Trắc nghiệm Liên kết ion Hóa Học Lớp 10
-
Câu 1:
Trong tinh thể NaCl, nguyên tố Na và Cl ở dạng ion và có sô electron lần lượt là
A. 10 và 18
B. 12 và 16
C. 10 và 10
D. 11 và 17
-
Câu 2:
Hầu hết các hợp chất ion
A. có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
B. dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ.
C. ở trạng thái nóng chảy không dẫn điện.
D. tan trong nước thành dung dịch không điện li.
-
Câu 3:
Hoàn thành nội dung sau : “Các ………. . . . thường tan nhiều trong nước. Khi nóng chảy và khi hoà tan trong nước, chúng dẫn điện, còn ở trạng thái rắn thì không dẫn điện”.
A. Hợp chất vô cơ
B. Hợp chất hữu cơ
C. Hợp chất ion
D. Hợp chất cộng hoá trị
-
Câu 4:
X, Y, T là những nguyên tố có số điện tích hạt nhân lần lượt là 16, 8, 13. Biết độ âm điện của Al: 1,61; S: 2,58; O: 3,44; Cl: 3,16. Liên kết ion được tạo ra giữa cặp chất
A. T và Clo
B. Y và T
C. X và T
D. X và Y
-
Câu 5:
Cho độ âm điện của một số nguyên tố: H = 2,20; O = 3,44; Cl = 3,16; K = 0,82; N = 3,04. Dựa vào hiệu độ âm điện, phân tử được hình thành từ liên kết ion là:
A. HCl
B. H2O
C. K2O
D. NH3
-
Câu 6:
Kim cương được sử dụng làm mũi khoan, dao cắt thủy tinh và bột mài vì kim cương là chất có độ cứng rất lớn. Tính chất trên một phần là do tinh thể kim cương thuộc loại tinh thể
A. nguyên tử điển hình
B. nguyên tử điển hình
C. kim loại điển hình
D. ion điển hình
-
Câu 7:
P trắng và P đỏ có cấu trúc lần lượt là:
A. Polime và dạng tinh thể phân tử.
B. Mạng tinh thể nguyên tử và polime.
C. Mạng tinh thể kim loại và polime.
D. Mạng tinh thể phân tử và polime.
-
Câu 8:
Muối ăn có nhiệt độ nóng chảy là 8010C, ở trạng thái rắn muối ăn có cấu trúc mạng tinh thể là:
A. tinh thể ion
B. tinh thể kim loại
C. tinh thể phân tử
D. tinh thể nguyên tử
-
Câu 9:
Chọn nhận định chưa chính xác về tinh thể ion:
A. Phân tử NaCl có kiểu mạng tinh thể ion.
B. Phân tử H2O đá có kiểu mạng tinh thể ion.
C. Tinh thể ion thường bền, có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
D. Liên kết trong mạng tinh thể ion là lực hút tĩnh điện giữa các điện tích trái dấu.
-
Câu 10:
Mạng tinh thể ion có đặc tính nào dưới đây?
A. Bền vững, nhiệt độ nóng chảy cao và nhiệt độ sôi thấp
B. Dễ bay hơi
C. Bền vững, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao
D. Bền vững, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp
-
Câu 11:
Dãy các chất được xác định cấu trúc tinh thể hoàn toàn đúng
A. Tinh thể kim cương thuộc loại tinh thể nguyên tử
B. Tinh thể muối ăn, iot thuộc loại tinh thể ion.
C. Tinh thể natri clorua, sắt, đồng, nhôm, vàng thuộc loại tinh thể kim loại.
D. Tinh thể nước đá, đá khô (CO2), iot và muối ăn thuộc loại tinh thể phân tử.
-
Câu 12:
Naphtalen và iot dễ thăng hoa và không dẫn điện vì
A. Naphtalen và iot thuộc mạng tinh thể phân tử, các liên kết yếu nên dễ tách khỏi bề mặt của tinh thể, do đó dễ thăng hoa và không dẫn điện.
B. Naphtalen và iot thuộc mạng tinh thể kim loại.
C. Naphtalen và iot thuộc mạng tinh thể ion.
D. Naphtalen và iot thuộc mạng tinh thể nguyên tử, các liên kết yếu nên dễ bị phá vỡ khi có tác nhân từ bên ngoài, do đó dễ thăng hoa và không dẫn điện.
-
Câu 13:
Liên kết hóa học trong phân tử nào sau đây là liên kết ion:
A. NaCl
B. HCl
C. H2O
D. Cl2
-
Câu 14:
Chọn phát biểu sai khi nói về điện hóa trị
A. Trong hợp chất ion, các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA, IIA, IIIA có điện hoá trị 1+, 2+, 3+.
B. Trong hợp chất SO3 , S có điện hóa trị là 6+.
C. Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có thể có điện hoá trị 2-, 1-.
D. Trong hợp chất ion, hoá trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hoá trị của nguyên tố đó.
-
Câu 15:
Phân tử Nitơ gồm 2 nguyên tử Nitơ liên kết với nhau bằng
A. 1 liên kết đơn
B. 3 liên kết đơn
C. 1 liên kết đôi
D. 1 liên kết ba
-
Câu 16:
Các liên kết trong phân tử nitơ gồm:
A. 3 liên kết π.
B. 1 liên kết π, 2 liên kết δ.
C. 1 liên kết δ, 2 liên kết π.
D. 3 liên kết δ.
-
Câu 17:
Dãy chất nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử?
A. Cl2, NaCl, HCl
B. HCl, Cl2, NaCl
C. NaCl, Cl2, HC1
D. Cl2, HCl, NaCl
-
Câu 18:
Dãy gồm các phân tử có cùng một kiểu liên kết
A. \(C{l_2},{\rm{ }}B{r_2},{\rm{ }}{I_2},{\rm{ }}HCl\)
B. \(N{a_2}O,{\rm{ }}KCl,{\rm{ }}BaC{l_2},{\rm{ }}A{l_2}{O_3}\)
C. \(HCl,{\rm{ }}{H_2}S,{\rm{ }}NaCl,{\rm{ }}{N_2}O\)
D. \(MgO,{\rm{ }}{H_2}S{O_4},{\rm{ }}{H_3}P{O_4},{\rm{ }}HCl\)
-
Câu 19:
Theo quy tắc bát tử, nguyên tử S trong phân tử SO3 có cộng hoá trị là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 6
-
Câu 20:
Theo qui tắc bát tử thì công thức cấu tạo của phân tử SO2 là:
A. O – S – O
B. O = S → O
C. O = S = O
D. O ← S → O
-
Câu 21:
Nguyên tử Al có 3 electron hóa trị. Kiểu liên kết hóa học nào được hình thành khi nó liên kết với 3 nguyên tử flo:
A. Liên kết kim loại.
B. Liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Liên kết cộng hóa trị không cực.
D. Liên kết ion.
-
Câu 22:
Liên kết nào có thể được coi là trường hợp riêng của liên kết cộng hoá trị ?
A. Liên kết cộng hoá trị có cực.
B. Liên kết ion.
C. Liên kết kim loại.
D. Liên kết cộng hoá trị không có cực.
-
Câu 23:
Loại liên kết (cộng hóa trị có cực, cộng hóa trị không cực, ion) có trong phân tử NH4NO3 là
A. Chỉ có liên kết cộng hóa trị có cực
B. Chỉ có liên kết ion
C. Có cả liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion
D. Có cả 3 loại liên kết: Cộng hóa trị có cực, cộng hóa trị không có cực và liên kết ion.
-
Câu 24:
Cho 2 nguyên tố: X(Z=20), Y(Z=17). Công thức hợp chất tạo thành từ X, Y và liên kết trong phân tử lần lượt là
A. XY, liên kết ion
B. XY, liên kết cộng hóa trị
C. X2Y liên kết ion
D. X2Y3 liên kết cộng hóa trị
-
Câu 25:
Điện hoá trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA lần lượt bằng
A. 2,3
B. 2, 1
C. 1,2
D. 1,3
-
Câu 26:
Điện hóa trị của các nguyên tố Cl, Br trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA là
A. 1-
B. 2+
C. 1+
D. 2-
-
Câu 27:
Điện hoá trị của các nguyên tố O, S trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA đều là
A. 4+
B. 2+
C. 6+
D. 2-
-
Câu 28:
Nguyên tử nguyên tố X có 5e trong các phân lớp s , nguyên tử nguyên tố Y có 11e ở phân lớp p. Hợp chất M tạo bới X và Y chứa liên kết:
A. Cộng hóa trị phân cực
B. Cộng hóa trị không phân cực
C. Cho nhận
D. Ion
-
Câu 29:
Nguyên tố X và Y thuộc nhóm A; nguyên tử nguyên tố X có 7 electron trên các phân lớp s, nguyên tử nguyên tố Y có 17 electron trên các phân lớp p. Công thức hợp chất tạo bởi X và Y; liên kết hóa học trong hợp chất đó là
A. XY; liên kết ion.
B. Y2X; liên kết ion.
C. X5Y; liên kết cộng hoá trị.
D. X7Y; liên kết cộng hoá trị.
-
Câu 30:
Nguyên tố X có 2 electron hoá trị và nguyên tố Y có 5 electron hoá trị. Công thức của hợp chất tạo bởi X và Y có thể là
A. X2Y3
B. X2Y5
C. X3Y2
D. X3Y2
-
Câu 31:
Chọn định nghĩa đúng về ion
A. Ion là hạt vi mô mang điện
B. Ion là nguyên tử hay nhóm nguyên tử mang điện
C. Ion là phần tử mang điện
D. Ion là phần mang điện dương của phân tử.
-
Câu 32:
Dãy chất nào trong các dãy sau đây đều gồm các chất mà phân tử có liên kết ion?
A. KHS, Na2S, NaCl, HNO3
B. Na2SO4, HCl, KHS, NH4Cl
C. Na2SO4, KHS, H2S, SO2
D. CH3NH3Cl, K2S, Na2SO3, NaHS
-
Câu 33:
Phân tử nào sau đây không có liên kết cho nhận ?
A. O3
B. CO
C. SO2
D. H2O2
-
Câu 34:
Phân tử O3 gồm
A. một liên kết đôi và một liên kết cho - nhận.
B. hai liên kết cho - nhận.
C. hai liên kết đôi.
D. một liên kết đôi và một liên kết đơn.
-
Câu 35:
Loại liên kết có trong phân tử KOH là (Biết độ âm điện của H: 2,2; O: 3,44; K: 0,82)
A. liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion.
B. liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết ion.
C. chỉ có liên kết cộng hóa trị không phân cực.
D. chỉ có liên kết ion.
-
Câu 36:
Khẳng định nào sau đây là đúng ? Xen phủ bên là
A. sự xen phủ xảy ra 2 bên trục nối 2 hạt nhân nguyên tử tạo thành liên kết π.
B. sự xen phủ xảy ra ở trên trục nối 2 hạt nhân nguyên tử tạo thành liên kết π.
C. sự xen phủ xảy ra trên trục nối 2 hạt nhân nguyên tử tạo thành liên kết σ
D. sự xen phủ xảy ra 2 bên trục nối 2 hạt nhân nguyên tử tạo thành liên kết σ.
-
Câu 37:
Tìm câu trả lời sai. Liên kết σ bền hơn liên kết π là do
A. liên kết σ được hình thành do sự xen phủ trục của các obritan hóa trị
B. liên kết π được hình thành do sự xen phủ bên của các obritan s
C. liên kết π được hình thành do sự xen phủ bên của các obritan hóa trị p
D. cả 3 câu trả lời đều sai
-
Câu 38:
