Trắc nghiệm Mạch R-L-C nối tiếp Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Mạch R nối tiếp với C. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều có tần số f = 50 Hz. Khi điện áp tức thời hai đầu R là \(20\sqrt 7 \) V thì cường độ dòng điện tức thời là A và điện áp tức thời hai đầu tụ là 45 V, đến khi điện áp hai đầu R là \(40\sqrt 3 \) V thì điện áp tức thời hai đầu tụ là 30 V. Điện dung C của tụ điện có giá trị
A. \(\frac{{{{3.10}^{ - 3}}}}{{8\pi }}F\)
B. \(\frac{{{{2.10}^{ - 3}}}}{{3\pi }}F\)
C. \(\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }F\)
D. \(\frac{{{{3.10}^{ - 3}}}}{\pi }F\)
-
Câu 2:
Đặt điện áp \(u{\rm{ }} = {\rm{ }}{U_0}cos2\pi t\;\)(U0 không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi tần số là f1 thì cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch có giá trị lần lượt là 36 \(\Omega\) và 144 \(\Omega\). Khi tần số là 120 Hz thì cường độ dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. Giá trị của f1 là
A. 480 Hz.
B. 60 Hz.
C. 50 Hz.
D. 30 Hz.
-
Câu 3:
Đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C thay đổi được và một cuộn dây không thuần cảm có\(r = 10\,\Omega \) và L = \(\frac{1}{{10\pi }}\)H mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều \(u{\rm{ }} = {\rm{ }}50{\rm{ }}cos\left( {100\pi t{\rm{ }} + \frac{\pi }{6}{\rm{ }}} \right)\) (V). Điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị C1 thì trong mạch có cộng hưởng điện và cường độ hiệu dụng chạy qua đoạn mạch là 1 A. Giá trị của R và C1 là
A. R = 40 \(\Omega \) và C1 =\(\frac{{{{2.10}^{ - 3}}}}{\pi }\) F.
B. R = 50 \(\Omega \) và C1 = \(\frac{{{{10}^{ - 3}}}}{\pi }\)F.
C. R = 50 \(\Omega \) và C1 = \(\frac{{{{2.10}^{ - 3}}}}{\pi }\) F.
D. R = 40 \(\Omega \) và C1 =\(\frac{{{{10}^{ - 3}}}}{\pi }\) F.
-
Câu 4:
Cho đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp. Vôn kế mắc vào giữa hai đầu điện trở thuần R chỉ 20 V, giữa hai đầu cuộn cảm thuần L chỉ 55 V và giữa hai đầu tụ điện chỉ 40 V. Nếu mắc vôn kế vào giữa hai đầu đoạn mạch trên thì vôn kế sẽ chỉ
A. 115 V.
B. 70 V.
C. 45 V.
D. 25 V.
-
Câu 5:
Đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm cuộn dây có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C. Khi dòng điện có tần số góc \(\frac{1}{{\sqrt {LC} }}\) chạy qua đoạn mạch thì hệ số công suất của đoạn mạch này
A. phụ thuộc điện trở thuần của đoạn mạch
B. bằng 0.
C. phụ thuộc tổng trở của đoạn mạch.
D. bằng 1.
-
Câu 6:
Trong mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không thì:
A. năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.
B. năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.
C. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch.
D. năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch.