Trắc nghiệm Liên kết ion Hóa Học Lớp 10
-
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tinh thể ion khá rắn chắc nhưng khá giòn.
B. Các hợp chất ion thường tan nhiều trong nước.
C. Ở trạng thái rắn, hợp chất ion dẫn điện tốt.
D. Ở trạng thái nóng chảy, hợp chất ion dẫn điện tốt.
-
Câu 2:
Trong tinh thể ion, giữa các ion có lực hút tĩnh điện rất mạnh nên các hợp chất ion thường là
A. hất rắn, dễ nóng chảy, dễ bay hơi ở điều kiện thường.
B. chất rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi ở điều kiện thường.
C. chất lỏng, khó bay hơi ở điều kiện thường.
D. chất lỏng, dễ bay hơi ở điều kiện thường.
-
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong tinh thể ion, các ion sắp xếp hỗn độn, không theo một trật tự xác định.
B. Trong tinh thể ion, ở các nút của mạng lưới là những ion dương và ion âm được sắp xếp luân phiên.
C. Trong tinh thể ion, số ion cùng dấu bao quanh một ion trái dấu phụ thuộc vào kiểu mạng lưới tinh thể, số điện tích và kích thước của ion.
D. Trong tinh thể ion, các ion liên kết chặt chẽ với nhau do sự cân bằng giữa lực hút (các ion trái dấu hút nhau) và lực đẩy (các ion cùng dấu đẩy nhau).
-
Câu 4:
Để tạo thành thành liên kết hóa học trong phân tử calcium chloride (CaCl2):
A. kim loại calcium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Ca+ và Cl-. Các ion này mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.
B. kim loại calcium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Ca2+ và Cl-. Các ion này mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.
C. kim loại calcium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Ca2- và Cl+. Các ion này mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.
D. kim loại calcium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Ca- và Cl+. Các ion này mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.
-
Câu 5:
Để tạo thành liên kết hóa học trong phân tử sodium chloride (NaCl):
A. kim loại sodium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Na+ và Cl-, các ion này mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.
B. kim loại sodium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Na- và Cl+, các ion này mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.
C. kim loại sodium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Na2+ và Cl-, các ion này mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.
D. kim loại sodium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Na+ và Cl2-, các ion này mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.
-
Câu 6:
Liên kết ion trong phân tử hay tinh thể được tạo thành
A. nhờ lực đẩy giữa các ion âm.
B. nhờ lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu.
C. nhờ lực đẩy giữa các ion dương.
D. giữa hai nguyên tử, trong đó có một nguyên tử nguyên tố oxygen.
-
Câu 7:
Nguyên tử S có Z = 16. Cấu hình electron của ion S2- là
A. 1s22s22p63s23p4.
B. 1s22s22p63s2.
C. 1s22s22p63s23p6.
D. 1s22s22p6.
-
Câu 8:
Nguyên tử Mg có Z = 12. Cấu hình electron của ion Mg2+ là
A. 1s22s22p63s2.
B. 1s22s22p63s1.
C. 1s22s22p6.
D. 1s22s22p63s23p2.
-
Câu 9:
Hoàn thành sơ đồ tạo thành ion sau: O +2e → ?
A. O2+.
B. O2-.
C. O-.
D. O+.
-
Câu 10:
Hoàn thành sơ đồ tạo thành ion sau: K →→ K+ + ?.
A. 1e
B. 2e
C. 3e
D. 4e
-
Câu 11:
Số đơn vị điện tích của ion âm (anion) bằng
A. số electron mà nguyên tử đã nhận.
B. số electron mà nguyên tử đã nhường.
C. số lớp electron của nguyên tử.
D. số phân lớp electron của nguyên tử.
-
Câu 12:
Số đơn vị điện tích của ion dương (cation) bằng
A. số electron của nguyên tử ban đầu.
B. số electron mà nguyên tử đã nhường.
C. số lớp electron của nguyên tử.
D. số neutron của nguyên tử.
-
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nguyên tử phi kim nhường electron để tạo thành ion mang điện tích âm (anion).
B. Nguyên tử phi kim nhận electron để tạo thành ion mang điện tích âm (anion).
C. Nguyên tử phi kim nhường electron để tạo thành ion mang điện tích dương (cation).
D. Nguyên tử phi kim nhận electron để tạo thành ion mang điện tích dương (cation).
-
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nguyên tử kim loại nhường electron để tạo thành ion mang điện tích dương (cation).
B. Nguyên tử kim loại nhận electron để tạo thành ion mang điện tích dương (cation).
C. Nguyên tử kim loại nhường electron để tạo thành ion mang điện tích âm (anion).
D. Nguyên tử kim loại nhận electron để tạo thành ion mang điện tích âm (anion).
-
Câu 15:
Hợp chất ion thường được tạo thành từ
A. kim loại điển hình với khí hiếm.
B. hai nguyên tố phi kim điển hình.
C. kim loại điển hình với phi kim điển hình.
D. hai nguyên tố kim loại điển hình.
-
Câu 16:
Hợp chất ion X được tạo bởi ion Na+ và ion đa nguyên tử CO32-. Cho 15,9 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
A. 1,12.
B. 4,48.
C. 5,60.
D. 3,36.
-
Câu 17:
Nguyên tử potassium có Z = 19, nguyên tử flourine có Z = 9. Hãy dự đoán về kiểu liên kết giữa flourine và potassium.
