồng nhân dân
C. hội đồng nhân dân là đơn vị nằm trong cơ cấu của uỷ ban nhân dân
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 43:
Hội đồng nhân dân được tổ chức ở cấp nào?
A. được tổ chức ở bốn cấp: trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã
B. được tổ chức ở ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã
C. được tổ chức ở hai cấp: cấp tỉnh và cấp huyện
D. được tổ chức ở hai cấp: cấp trung ương và cấp tỉnh
-
Câu 44:
Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức ở cấp nào?
A. được tổ chức ở bốn cấp: viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân cấ́p tỉnh, viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và viện kiểm sát nhân dân cấp xã
B. được tổ chức ở hai cấp: viện kiểm sát nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
C. được tổ chức ở ba cấp: viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
D. được tổ chức ở hai cấp: viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
-
Câu 45:
Toà án nhân dân được tổ chức ở cấp nào?
A. được tổ chức ở bốn cấp: Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án nhân dân cấp xã
B. được tổ chức ở hai cấp: Toà án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân cấp tỉnh
C. được tổ chức ở ba cấp: Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án nhân dân cấp huyện
D. được tổ chức ở hai cấp: Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án nhân dân cấp huyện
-
Câu 46:
Uỷ ban nhân dân được tổ chức ở các cấp nào?
A. được tổ chức ở bốn cấp: trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã
B. được tổ chức ở ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã
C. được tổ chức ở hai cấp: cấp tỉnh và cấp huyện
D. được tổ chức ở hai cấp: cấp trung ương và cấp tỉnh
-
Câu 47:
Cơ quan nào sau đây là cơ quan quản lý nhà nước?
A. văn phòng quốc hội
B. văn phòng chủ tịch nước
C. văn phòng Chính phủ
D. viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật
-
Câu 48:
Tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước Việt Nam theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được hiểu như thế nào?
A. cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm
B. cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước khi thực thi công vụ chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép
C. cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước được phép thực hiện tất cả các hoạt động nếu có lợi cho nhà nước.
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 49:
Bộ máy nhà nước Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
(1) Nguyên tắc tập trung dân chủ; (2) Nguyên tắc bình đẳng đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc;
(3) Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; (4); Nguyên tắc Đảng lãnh đạo; (5) Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
A. (1); (4); (5)
B. (1); (2); (3); (5)
C. (1); (2); (4); (5)
D. Tất cả các nguyên tắc trên.
-
Câu 50:
Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành luật ở Việt Nam?
A. chỉ có quốc hội mới có thẩm quyền ban hành luật
B. quốc hội có quyền ban hành luật ở trung ương và hội đồng nhân dân có quyền ban hành luật ở địa phương.
C. tất cả các cơ quan nhà nước đều có quyền ban hành luật liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách.
D. cả ba nhận định trên đều sai.