Trắc nghiệm Liên kết cộng hóa trị Hóa Học Lớp 10
-
Câu 1:
Chất chứa liên kết cộng hóa trị phân cực là:
A. N2
B. HCl
C. Cl2
D. NaCl
-
Câu 2:
Với phân tử NH3 phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị phân cực
B. Liên kết trong phân tử là liên kết ion
C. Liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị không phân cực
D. Liên kết trong phân tử là liên kết cho – nhận
-
Câu 3:
Chỉ ra phát biểu sai về phân tử CO2
A. . Phân tử CO2 không phân cực.
B. Phân tử có cấu tạo góc.
C. Liên kết giữa nguyên tử O và C là phân cực.
D. Trong phân tử có hai liên kết đôi.
-
Câu 4:
Nước đá khô thường được dùng để làm lạnh, giữ lạnh nhằm vận chuyển và bảo quản các sản phẩm dễ hư hỏng vì nhiệt độ. Nước đá khô được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp thực phẩm, thủy hải sản và còn được dùng để bảo quản vắc xin, dược phẩm trong ngành Y tế – dược phẩm. Thành phàn nước đá khô là CO2, hãy chỉ ra nội dung sai.
A. Liên kết giữa nguyên tử oxi và cacbon là phân cực
B. Trong phân tử có hai liên kết đôi
C. Phân tử CO2 không phân cực
D. Phân tử có cấu tạo góc
-
Câu 5:
Cho dãy các chất sau: NH3, HCl, O2, Cl2, H2O, CO2. Số chất trong dãy mà phân tử không bị phân cực là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 6:
Trong số các chất sau: HF, CaO, CH4, N2, Số lượng các chất có liên kết cộng hóa trị và liên kết ion lần lượt là
A. 2 và 2.
B. 3 và 1.
C. 2 và 1
D. 1 và 3.
-
Câu 7:
Trong phân tử sẽ có liên kết cộng hoá trị phân cực nếu cặp electron chung...
A. ở giữa hai nguyên tử
B. lệch về một phía của một nguyên tử
C. chuyển hẳn về một nguyên tử
D. nhường hẳn về một nguyên tử
-
Câu 8:
Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết
A. hiđro
B. ion
C. CHT có cực
D. CHT không cực
-
Câu 9:
Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng
A. 1 electron chung.
B. sự cho nhận proton.
C. 1 hay nhiều cặp electron chung.
D. lực hút tĩnh điện.
-
Câu 10:
Cation R+ có e ngoài cùng là 2p6. Liên kết giữa R với oxi thuộc loại liên kết nào bên dưới?
A. Liên kết cộng hóa trị
B. Liên kết ion.
C. Liên kết cộng hóa trị có cực.
D. Liên kết cho–nhận.
-
Câu 11:
Liên kết trong HF, HCl, HBr, HI, H2O đều là loại gì?
A. liên kết ion.
B. liên kết cộng hóa trị có cực.
C. liên kết cộng hóa trị không cực.
D. liên kết đôi.
-
Câu 12:
P có thể tạo với Cl là PCl3 và PCl5 trong khi N tạo với Cl hợp chất NCl3 đó là do điều nào?
A. Nguyên tử nitơ có bán kính nguyên lử nhỏ hon photpho.
B. Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn hơn photpho.
C. Nguyên tử nitơ không có trạng thái kích thích trong khi photpho thì có.
D. Nguyên tử nitơ có điện lích hạt nhân bé hơn pholpho.
-
Câu 13:
Cho iot (1), kim cương (2), nước đá (3), muối ăn (4), silic (5). Tinh thể nguyên tử là các tinh thể lần lượt là gì?
A. (1), (2), (5).
B. (1), (3), (4).
C. (2), (5).
D. (3), 4).
-
Câu 14:
X có electron cuối cùng được phân bổ vào phân lớp 3p5. Y có electron cuối cùng được phân bổ vào phân lớp 3p3. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về X, Y bên dưới?
A. X có 15 proton trong hạt nhân.
B. Y có xu hướng nhường đi 3 eletron
C. X,Y tạo với nhau hợp chất có liên kết cộng hóa trị
D. X có xu hướng nhận thêm 3 eletron.
-
Câu 15:
Công thức phân tử của M là công thức nào sau đây biết hợp chất M tạo bởi 2 nguyên tố X và Y trong đó X, Y có số oxi hóa cao nhất trong các oxit là +nO, +mO và có số oxi hóa âm trong các hợp chất với hiđro là –nH, –mH và thoả mãn điều kiện |nO| = |nH|; |mO| = 3|mH|.
A. X2Y.
B. XY2.
C. XY.
D. X2Y3.
-
Câu 16:
Độ phân cực trong các phân tử theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải?
A. HI, HBr, HCl
B. HI, HCl, HBr
C. HCl, HBr, HI
D. HBr, HI, HCl
-
Câu 17:
Vì sao ở điều kiện thường N2 có tính oxi hoá kém Cl2 nhưng chúng lại có độ âm điện xấp xỉ nhau?
