Trắc nghiệm Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại Lịch Sử Lớp 10
-
Câu 1:
Nguyên nhân tại sao có thể nói: “Các lãnh chúa phong kiến mặc dù rất giàu có, song số đông rất thô lỗ, dốt nát, thậm chí không biết chữ”?
A. Công việc của họ là chiến đấu nên việc huấn luyện quân sự là chủ yếu, họ không quan tâm đến học văn hóa để mở mang trí tuệ
B. Xuất thân của họ là các quý tộc thị tộc, trình độ mọi mặt thua kém hơn hẳn so với các quý tộc, chủ nô Rôma trước đây
C. Nền sản xuất nông nghiệp trong các lãnh địa không đòi hỏi nhiều về tri thức khoa học
D. Nhà nước phong kiến Tây Âu không khuyến khích việc học hành thi cử
-
Câu 2:
Nội dung nào dưới đây là không phản ánh đúng biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại?
A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế, đơn vị chính trị độc lập.
B. Nhà vua không có quyền can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.
C. Thực chất vua chỉ là một lãnh chúa lớn.
D. Nhà vua nắm quyền cai trị từ trung ương đến địa phương.
-
Câu 3:
Biểu hiện nào dưới đây không phải của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại?
A. Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập
B. Vua không có quyền can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn
C. Thực chất vua chỉ là một lãnh chúa lớn
D. Vua chỉ là tổng tư lệnh tối cao về quân sự
-
Câu 4:
Nông nô sinh sống trong lãnh địa nhưng có quan tâm đến sản xuất được cho là do
A. Được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng.
B. Được toàn quyền buôn bán ruộng đất mình quản lí.
C. Được chia khẩu phần cùng lãnh chúa.
D. Được tự do trao đổi buôn bán ngoài lãnh địa.
-
Câu 5:
Ý nào sau đây được cho là không phản ánh đúng thân phận của nông nô trong xã hội?
A. Được coi như những công cụ biết nói
B. Không có ruộng đất và phải nhận ruộng của lãnh chúa
C. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa
D. Phải nộp tô, thuế rất nặng cho lãnh chúa
-
Câu 6:
Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa được cho là
A. lấy công thương nghiệp làm chính.
B. đơn vị kinh tế đóng kín, phát triển mạnh mẽ.
C. một cơ sở kinh tế khép kín, mang tính chất tự cung, tự cấp.
D. người nông dân sản xuất ra mọi hàng hoá.
-
Câu 7:
Đặc điểm được cho là nổi bật nhất về kinh tế của lãnh địa phong kiến là gì?
A. Sản xuất có những tiến bộ đáng kể: dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ
B. Nông dân sản xuất ra được mọi thứ cân dùng trong lãnh địa
C. Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc
D. Chỉ mua sắt, muối và sa xỉ phẩm từ bên ngoài lãnh địa
-
Câu 8:
Đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu thời trung đại được cho là gì?
A. Là đơn vị chính trị cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.
B. Là vùng đất đai do nhà vua ban cấp cho quý tộc và nông dân công xã.
C. Thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa và là một cơ sở kinh tế, đơn vị chính trị độc lập.
D. Thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa, song nhà vua có quyền can thiệp vào các công việc trong lãnh địa.
-
Câu 9:
Ý nào sau đây được cho không phản ánh đúng đặc điểm của lãnh địa phong kiến?
A. Cư dân chủ yếu trong lãnh địa là thợ thủ công và thương nhân.
B. Là một khu đất rộng lớn, gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
C. Đất lãnh chúa có lâu đài, dinh thự, nhà thờ, có hào sâu, tường cao bao quanh
D. Đất khẩu phần được giao cho nông nô cày cấy để thu tô thuế
-
Câu 10:
Nông nô được cho là bị phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến như thế nào?
A. Phụ thuộc về kinh tế.
B. Phụ thuộc về thân thể.
C. Phụ thuộc về chính trị.
D. Phụ thuộc vào công việc làm.
-
Câu 11:
Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu cụ thể là được hình thành khi xuất hiện quan hệ bóc lột giữa
A. lãnh chúa – nông nô.
B. chủ nô – nô lệ.
C. địa chủ - nông dân.
D. tư bản – công nhân.
-
Câu 12:
Chế độ phong kiến Tây Âu được cho là ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?
A. Đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy vong.
B. Đế quốc Rô-ma đã bị diệt vong.
C. Các lãnh địa của lãnh chúa hình thành.
D. Quá trình bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô diễn ra mạnh mẽ.
-
Câu 13:
Người Giéc-man được cho đã không thực hiện hành động nào sau đây khi vào lãnh thổ Rô-ma?
A. thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ.
B. thành lập vương quốc Phơ-răng, Ăng-glô Xắc-xông.
C. chiếm ruộng đất của người Rô-ma cũ chia cho nhau.
D. thành lập nên các thành thị trung đại.
-
Câu 14:
Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến ở Tây Âu được cho là
A. xưởng thủ công của lãnh chúa.
B. thành thị trung đại.
C. trang trại của quý tộc.
D. lãnh địa phong kiến.
-
Câu 15:
Nhận xét nào sau đây được cho là đúng về kĩ thuật sản xuất trong lãnh địa phong kiến?
A. có những tiến bộ đáng kể.
B. vẫn duy trì phương thức cũ.
C. vẫn trong thời kì mông muội.
D. áp dụng nhiều máy móc vào sản xuất.
-
Câu 16:
Quá trình phong kiến hóa được cho là diễn ra rõ nét và mạnh mẽ nhất tại
A. Vương quốc Đông Gốt.
B. Vương quốc Tây Gốt.
C. Vương quốc Ăng-glô Xắc-xông.
D. Vương quốc Phơ-răng.
-
Câu 17:
Quyền “miễn trừ” mà nhà vua trao cho lãnh chúa được cho chính là
A. Nhà vua không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn
B. Quyền không phải đóng thuế của một số lãnh chúa lớn
C. Quyền không phải quỳ lạy mỗi khi yết kiến nhà vua của một số lãnh chúa lớn
D. Quyền miễn đóng góp về mặt quân sự mỗi khi có chiến tranh của một số lãnh chúa
-
Câu 18:
Ý nào sau đây được cho là phản ánh đúng về kĩ thuật sản xuất trong lãnh địa phong kiến?
A. có những tiến bộ đáng kể.
B. vẫn duy trì phương thức cũ.
C. vẫn trong thời kì mông muội.
D. áp dụng nhiều máy móc vào sản xuất.
-
Câu 19:
Lực lượng sản xuất chủ yếu trong lãnh địa nói riêng và xã hội phong kiến Tây Âu nói chung được cho là
A. Nông dân
B. Nông nô
C. Thợ thủ công
D. Nô lệ
-
Câu 20:
Hai tầng lớp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu được cho là
A. lãnh chúa và nông dân tự do
B. chủ nô và nô lệ
C. địa chủ và nông dân
D. lãnh chúa và nông nô
-
Câu 21:
Những tầng lớp nào dưới đây được hình thành ở các vương quốc phong kiến Tây Âu mang trong mình đặc quyền và rất giàu có?
A. quý tộc vũ sĩ, quan lại, thương nhân giàu có.
B. quý tộc vũ sĩ, quý tộc tăng lữ, chủ nô.
C. quan lai, quý tộc tăng lữ, thị dân.
D. quý tộc vũ sĩ, quan lại, quý tộc tăng lữ.
-
Câu 22:
Sự kiện nào dưới đây đánh dấu chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu?
A. Đế quốc Rô-ma bị người Giecman xâm chiếm.
B. Đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng khủng hoảng.
C. Các thành thị trung đại được hình thành.
D. Cuộc đấu tranh của nô lệ phát triển mạnh mẽ.
-
Câu 23:
Sau khi vào lãnh thổ Rô-ma, các quý tộc thị tộc người Giéc – man tự xưng vua và phong các tước vị như công tước, bá tước, nam tước được cho đã dẫn đến hệ quả gì?
A. Tạo nên sự phân biệt giàu nghèo giữa các đảng cấp.
B. Đảm bảo quyền lợi tối đa cho người Giéc – man.
C. Hình thành hệ thống đắng cấp quý tộc vũ sĩ.
D. Hình thành tầng lớp quý tộc tăng lữ.
-
Câu 24:
Thời đại phong kiến ở châu Âu được cho là bắt đầu từ khoảng
A. thế kỉ III.
B. thế kỉ IV.
C. thế kỉ V.
D. thế kỉ VI.
-
Câu 25:
Người Giéc – man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm từ thế kỉ V khi Ro - ma được cho là đang ở trong trình trạng như thế nào?