A. Liên kết cho – nhận.
B. Liên kết cộng hóa trị.
C. Liên kết ion.
D. Không xác định được.
-
Câu 18:
Ion R2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
A. Ô 20, chu kì 3, nhóm IIA.
B. Ô 20, chu kì 4, nhóm IIA.
C. Ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA.
D. Ô 18, chu kì 4, nhóm VIIIA.
-
Câu 19:
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
Hợp chất tạo nên bởi ion Fe3+ và O2- là hợp chất
(a) cộng hóa trị
(b) ion
(c) có công thức Fe2O3
(d) có công thức Fe3O2
A. (b) và (c).
B. (a) và (b).
C. (c) và (d).
D. (b) và (d).
-
Câu 20:
Ở điều kiện thường, hợp chất ion thường tồn tại ở dạng
A. khí.
B. lỏng.
C. tinh thể rắn.
D. rắn hoặc khí.
-
Câu 21:
Tinh thể ion là tinh thể được tạo nên bởi
A. các cation.
B. các anion.
C. các cation và anion.
D. các cation và anion Cl-.
-
Câu 22:
Phân tử nào dưới đây có chứa liên kết ion?
A. Cl2.
B. CaCl2.
C. HCl.
D. CO2.
-
Câu 23:
Giải thích sự hình thành liên kết giữa nguyên tử K và Cl nào dưới đây là đúng?
A. Nguyên tử K nhường 1 electron tạo thành cation K+, nguyên tử Cl nhận 1 electron tạo thành anion Cl-. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.
B. Nguyên tử K nhường 2 electron tạo thành cation K2+, nguyên tử Cl nhận 1 electron tạo thành anion Cl-. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.
C. Nguyên tử K nhường 1 electron tạo thành cation K+, nguyên tử Cl nhận 2 electron tạo thành anion Cl2-. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.
D. Nguyên tử K nhận 1 electron tạo thành cation K+, nguyên tử Cl nhường 1 electron tạo thành anion Cl-. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.
-
Câu 24:
Nguyên tử Al có Z = 13. Cấu hình electron của cation Al3+ là
A. 1s22s22p63s23p1.
B. 1s22s22p63s23p4.
C. 1s22s22p63s2.
D. 1s22s22p6.
-
Câu 25:
Nguyên tử oxygen (O) có Z = 8. Cấu hình electron của ion O2- là
A. 1s22s22p4.
B. 1s22s22p6.
C. 1s22s22p43s2.
D. 1s22s22p2.
-
Câu 26:
Phương trình nào dưới đây không đúng khi biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng?
A. Li → Li+ + 1e.
B. Al → Al3+ + 3e.
C. S → S2- + 2e.
D. Cl + 1e → Cl-.
-
Câu 27:
Hợp chất ion nào dưới đây được tạo nên từ các ion đa nguyên tử?
A. NH4NO3.
B. Na2CO3.
C. NaCl.
D. CuSO4.
-
Câu 28:
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Liên kết ion chỉ có trong hợp chất.
B. Các hợp chất được tạo nên từ cation và anion gọi là hợp chất ion.
C. Liên kết ion được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình.
D. Hợp chất KNO3 tạo nên bởi các ion đơn nguyên tử.
-
Câu 29:
Khi các phần tử mang điện tích trái dấu hút nhau tạo thành liên kết hóa học, năng lượng của hệ sẽ
A. tăng lên.
B. giảm đi.
C. không thay đổi.
D. tăng sau đó giảm đi.
-
Câu 30:
Liên kết ion được hình thành bởi
A. lực hút tĩnh điện giữa hai ion âm.
B. lực hút tĩnh điện giữa hai ion dương.
C. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
D. lực đẩy giữa các ion mang điện tích trái dấu.
-
Câu 31:
Tinh thể muối ăn không có tính chất nào sau đây?
A. Là chất rắn, cứng nhưng giòn
B. Dễ tan trong nước
C. Tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn điện.
D. Nhiệt độ nóng chảy thấp, dễ bay hơi.
-
Câu 32:
Các ion trong tinh thể được sắp xếp như thế nào?
A. Theo một trật tự nhất định trong không gian theo kiểu mạng lưới;
B. Sắp xếp hỗn độn không có trật tự nhất định;
C. Sắp xếp theo hình cầu
D. Sắp xếp theo hình vuông.
-
Câu 33:
Liên kết ion trong hợp chất KF được tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa
A. Cation K2+ và anion F2-;
B. Anion K+ và anion F-;
C. Anion K2+ và cation F-;
D. Cation K+ và anion F-.
-
Câu 34:
Chọn đáp án đúng khi nói về liên kết ion?