A. Do Clo có phân tử khối lớn hơn so với N2.
B. Clo có nhiều electron hơn.
C. Do N2 có liên kết ba bền vững, nên tính oxi hóa yếu.
D. Do N2 có ít proton hơn.
-
Câu 18:
Trong KHS sẽ có loại liên kết nào?
A. Liên kết ion và cho nhận
B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực
C. Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị không phân cực.
D. Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị phân cực.
-
Câu 19:
Số liên kết xích ma của etilen; axetilen; metan lần lượt là gì?
A. 3; 5; 9
B. 5; 3; 4
C. 4; 2; 6
D. 4; 3; 6
-
Câu 20:
Tổng số các hạt trong phân tử T có công thức phân tử XY2 là 66, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của Y nhiều hơn X là 4. Số hạt trong Y nhiều hơn số hạt trong X là 6 hạt. Trong T chỉ chứa loại liên kết nào?
A. Liên kết cộng hóa trị.
B. Liên kết ion
C. Liên kết cho nhận
D. Liên kết cộng phối trí.
-
Câu 21:
X, Y, Z có điện tích hạt nhân là 9, 19, 8. Nếu mà X và Y; Y và Z; X và Z thì các cặp nào sau đây có liên ion?
A. Cặp X và Z.
B. Cả 3 cặp.
C. Cặp X và Y, cặp X và Z.
D. Cặp X và Y, cặp Y và Z.
-
Câu 22:
X và Y có chung cấu hình electron 1s22s22p6. Tổng số hạt proton, nơtron, electron X và Y lần lượt là 92 và 60. X và Y lần lượt là gì?
A. MgO; MgF2
B. MgF2 hoặc Na2O; MgO
C. Na2O; MgO hoặc MgF2
D. MgO; Na2O.
-
Câu 23:
XY32- có tổng số hạt mang điện là 62. Số hạt mang điện trong Y nhiều hơn hạt mang điện X là 2. Nhận định nào sau đây là sai về X, Y?
A. Y là nguyên tố thuộc chu kì 2.
B. X là nguyên tố cacbon.
C. Trong phân tử hợp chất giữa Na, X,Y vừa có liên kết ion vừa có liên kết cộng hóa trị.
D. Hợp chất tạo giữa X và Y có dạng XY2 thì số proton là 32
-
Câu 24:
R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34, số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện. R tạo với Cl có liên kết là?
A. Liên kết cộng hóa trị
B. Liên kết ion
C. Liên kết cho nhận
D. Liên kết phối trí
-
Câu 25:
Nếu lí do tại sao so với N2, khí NH3 tan được nhiều trong nước?
A. NH3 có liên kết cộng hóa trị phân cực.
B. NH3 tạo được liên kết hiđro với nước.
C. NH3 có phản ứng một phần với nước.
D. trong phân tử NH3 chỉ có liên kết đơn.
-
Câu 26:
Liên kết X và Y trong XY32- thuộc loại liên kết nào trong 4 loại dưới ?
A. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. Liên kết ion.
D. Liên kết cho - nhận.
-
Câu 27:
AB2 có tổng số hạt mang điện bằng 64. Trong đó, hạt mang điện A nhiều hơn hạt mang điện B là 8. Phân tử AB2 có liên kết gì?
A. ion.
B. cộng hóa trị.
C. phối trí.
D. liên kết kim loại
-
Câu 28:
Cấu hính e của X- biết nó có tổng số các hạt bằng 53, số hạt mang điện chiếm 66,04%?
A. 1s22s22p63s23p5.
B. 1s22s22p63s23p6.
C. 1s22s22p63s23p4.
D. 1s22s22p6.
-
Câu 29:
Cation X+ do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố hóa học tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11. Công thức của X+ là:
A. NH4+
B. NH3Cl+
C. Al(OH)4+
D. Ba(OH)4+
-
Câu 30:
Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau về cấu trúc phân tử?
A. NH3 có cấu trúc tam giác đều
B. CO2 và SO2 đều có cấu trúc thẳng
C. CO2 và BeCl2 đều có cấu trúc tam giác cân.
D. CH4 cấu trúc tứ diện đều.
-
Câu 31:
Chọn câu sai về tinh thể nguyên tử và phân tử?
A. Kim cương thuộc loại tinh thể nguyên tử.
B. Trong tinh thể nguyên tử, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
C. Liên kết trong tinh thể nguyên tử rất bền.
D. Tinh thể nguyên tử có nhiệt độ nóng chảy và sôi thấp.
-
Câu 32:
X và Y thuộc nhóm A; X có 7 electron trên các phân lớp s, Y có 17 electron trên các phân lớp p. Công thức tạo bởi X và Y; liên kết hóa học trong hợp chất sẽ là gì?