A. khủng hoảng, sa sút.
B. phát triển thịnh đạt.
C. không còn chế độ chiếm nô
D. chế độ phong kiến đã được xác lập
-
Câu 26:
Hệ thống chữ cái Tiếng Việt (chữ Quốc ngữ) mà Việt Nam chúng ta đang sử dụng hiện nay thuộc
A. Chữ tượng hình
B. Chữ tượng ý
C. Hệ chữ cái A, B, C
D. Chữ Việt cổ.
-
Câu 27:
Nội dung nào sau đây được cho thể hiện sự tiến bộ của thể chế dân chủ phương Tây so với chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?
A. Hội đồng 500 có thể quyết định mọi công việc của quốc gia.
B. Tạo điều kiện cho công dân tham gia, giám sát những công việc của quốc gia.
C. Vua thực hiện quyền chuyên chế.
D. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn quyết định những công việc lớn của đất nước.
-
Câu 28:
Nội dung nào sau đây được cho thể hiện sự tiến bộ của thể chế dân chủ phương Tây so với chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?
A. Hội đồng 500 có thể quyết định mọi công việc của quốc gia.
B. Tạo điều kiện cho công dân tham gia, giám sát những công việc của quốc gia.
C. Vua thực hiện quyền chuyên chế.
D. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn quyết định những công việc lớn của đất nước.
-
Câu 29:
Được gọi là xã hội chiếm nô, xã hội đó được cho phải có đặt trưng tiêu biểu nhất là gì?
A. Chủ nô chiếm nhiều nô lệ.
B. Xã hội chỉ có hoàn toàn chủ nô và nô lệ.
C. Chủ nô buôn bán, bắt bớ nô lệ.
D. Xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ.
-
Câu 30:
Bản chất nền chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây được cho có điểm gì khác so với các quốc gia cổ đại phương Đông?
A. Dân chủ chủ nô
B. Dân chủ tư sản
C. Dân chủ nhân dân
D. Dân chủ quý tộc
-
Câu 31:
Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành tư liệu sau:
“Người Hi Lạp, Rô-ma đem các sản phẩm như … đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải. Sản phẩm mua về là … từ vùng Hắc Hải, Ai Cập, … từ các nước phương Đông”.
A. Nô lệ … lúa mì, súc vật, lông thú, … xa xỉ phẩm.
B. Rượu nho, dầu ô liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm … lúa mì, súc vật, lông thú … tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm.
C. Rượu nho … lúa mì … hương liệu.
D. Dầu ô liu … đồ dùng kim loại … xa xỉ phẩm.
-
Câu 32:
Đặc điểm nổi bật của các nhà nước cổ đại phương Tây được cho là gì?
A. Là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ
B. Là đô thị với các phường hội thủ công rất phát triển
C. Là đô thị đồng thời cũng là trung tâm buôn bán sầm uất
D. Là đồ thị rất giàu có mà không một nước phương Đông nào có thể sánh bằng.
-
Câu 33:
Điểm khác căn bản về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở phương Tây cổ đại so với phương Đông cổ đại là
A. Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở ven Địa Trung Hải.
B. Sản xuất nông nghiệp không đem lại nguồn lợi lớn bằng thủ công nghiệp và buôn bán.
C. Hoạt động thương nghiệp phát triển do các quốc gia này được hình thành ở ven biển Địa Trung Hải.
D. Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai khô rắn, rất khó canh tác.
-
Câu 34:
Nguyên nhân tại sao nền sản xuất nông nghiệp ở phương Tây cổ đại không thể phát triển được như ở phương Đông cổ đại?
A. Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở ven Địa Trung Hải
B. Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai khô rắn, rất khó canh tác
C. Khí hậu ở đây khắc nghiệt không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
D. Sản xuất nông nghiệp không đem lại nguồn lợi lớn bằng thủ công nghiệp và buôn bán
-
Câu 35:
Quyền lực xã hội ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải cụ thể nằm trong tay ai?
A. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn
B. Vua chuyên chế
C. Bô lão thị tộc
D. Quý tộc phong kiến
-
Câu 36:
Xã hội cổ đại phương Tây được cho bao gồm những giai cấp nào?
A. Lãnh chúa phong kiến và nông dân
B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô
C. Địa chủ, nông dân và nô lệ
D. Chủ nô, bình dân và nô lệ
-
Câu 37:
Những công trình kiến trúc của quốc gia cổ đại nào dưới đây đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật nhưng vẫn rất gần gũi với cuộc sống?
A. Các đền thờ ở Hi lạp.
B. Đền đài, đấu trường ở Rôma.
C. Các kim tự tháp ở Ai Cập.
D. Các thành quách ở Trung Quốc.
-
Câu 38:
Nền văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma được cho hình thành và phát triển không dựa trên cở sở nào sau đây?