Liên kết hoá học trong phân tử Cl2 được hình thành
A. Sự xen phủ trục của 2 orbital s.
B. Sự xen phủ bên của 2 orbital p chứa electron độc thân.
C. Sự cho - nhận electron giữa 2 nguyên tử clo.
D. Nhờ sự xen phủ trục của 2 orbitan p chứa electron độc thân.
-
Câu 39:
Nguyên tố có năng lượng ion hoá nhỏ nhất là
A. Li
B. Na
C. K
D. Cs
-
Câu 40:
Tìm mệnh đề sai trong những mệnh đề sau:
A. Năng lượng để phá vỡ mạng lưới tinh thể của kim loại kiềm tương đối nhỏ.
B. Bán kính của các nguyên tử kim loại kiềm lớn hơn những nguyên tử của các nguyên tố khác cùng một chu kì.
C. Năng lượng ion hóa của các kim loại kiềm lớn nhất so với các nguyên tố cùng chu kì.
D. Năng lượng ion hóa của các kim loại kiềm lớn nhất so với các nguyên tố cùng chu kì.
-
Câu 41:
Chọn câu sai
A. Chất rắn kết tinh có cấu trúc mạng tinh thể xác định
B. Cấu trúc mạng tinh thể khác nhau thì có tính chất của chất kết tinh khác nhau
C. Các chất khác nhau có mạng tinh thể khác nhau
D. Cùng một chất mạng tinh thể phải giống nhau.
-
Câu 42:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở thể rắn, NaCl tồn tại dưới dạng tinh thể phân tử.
B. Photpho trắng có cấu trúc tinh thể nguyên tử.
C. Kim cương có cấu trúc tinh thể phân tử.
D. Nước đá thuộc loại tinh thể phân tử.
-
Câu 43:
Chọn nhận định đúng về tinh thể phân tử:
A. Tinh thể phân tử được hình thành từ lực tương tác giữa các phân tử
B. Tinh thể phân tử thường bền vững, khó nóng chảy, khó bay hơi.
C. Kim cương có kiểu mạng tinh thể phân tử.
D. Đồng có kiểu mạng tinh thể phân tử.
-
Câu 44:
Kim cương có mạng tinh thể là
A. mạng tinh thể nguyên tử
B. mạng lập phương
C. mạng tinh thể ion
D. mạng lục phương
-
Câu 45:
Chọn nhận định đúng về tinh thể phân tử:
A. Tinh thể phân tử được hình thành từ lực tương tác giữa các phân tử.
B. Tinh thể phân tử thường bền vững, khó nóng chảy, khó bay hơi.
C. Kim cương có kiểu mạng tinh thể phân tử.
D. Đồng có kiểu mạng tinh thể phân tử.
-
Câu 46:
Tính chất nào dưới đây là tính chất của hợp chất ion?
A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao
C. Hợp chất ion có dễ hoá lỏng
D. Hợp chất ion có có nhiệt độ sôi không xác định.
-
Câu 47:
Tìm định nghĩa sai về liên kết ion
A. Liên kết ion là liên kết giữa 2 nguyên tố có hiệu số độ âm điện > 1,7
B. Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa 2 ion mang điện tích trái dấu
C. Liên kết ion trong tinh thể NaCl là lực hút tĩnh điện giữa ion Na+ và ion Cl–
D. Liên kết ion là liên kết được hình thành do sự tương tác giữa các ion cùng dấu
-
Câu 48:
Liên kết hóa học được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu gọi là
A. liên kết cộng hóa trị.
B. liên kết ion.
C. liên kết kim loại.
D. liên kết hiđro.
-
Câu 49:
Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34,trong đó số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện.Nguyên tố R tạo với Cl hợp chất có liên kết là
A. Liên kết cộng hóa trị
B. Liên kết ion
C. Liên kết cho nhận
D. Liên kết phối trí
-
Câu 50:
Chất nào sau đây chứa liên kết ion (cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố như sau: N=3,04; C=2,55; H=2,20; K=0,82; Cl=3,16).
A. KCl
B. CH4
C. NH3
D. N2