A. XY; liên kết ion.
B. Y2X; liên kết ion.
C. X5Y; liên kết cộng hoá trị.
D. X7Y; liên kết cộng hoá trị.
-
Câu 33:
Chất có liên kết đơn trong phân tử?
A. C2H3Cl.
B. C2H4
C. CH4
D. C2H2
-
Câu 34:
X có electron cuối cùng thuộc phân lớp s, Y có electron cuối cùng thuộc phân lớp p. X,Y đều thuộc nhóm A. Biết rằng tổng electron của X và Y là 20. Bản chất của X – Y là gì?
A. Sự góp chung đôi electron.
B. Sự góp đôi electron từ một nguyên tử.
C. Sự tương tác yếu giữa hai nguyên tử có chênh lệch độ âm điện lớn.
D. Lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu
-
Câu 35:
Hợp chất tạo thành bằng sự xen phủ trục là gì ?
A. C2H6
B. N2
C. CO2
D. SO2
-
Câu 36:
XY3 có tổng proton, nơtron và electron bằng 196, hạt mang điện nhiều hơn không mang điện 60. Tổng số hạt trong Y- nhiều hơn trong X3+ là 16. Liên kết giữa X và Y trong phân tử XY3 thuộc loại liên kết nào ?
A. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. Liên kết ion.
D. Liên kết cho – nhận.
-
Câu 37:
Trong oxit cao nhất M chiếm 71,43% khối lượng, còn X chiếm 40% khối lượng trong đó M thuộc nhóm IIA, X thuộc nhóm VIA, liên kết giữa X và M thuộc loại liên kết?
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hoá trị.
C. Liên kết cho nhận
D. Liên kết ion, liên kết cộng hoá trị.
-
Câu 38:
Liên kết trong Cl2 được hình thành bởi quá trình nào?
A. Sự xen phủ trục của 2 orbitan s.
B. Sự xen phủ bên của 2 orbitan p chứa electron độc thân.
C. sự cho - nhận electron giữa 2 nguyên tử clo.
D. Nhờ sự xen phủ trục của 2 orbitan p chứa electron độc thân.
-
Câu 39:
Liên kết hóa học trong monooxit của X là gì biết tổng số hạt p, n, e là 18?
A. liên kết ion.
B. liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. liên kết cộng hóa trị không phân cực.
D. liên kết cho nhận.
-
Câu 40:
X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hóa học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết nào bên dưới?
A. kim loại.
B. cộng hóa trị.
C. ion.
D. cho – nhận.
-
Câu 41:
Tổng proton, nơtron, electron của R thuộc nhóm VIIA là 28 thì CT của R với hidro là gì?
A. HF
B. HCl
C. SiH4
D. NH3
-
Câu 42:
Có mấy liên kết π và σ trong C2H4 ?
A. 1 và 5
B. 2 và 5
C. 1 và 4
D. 2 và 4
-
Câu 43:
Số hạt proton của M, X và liên kết trong hợp chất M2X lần lượt là gì biết:
- Tổng số proton trong hợp chat M2X bằng 46.
- Trong hạt nhân của M có n – p = 1, trong hạt nhân của X có n’ = p’.
- Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm 8/47 khối lượng phân tử.
A. 19, 8 và liên kết cộng hóa trị
B. 19, 8 và liên kết ion
C. 15, 16 và liên kết ion
D. 15, 16 và liên kết cộng hóa trị
-
Câu 44:
Dãy có liên kết π trong phân tử là dãy nào trong 4 dãy?
A. C2H4, O2, N2, H2S
B. CH4, H2O, C2H4, C3H6
C. C2H4, C2H2, O2, N2
D. C3H8, CO2, SO2, O2
-
Câu 45:
Góc liên kết của H2O bằng 104,5o do nguyên tử Oxi ở trạng thái lai hoá nào?
A. sp
B. sp2
C. sp3
D. không xác định
-
Câu 46:
Trong phân tử nào sau đây chỉ tồn tại liên kết đơn : N2, O2, F2, CO2 ?
A. N2
B. O2
C. F2
D. CO2
-
Câu 47:
Hoàn thành ý : “Bán kính nguyên tử...(1) bán kính cation tương ứng và ... (2) bán kính anion tương ứng”.
A. (1) : nhỏ hơn, (2) : lớn hơn.
B. (1): lớn hơn, (2) : nhỏ hơn.
C. (1): lớn hơn, (2) : bằng.
D. (1) : nhỏ hơn, (2) : bằng.
-
Câu 48:
Độ phân cực của (1) MgO; (2) Al2O3; (3) SiO2; (4) P2O5 tăng dần từ trái qua phải?
A. (3), (2), (4), (1)
B. (1), (2), (3), (4)
C. (4), (3), (2), (1)
D. (2), (3), (1), (4)
-
Câu 49:
Chất không lai hóa sp trong ptử?
A. HClO
B. C2H2
C. BeBr2
D. BH3
-
Câu 50:
Chất có góc liên kết 120o là gì?
A. H2S
B. BH3
C. CH4
D. H2O