A. Nghề nông trồng lúa tương đối phát triển
B. Nền sản xuất thủ công nghiệp phát triển cao
C. Hoạt động thương mại rất phát đạt
D. Thể chế dân chủ tiến bộ
-
Câu 39:
Thể chế dân chủ Aten của Hi Lạp cổ đại được cho có bước tiến bộ như thế nào?
A. Tạo điều kiện cho vua thực hiện quyền chuyên chế thông qua các Viện nguyên lão.
B. Tạo điều kiện cho các công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị của đất nước.
C. Tạo điều kiện cho chủ nô quyết định mọi công việc.
D. Tạo điều kiện cho chủ xưởng quyết định mọi công việc.
-
Câu 40:
Nội dung nào sau đây được cho không thuộc nội dung dân chủ của các thị quốc cổ đại?
A. Người ta không chấp nhận có vua chuyên chế
B. Mọi công dân nam từ 21 tuổi trở lên đều tham gia Đại hội công dân
C. Đại hội công dân bầu ra các cơ quan nhà nước quyết định mọi công việc
D. Hội đồng 500 có vai trò như quốc hội, bầu ra 10 viên chức điều hành như chính phủ
-
Câu 41:
Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, lực lượng nào dưới đây là lao động chính làm ra của cải nhiều nhất cho xã hội?
A. Chủ nô.
B. Nô lệ.
C. Kiều dân.
D. Bình dân.
-
Câu 42:
Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của nô lệ trong xã hội cổ đại phương Tây?
A. Giữ vai trò trọng yếu trong sản xuất
B. Phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của đời sống
C. Hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình
D. Chỉ có một quyền duy nhất - quyền được coi là con người
-
Câu 43:
Nhân tố nào dưới đây là cơ sở cơ bản nhất để cư dân cổ đại phương Tây có thể đạt đến trình độ sáng tạo văn hóa cao hơn thời kì trước?
A. sử dụng công cụ bằng sắt và tiếp xúc với biển.
B. cơ sở từ những thành tựu văn hóa trước đó.
C. tiếp thu thành tựu của các quốc gia cổ đại phương Đông.
D. sự ra đời những giai cấp mới có nhiều sáng tạo.
-
Câu 44:
Phần không thể thiếu đối với mỗi thành thị được cho là
A. Phố xá, nhà thờ
B. Sân vận động, nhà hát
C. Bến cảng
D. Vùng đất trồng trọt xung quanh
-
Câu 45:
Ý nào sau đây được cho không phản ánh đúng nguyên nhân ở vùng Địa Trung Hải chỉ hình thành các thị quốc nhỏ?
A. ở vùng ven bờ Bắc biển Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất đai
B. không có điều kiện để tập trung dân cư
C. không có thị quốc đủ lớn mạnh để chinh phục được các thị quốc khác trong vùng
D. cư dân sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công, không cần sự tập trung đông đúc
-
Câu 46:
Lý do nhờ đâu mà sản xuất hàng hoá của người Hi Lạp và Rô-ma tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng?
A. Buôn bán khắp các nước phương Đông.
B. Nông nghiệp phát triển, các mặt hàng nông sản ngày càng nhiều.
C. Sử dụng công cụ đồ sắt, năng suất lao động tăng nhanh.
D. Sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp.
-
Câu 47:
Việc tìm thấy những đồng tiền cổ nhất thế giới của người Hi Lạp và Rôma cổ đại cụ thể đã chứng tỏ điều gì về sự phát triển kinh tế của hai quốc gia này?
A. Nghề đúc tiền đã rất phát triển
B. Việc buôn bán trở thành ngành nghề chính
C. Hoạt động thương mại và lưu thông tiền tệ rất phát đạt.
D. Đô thị rất phát triển
-
Câu 48:
Ngành sản xuất nào dưới đây phát triển sớm và mạnh nhất khu vực Địa Trung Hải?
A. Nông nghiệp
B. Thủ công nghiệp
C. Thương nghiệp
D. Ngư nghiệp
-
Câu 49:
Ngành kinh tế nào dưới đây đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải?
A. Nông nghiệp thâm canh
B. Chăn nuôi gia súc và đánh cá
C. Làm gốm, dệt vải
D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
-
Câu 50:
Ở vùng Địa Trung Hải loại công cụ được cho quan trọng nhất, giúp sản xuất phát triển là gì?
A. Công cụ bằng kim loại
B. Công cụ bằng đồng
C. Công cụ bằng sắt
D. Thuyền buồm vượt biển