A. Liên kết ion có tính bão hòa, có tính định hướng;
B. Liên kết ion không có tính bão hòa, có tính định hướng;
C. Liên kết ion không có tính bão hòa, không có tính định hướng;
D. Liên kết ion có tính bão hòa, không có tính định hướng.
-
Câu 35:
Cho các hợp chất sau: NH3, MgO, HCl, K2SO4, H2O. Số hợp chất mà phân tử chứa liên kết ion là?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 36:
Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết ion?
A. H2, HCl, NaCl, FeO;
B. KCl, Al2O3, NaF, Ba(OH)2;
C. NH3, F2, HI, BaCl2;
D. MgO, CO2, N2, CH4.
-
Câu 37:
Cấu hình electron của ion Fe3+ là?
A. 1s22s22p63s23p63d5;
B. 1s22s22p63s23p63d64s2;
C. 1s22s22p63s23p63d64s24p3;
D. 1s22s22p63s23p63d44s1.
-
Câu 38:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nguyên tử nhường electron tạo thành anion hoặc nhận electron tạo thành cation;
B. Liên kết ion trong phân tử hay tinh thể được tạo thành nhờ lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu;
C. Liên kết ion thường tạo thành từ các nguyên tử kim loại điển hình và phi kim điển hình, phân tử thu được là hợp chất ion;
D. Các ion thường có cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm gần nhất với nguyên tố tạo thành ion đó trong bảng tuần hoàn.
-
Câu 39:
Liên kết ion được tạo thành là do
A. Lực hút của phân tử này với phân tử khác;
B. Lực hút của nguyên tử này với nguyên tử khác;
C. Lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu;
D. Lực hút của 2 cation hoặc 2 anion.
-
Câu 40:
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các hợp chất ion?
A. Các hợp chất ion không tan trong nước;
B. Khi tan trong nước, các ion bị tách khỏi mạng lưới tinh thể, chuyển động khá tự do và là tác nhân dẫn điện;
C. Ở trạng thái rắn các ion không di chuyển tự do được nên hợp chất ion ở trạng thái rắn thường không dẫn điện;
D. Ở trạng thái nóng chảy các ion có thể di chuyển khá tự do nên hợp chất ion khi nóng chảy dẫn điện.
-
Câu 41:
Tính chất nào không phải của các hợp chất ion?
A. Chất lỏng;
B. Khó nóng chảy;
C. Khó bay hơi ở nhiệt độ thường;
D. Khá giòn.
-
Câu 42:
Hợp chất nào sau đây có chứa liên kết ion?
A. HCl;
B. N2;
C. CO2;
D. BaCl2.
-
Câu 43:
Cặp chất nào sau đây có thể tạo thành hợp chất ion?
A. Na và Mg;
B. K và Cl;
C. Cl và S;
D. F và Br.
-
Câu 44:
Hợp chất ion thường được tạo thành giữa
A. Kim loại điển hình và phi kim điển hình;
B. Hai kim loại;
C. Hai phi kim;
D. Kim loại yếu và phi kim yếu.
-
Câu 45:
Liên kết hóa học trong tinh thể kim loại là liên kết
A. cộng hóa trị được hình thành bởi những cặp electron góp chung giữa hai nguyên tử kim loại
B. ion được hình thành giữa các phần tử tích điện trái dấu
C. được hình thành bởi quá trình cho và nhận các cặp electron giữa nguyên tử kim loại này với nguyên tử kim loại khác
D. đặc biệt giữa ion kim loại và electron tự do trong mạng tinh thể
-
Câu 46:
Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử K2S là liên kết
A. ion
B. cộng hoá trị phân cực
C. hiđro
D. cộng hoá trị không phân cực
-
Câu 47:
Cho các nguyên tử X, Y:
Tổng số các loại hạt cơ bản trong nguyên tử X là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10.
Kí hiệu của nguyên tử Y là \({}_9^{19}Y\)
Công thức hóa học và liên kết trong hợp chất tạo thành từ X và Y là
A. XY và liên kết cộng hóa trị
B. X2Y và liên kết ion
C. XY và liên kết ion
D. XY2 và liên kết cộng hóa trị
-
Câu 48:
Cho độ âm điện Cs : 0,79; H : 2,2; Cl: 3,16; S: 2,58; N: 3,04; O: 3,44 để xét sự phân cực của liên kết trong phân tử các chất sau : NH3 , H2S, H2O , CsCl . Chất nào trong các chất trên có liên kết ion
A. NH3
B. H2O
C. CsCl
D. H2S
-
Câu 49:
Hợp chất tạo thành giữa 2 nguyên tử ở trạng thái cơ bản có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2 và 2s22p5 thì liên kết giữa chúng sẽ là:
A. Liên kết cộng hóa trị có cực.
B. Liên kết cộng hóa trị không có cực.
C. Liên kết ion.
D. Liên kết kim loại.
-
Câu 50:
Điện hóa trị của Mg và Cl trong MgCl2 theo thứ tự là
A. 2 và 1
B. 2+ và 1–
C. +2 và –1
D. 2+ và 2–